-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học Văn 11 Chân trời sáng tạo.
Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ) 16 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học Văn 11 Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ) 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Thực hành tiếng Việt trang 70
Câu 1: Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói chung trong các trường hợp đó. Bài làm
Ví dụ: ÔNG GIUỐC-ĐANH – A! Bác đã tới đấy à? Tối sắp phát khùng lên vì bác đây.
PHÓ MAY - Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai
chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi
khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.
PHÓ MAY - Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ....
-> Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật
trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói
chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu
hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.
Câu 2: Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những
đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
a.- Tươm rồi đấy, anh - Cô gái nói trong bóng tối.
- Cảm ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
- Ô Kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em? Tôi cười, không đáp.
- À, em biết rồi. Anh toạ độ chứ gì mà. Các ảnh bộ đội chuyên thế. Cứ
gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thể nào cũng trúng, chứ gì?
- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế
đâu, đoán mò sao được. (Bảo Ninh, Giang)
b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay sờ trán lia lịa.
- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể
bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
- Tía ơi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mìm cười, khoát khoát tay:
- Đừng! Không nên giết ong, son à! Để tía đuổi nó cách khác...
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Bài làm Đặc điểm là :
Cả hai đoạn trên đều là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó
người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau và có thể luân
phiên nhau trong vai trò nghe và nói.
Rất đa dạng về ngữ điệu. Từ các câu văn trên mà có thể biết người nói
có cảm xúc gì, nội dung đó có quan trọng như thế nào ->. góp phần bổ
sung và bộc lộ thông tin.
Sử dụng từ ngữ đa dạng, tự do ngôn luận, có nhiều lớp từ ngữ mang tính
khẩu ngữ, có cả từ ngữ địa phương như tươm,....
Câu 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi Dậy giữ áo kẻo bọ, Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời
nói của nhân vật trong văn bản truyện và vấn bản truyện thơ. Bài làm
a, Lời của nhân vật trong đoạn trích trên mang đặc điểm của ngôn ngữ
nói. Vì đoạn trích trên sử dụng khẩu ngữ.
b, Lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ khác
nhau: Khi đọc truyện, để nhận ra ngôn ngữ nhân vật, ta thường dựa vào
những dấu hiệu hình thức như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có
gạch đầu dòng; câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm. Còn
trong văn bản truyện thơ thì lời nói thường đi cùng dấu châm than và sử
dụng khẩu ngữ, dễ phân biệt.
Câu 4: Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở
mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm
của ngôn ngữ nói không? Vì sao? Bài làm
Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói. Vì nó
đã nêu lên một số đặc điểm như:
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện
trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ
ngữ chêm xen, đưa đẩy,...
- Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
Câu tỉnh lược thường được dùng, để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong,
nhiều trường, hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do
người nói vừa nghỉ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người
nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mất, cử chỉ, điệu bộ,... Lưu ý:
- Nói và đọc (thành tiếng) một vấn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng)
bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng
những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn
ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.
- Ngôn ngữ nói có thể được phi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn
đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,....
Từ Đọc đến Viết
Câu hỏi: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một
nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất. Bài làm
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu
sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò
chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến
thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một
đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”,
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ
đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết:
“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi
được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới
ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn
thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi
đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là
bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về
tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
-------------------------------