-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 88 - Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 88 - Chân trời sáng tạo 6 được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 10: Mẹ thiên nhiên (CTST) 14 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 88 - Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 88 - Chân trời sáng tạo 6 được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 10: Mẹ thiên nhiên (CTST) 14 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 88)
Câu 1. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng
năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là
giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các
hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí
kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường;
trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường;
khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp
từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn
ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi
trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi
trường; khuyến khích tái chế rác thải.
- Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong
một phép liệt kê phức tạp.
Câu 2. Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dấu chấm phẩy được không? Vì sao?
Trải Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm
bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ
mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,...
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu,
Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Không cần thiết phải sử dụng dấu chấm phẩm trong trường hợp này, vì đây chỉ
là một phép liệt kê đơn giản.
Câu 3. Em hãy đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái
Đất - mẹ của muôn loài và cho biết:
a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?
Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: hình ảnh, đề mục.
b. Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác
dụng minh họa cho những nội dung nào của văn bản này?
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng
minh họa cho nghi thức cúng Thần Lúa. Viết ngắn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên
nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy. Gợi ý: Mẫu 1
Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía
phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu
khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau
một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên
cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió; màu lúa chín
vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời.
Chiều xuống, các bác nông dân đang hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc
vất vả. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.
Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy: Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng
đang đung đưa theo gió; màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương
lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Mẫu 2
Buổi sáng mùa xuân trên quê hương em thật đẹp. Không khí rất trong lành và
mát mẻ. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài.
Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt
đất. Hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến
những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành
biết bao. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mây thì dạo chơi quanh những
ngọn núi phía xa. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Khu vườn
trước nhà tràn ngập sắc xanh: màu xanh của thảm cỏ; màu xanh của lá cây; màu
xanh của những trái cây chưa chín. Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh
thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc.
Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ… của
những người đi học, đi làm. Khi được ngắm nhìn quê hương lúc này, em cảm
thấy cô cùng hạnh phúc.
Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy: Khu vườn trước nhà tràn ngập sắc xanh: màu
xanh của thảm cỏ; màu xanh của lá cây; màu xanh của những trái cây chưa chín. Mẫu 3
Hồ Gươm là một điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Hồ nằm ở quận
Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt.
Thỉnh thoảng, gió khẽ thổi khiến mặt hồ gợn sóng. Cây cối được trồng quanh hồ
rất tươi tốt, tỏa bóng mát xuống mặt hồ. Ở chính giữa hồ là tháp Rùa rêu phong.
Phía xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con tôm; qua cầu Thê Húc là đến đền
Ngọc Sơn cổ kính. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh
giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy. Nơi đây cũng thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.
Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy: Phía xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con
tôm; qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính.