Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ sách CTST

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ sách CTST vừa được VietJack sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Đây là tài liệu tham khảo giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để soạn bài của mình nhé.

Son bài Thuyết trình v mt vấn đề xã hi có kết hp s
dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ng sách CTST
Nói
Thuyết trình v mt trong nhng vấn đề sau (có s dng kết hợp phương tiện giao
tiếp ngôn ng với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ng):
- Tm quan trng ca động cơ học tp;
- ng x trên không gian mng;
- Quan nim v lòng v tha;
- Th hiếu ca thanh niên ngày nay,...
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đ.
- Xác định đối tượng người nghe, không gian và thi gian thuyết trình.
- Trưc khi nói cn chun b kĩ dàn ý, các ý chính ca bài nói.
- Ging nói dõng dạc, âm độ va phi, mắt luôn hướng v ngưi nghe.
Li gii chi tiết:
Dàn ý
1. M đầu
- Gi li chào. Gii thiu bn thân.
- K mt câu chuyện liên quan đến vấn đề thuyết trình để dn dt: Động hc
tp.
2. Ni dung
- Trưc khi thuyết trình tng ni dung c th, khuấy động lp hc bng câu hi
khảo sát người nghe v động học tp. (Ví dụ: Động học tp ca bn gì?;
“Theo bạn, động cơ học tp có quan trng không?; ...).
- Khi thuyết trình, cn s dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ng (c ch, nét
mt, ...)
- Lần lượt thuyết trình theo tng ni dung c th:
a. Thế nào là động cơ hc tp?
T khái nim động cơ để làm rõ khái nim v động cơ học tp.
b. Động cơ học tp được hình thành như thế nào?
- Đưc hình thành dn dn trong quá trình hc tp ca hc sinh.
- Có th chia làm hai loại: động bên ngoàiộng cơ xã hội) động cơ bên trong
ộng cơ hoàn thiện tri thc).
c. Tm quan trng của động cơ học tp
Động học tập đúng đn s kích thích tinh thn hc hi ca hc sinh. T đó nâng
cao hiu qu và kết qu ca vic hc.
d. Cần làm gì để ch thích động cơ học tp ca hc sinh
- Đưa ra trách nhiệm ca bản thân, gia đình và nhà trưng.
3. Phn kết
- Tng kết li vấn đ.
- Gi li cảm ơn đến người nghe.
- Lng nghe ý kiến nhn xét, góp ý, thc mc ca ngưi nghe.
Bài nói chi tiết
Chào thy/cô các bn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin đưc
phép thuyết trình v mt vấn đề khá quan trọng đối vi hc sinh chúng ta.
Tôi tng nghe mt câu chuyn rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rng,
đôi bạn rt thân, t nh đã sng học hành bên nhau. Tuy nhiên hai ngưi chút
khác bit một người thì siêng năng học hành, còn một ngưi thì không chú tâm
đủ cho vic hc. Nên trong k thi kén chn nhân tài ca nhà vua, ngưi hc trò
siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn ngưi bạn kia không được đành ôm nỗi
bun mà v quê nhà. Tân trng nguyên rt vui vì thành qu sau bao năm đèn sách đã
thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rt buồn người bn chí cốt không đỗ đạt
cùng mình. Vi nim hy vng lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc
đáo để khích ltạo động lc cho bn là không nhận người kia là bn na, xa lánh,
coi thưng và k c vic dùng nhng li l thm t để mt sát anh bn kia na. Cách
xử đó đã làm ngưi bn kia rt tc gin t nh : anh nghĩ anh được làm
quan là ghê ghm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm
sau anh đã trong đợt thi trng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bng vàng vi danh
hiu Trng nguyên cùng s điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gp li người bạn
năm nào đã ph bạc mình đ “tr đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mi nhn ra
tm chân tình của ngưi bn giành cho anh. Thế t đó mối thâm tình ca hai
người lại càng sâu đậm hơn. Đây qumt nh bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng
muốn có. Nhưng điều tôi mun nhn mnh đây không phải tình bn
nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thi gian không dài lắm đã biến một con người
i biếng, không ctiến th tr thành mt trng nguyên xuất chúng như vậy?
Hay nói cách khác, u chuyện trên đã phản ánh mt vấn đề hội đó tầm quan
trng ca động cơ hc tp.
Tôi xin phép đưc kho sát mt s bạn. Động học tp ca bn gì?;
“Theo bạn, động cơ học tp có quan trng không?
Theo J. Piaget, “Động tất c các yếu t thúc đẩy th hoạt động nhm
đáp ng nhu cầu định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động
học tp cái vic hc ca h phải đạt được để tha mãn nhu cu ca mình.
Nói ngn gn, hc viên học cái thì đó động học tp ca hc viên”. Từ mt
s kết qu tìm hiểu đưc, tóm lại, động hc tp chính yếu t định hướng, thúc
đẩy hoạt động hc tp, phản ánh đối ng kh năng thỏa mãn nhu cu chiếm
lĩnh tri thức của người đọc. Bi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đc bit quan
trng trong sut quá trình hc tp ca mỗi ngưi.
Vậy, động học tập được hình thành như thế nào? Động học tp không
sn hay t bộc phát được hình thành dn dn trong quá trình hc tp ca mi
hc sinh. Nhu cu gii quyết mâu thun gia một bên là “phải hiu biết” và một bên
là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình
thành động học tập. Ngoài ra, động nói chung động học tp nói riêng
cũng thường có mi liên h mt thiết vi hng thú của con người. Theo tôi, động cơ
hc tập đưc chia thành hai loại: động bên ngoài (động hội) động
bên trong ộng hoàn thin tri thức). Động hội chính nhng yếu t bên
ngoài tác động đến ngưi hc (b mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động này thường
mang yếu t áp lc hơn bởi đôi khi mt s trưng hp s mang tính chất cưỡng
chế (ví d: kết qu hc tập không đáp ứng được nhu cu ca b mẹ). Động cơ n
trong là t bản thân người hc to ra hng thú trong vic hc ca mình (c gng hc
để đạt điểm cao, để hin thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cnh c thể, hai động
này sẽ xut hiện đồng thi bi chúng mi liên h với nhau. Động hội
“bám vào”, hiện thân” trên động hoàn thin tri thc, tr thành mt b phn ca
động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động hoàn thiện tri thc vn đóng vai trò
chính.
Động cơ học tp có tm quan trọng như thế nào? Đối vi hc sinh, vic hc
quan trng nht. Bi hành trang tri thc hành trang vng chãi, thiết thc cn
thiết nhất trên con đường thành công. Bt k làm vic gì, khi chúng ta hng thú,
mi vic mi đưc tiến hành mt cách nhanh chóng nht. Chính vì vậy, động cơ học
tp chính yếu t then cht to nên hng thú hc tp cho hc sinh. Nếu đưc
những động học tp phù hp, vic hc s không còn áp lc vi mi hc sinh,
chúng s thấy đó điều thú v cn phi chinh phục được. T đó, kết qu hc tp s
được ci thin rt nhiu.
Tuy nhiên, để kích thích s hng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”.
Trưc hết, mi hc sinh cn ý thức được tm quan trng ca vic hc, cn mc
tiêu rõ ràng (Đt câu hi “Học để m gì?”), có phương pháp hc tập đúng đắn. Vic
t hoàn thiện mình như vậy cũng yếu t quan trọng để khơi dậy động học tp
cho hc sinh. Bên cạnh đó, vic h tr ca ph huynh và giáo viên cũng rt cn thiết.
Cha m cn gii thích rõ cho con hiu v li ích ca vic hc và tác hi nếu như con
người không tri thc để to một động học tp tích cực cho con. Đặc bit, ph
huynh không nên s dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến b hơn
bi phn ln s sinh ra mt trái s đố k ch không phi s c gng. Giáo viên
hãy tăng hứng thú trong mi gi hc bng li ging truyn cảm, đôi khi pha chút thú
vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy đ hc sinh tìm kiếm đưc những điều
mi l trong nhng trang sách.
Vi tt c những điều đã phân tích trên, theo tôi, t mỗi người hãy đề ra cho
mình cách hc và mục đích học đúng đắn, xác thc; c gắng để đạt được thành công
đó. Đng thi, cha m giáo viên cũng chính những bước đm quan trọng đ
giúp con tìm ra động học tập. như vậy, vic học đối vi mi hc sinh s
không còn là ác mng.
Bài thuyết trình đến đây kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lng nghe ca thy/cô
tt c các bn. Tôi rt mong nhận được s góp ý ca mi người để phn thuyết
trình của mình được hoàn thiện hơn.
Nghe
c 1: Chun b nghe
Phương pháp giải:
- Tìm hiu v các kiến thc liên quan đến truyn k s được nghe.
- Chun b giấy, bút đ ghi chép.
c 2: Lng nghe và ghi chép
Phương pháp giải:
- Tp trung lắng nghe bài đánh giá.
- Ghi chép ngay nhng thc mc, nhng câu hi mun trao đổi với người nói v bài
đánh giá.
c 3: Trao đi, nhn xét, đánh giá
Phương pháp giải:
- Gi li cảm ơn trưc khi muốn trao đổi với người nói.
- Đưa ra những li nhn xét, thc mặc, trao đi ca mình với người nói bng mt
giọng điệu nh nhàng và thái độ tôn trng.
- Chú ý: không nên quá áp đặt quan đim nhân, cái nhìn ch quan ca mình lên
bài đánh giá của ngưi nói.
| 1/5

Preview text:


Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử
dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ sách CTST Nói
Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (có sử dụng kết hợp phương tiện giao
tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ):
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,... Phương pháp giải: - Đọc kĩ đề.
- Xác định đối tượng người nghe, không gian và thời gian thuyết trình.
- Trước khi nói cần chuẩn bị kĩ dàn ý, các ý chính của bài nói.
- Giọng nói dõng dạc, âm độ vừa phải, mắt luôn hướng về người nghe.
Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở đầu
- Gửi lời chào. Giới thiệu bản thân.
- Kể một câu chuyện có liên quan đến vấn đề thuyết trình để dẫn dắt: Động cơ học tập. 2. Nội dung
- Trước khi thuyết trình từng nội dung cụ thể, khuấy động lớp học bằng câu hỏi
khảo sát người nghe về động cơ học tập. (Ví dụ: Động cơ học tập của bạn là gì?;
“Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?; ...).
- Khi thuyết trình, cần sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, ...)
- Lần lượt thuyết trình theo từng nội dung cụ thể:
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong
(động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng
cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường. 3. Phần kết
- Tổng kết lại vấn đề.
- Gửi lời cảm ơn đến người nghe.
- Lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý, thắc mắc của người nghe. Bài nói chi tiết
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được
phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.
Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có
đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút
khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm
đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò
siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi
buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã
thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt
cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc
đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh,
coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách
cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm
quan là ghê ghớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm
sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh
hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ
năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra
tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai
người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng
muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là
nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người
lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy?
Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan
trọng của động cơ học tập.
Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?;
“Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?
Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm
đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động
cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một
số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc
đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm
lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không
có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi
học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên
là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình
thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng
cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ
học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ
bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên
ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường
mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng
chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên
trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học
để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động
cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội
“bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của
động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là
quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần
thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú,
mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học
tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được
những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh,
chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ
được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”.
Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục
tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc
tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập
cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết.
Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con
người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ
huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn
bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên
hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú
vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều
mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho
mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công
đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để
giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô
và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết
trình của mình được hoàn thiện hơn. Nghe Bước 1: Chuẩn bị nghe Phương pháp giải:
- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến truyện kể sẽ được nghe.
- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép Phương pháp giải:
- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá Phương pháp giải:
- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.
- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một
giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.
- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên
bài đánh giá của người nói.