Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận chi tiết - Ngữ văn 8

Hai yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn nghị luận được rõ ràng, sinh động và tính thuyết phục được nâng cao và mạnh mẽ hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận chi tiết - Ngữ văn 8

Hai yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn nghị luận được rõ ràng, sinh động và tính thuyết phục được nâng cao và mạnh mẽ hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

23 12 lượt tải Tải xuống
Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị
luận chi tiết
Nghị luận là gì? Văn nghị luận là gì?
Nghị luận là một dạng văn bản, phương thức biểu đạt với nội dung chủ yếu gồm một tác phẩm văn
học, đời sống, xã hội,... Tồn tại với mục đích cung cấp cho người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của
bản thân mang tính thuyết phục cao về vấn đề nghị luận. Đó còn thể những tâm huyết
người viết, người nói muốn truyền tải tới mọi người về một vấn đề.
Văn nghị luận dạng nghị luận dưới hình thức bài viết. Tác giả sẽ dùng những lẽ, lập luận, dẫn
chứng để tạo thành những luận điểm để đưa đến những thông tin mang tính thuyết phục tới người
nghe, người đọc thấy được những quan điểm của tác giả muốn hướng tới. Văn nghị luận thường
được viết ra nhằm người nghe người đọc thể hiểu được những vấn đề, tưởng quan điểm người
viết muốn nói tới, từ đó tin tưởng, tán thành và đồng hành với người viết.
Soạn bài m hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Câu 1
Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận (trang.116 - SGK). Cho biết tác dụng
của chúng.
Đoạn văn:
Sắp trung thu. Trời xBắc hẳn trong, trăng hẳn tròn sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị
giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn
là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của
bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay
bên cạnh cửa sổ lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm
lòng không đậu, người tù phải thốt lên:
"Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
... Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây
giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu thán đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng
dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữ, bối rối, xao xuyến. ăm ắp nh tứ, rạo rực, muốn
yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình
trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người như vậy nhưng người đành như phải
làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt
dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.
(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Câu trả lời:
Những yếu tố tự sự, miêu tả có trong đoạn văn trên là:
- Yếu tố tự sự:
Kể thời gian: sắp trung thu, mười mấy ngày qua, đêm nay rất đẹp, trong lòng rạo rực bao nỗi
niềm
Kể sự việc, sự vật: trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ cớ, cái khẳng định mình vẫn
khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của
bộ mặt nhà giam
=> Qua yếu tố tự sự, thấy rõ được hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả.
- Yếu tố miêu tả:
Miêu tả ánh trăng: trời trong, trăng tròn sáng, bao la, huyền ảo, vỗ về bên cửa sổ, lồng bóng
cây
Miêu tả tâm trạng: tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến, ăm ắp, tình tứ, rạo
rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, giãi bày, bộc lộ
=> Cảm nhận được hơn những chiều sâu tâm tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng
gợi lên nhiều sự đồng cảm, liên tưởng,...
Những yếu tố miêu tả về trăng cũng như kết hợp với biểu cảm tâm trạng giúp cho người đọc hiểu
hơn, cảm nhận được những tâm hồn thi nhân cảm nhận được. Đó là khung cảnh đêm trăng
đẹp, đêm trăng lành, đó là tâm hồn phơi phới của Bác, nhưng cũng là những nỗi lo cho quê hương
đất nước, khi nh bị vướng vào cảnh ngục tù. Các yếu tố tự sự và miêu ty giúp ta hiểu hơn
tình yêu Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng nhiều như thế nào.
Câu 2
Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài "Nêu ý kiến của em về vđẹp của bài ca dao Trong đầm gì
đẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự miêu tả vào bài làm không? Vì sao?
Câu trả lời:
Câu trả lời CÓ. Rất cần những yếu tố tự sự miêu tả , đặc biệt yếu tố miêu khi làm vẻ
đẹp cũng như giá trị của hoa sen trong bài văn theo đề bài.
Vì khi làm đề văn nghị luận này cần lột tả được những điểm nổi bật của sen như lá sen, bông sen,
nhụy vàng. Miêu tả không chỉ từ màu sắc, hương thơm mà còn cảnh đẹp của cả một đầm sen.
Không chỉ tả mà còn cần tự sự về lý do ra đời của bài ca dao, những kỷ niệm, câu chuyện gắn với
sen lưu truyền trong dân gian hay những bài ca dao, tục ngữ, hò vè khác của Việt Nam chúng ta.
Mục tiêu bài học Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận
- Về kiến thức trong bài học:
Người học phải thấy được, nắm vững vai trò của các yếu tố tự sự miêu tả trong một bài văn
nghị luận; hiểu được những yêu cầu cần thiết về việc đưa các yếu tố tự smiêu tả vào bài văn nghị
luận.
-Về kĩ năng:
Người học phải hiểu và biết cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận một cách
hợp lý.
Kiến thức cơ bản cần nắm vững về yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận
Văn nghị luận không chỉ có những yếu tố biểu cảm còn cần sự bổ trợ của những yếu tố khác
là tự sự và miêu tả.
Yếu tố tự sự yếu tố dùng chủ yếu trong việc trình bày một hoặc một chuỗi các sự việc để dẫn
đến kết quả. Còn yếu tố miêu tả là yếu tố dùng trong việc giúp người nghe, người đọc hình dung,
hiểu được những đặc điểm, tính chất, tâm trạng của một vật một người hoặc cảnh vật,... Làm cho
chúng hiện lên trước mắt người đọc qua sự liên tưởng, trí tưởng tượng. Từ đó cùng với yếu tố biểu
cảm đóng vai trò quan trọng trong một bài văn nghị luận, giúp cho bài văn trở nên cụ thể, truyền
cảm và có sức thuyết phục hơn.
Tuy nhiên trong văn bản nghị luận, yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả những yếu tố phụ. Vậy nên,
cần phải thông minh và sáng suốt trong việc sử dụng. Cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng định
hướng như vậy mới tăng được tính thuyết phục, nâng cao, phát huy hết được chức năng của hai
yếu tố mà không làm câu văn lủng củng, làm vỡ mạch lập luận của bài văn nghị luận.
Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Văn nghị luận cần phải có yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả
- Hai yếu tố tự sự miêu tả vai trò giúp cho việc trình y luận cứ trong văn nghị luận được
rõ ràng, sinh động và tính thuyết phục được nâng cao và mạnh mẽ hơn.
- Các yếu tố y sđược dùng trong luận cứ để làm luận điểm làm mạch lạc câu văn trong
bài văn nghị luận
- Cần bổ sung yếu tố miêu tả và tự sự để bổ trợ bổ sung các luận điểm. Tuy nhiên không được lạm
dụng vì đây không phải đích của văn nghị luận.
Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận
Bước 2: Xây dựng các luận điểm
Bước 3: Tìm và sắp xếp luận cứ
Bước 4: Lựa chọn yếu tố tự sự hay miêu tả
* Với yếu tố tự sự:
- Chọn lọc mẩu chuyện
Ví dụ như: những câu chuyện dân gian, truyện lịch sử, văn học, mẩu chuyện quà tặng cuộc sống,
câu chuyện thường ngày,...
- Tóm lược, thuật kể ngắn gọn
* Với yếu tố miêu tả:
- Chọn lọc những chi tiết để miêu tả
- Sử dụng tính từ, từ y đặc sắc, phù hợp. Kết hợp với các biện pháp tu từ, liên tưởng tưởng tượng
có tính liên kết,...
| 1/4

Preview text:

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận chi tiết
Nghị luận là gì? Văn nghị luận là gì?
Nghị luận là một dạng văn bản, phương thức biểu đạt với nội dung chủ yếu gồm một tác phẩm văn
học, đời sống, xã hội,... Tồn tại với mục đích cung cấp cho người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của
bản thân mang tính thuyết phục cao về vấn đề nghị luận. Đó còn có thể là những tâm huyết mà
người viết, người nói muốn truyền tải tới mọi người về một vấn đề.
Văn nghị luận là dạng nghị luận dưới hình thức bài viết. Tác giả sẽ dùng những lý lẽ, lập luận, dẫn
chứng để tạo thành những luận điểm để đưa đến những thông tin mang tính thuyết phục tới người
nghe, người đọc thấy được những quan điểm của tác giả muốn hướng tới. Văn nghị luận thường
được viết ra nhằm người nghe người đọc có thể hiểu được những vấn đề, tư tưởng quan điểm người
viết muốn nói tới, từ đó tin tưởng, tán thành và đồng hành với người viết.
Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Câu 1
Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận (trang.116 - SGK). Cho biết tác dụng của chúng. Đoạn văn:
Sắp trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị
giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn
là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của
bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay
bên cạnh cửa sổ lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm
lòng không đậu, người tù phải thốt lên:
"Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
... Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây
giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu thán đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng
dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữ, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn
yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình
trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải
làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt
dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.
(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh) Câu trả lời:
Những yếu tố tự sự, miêu tả có trong đoạn văn trên là: - Yếu tố tự sự:
 Kể thời gian: sắp trung thu, mười mấy ngày qua, đêm nay rất đẹp, trong lòng rạo rực bao nỗi niềm
 Kể sự việc, sự vật: trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là
khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam
=> Qua yếu tố tự sự, thấy rõ được hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả. - Yếu tố miêu tả:
 Miêu tả ánh trăng: trời trong, trăng tròn và sáng, bao la, huyền ảo, vỗ về bên cửa sổ, lồng bóng cây
 Miêu tả tâm trạng: tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến, ăm ắp, tình tứ, rạo
rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, giãi bày, bộc lộ
=> Cảm nhận được rõ hơn những chiều sâu tâm tư tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng và
gợi lên nhiều sự đồng cảm, liên tưởng,...
Những yếu tố miêu tả về trăng cũng như kết hợp với biểu cảm tâm trạng giúp cho người đọc hiểu
hơn, cảm nhận được những gì mà tâm hồn thi nhân cảm nhận được. Đó là khung cảnh đêm trăng
đẹp, đêm trăng lành, đó là tâm hồn phơi phới của Bác, nhưng cũng là những nỗi lo cho quê hương
đất nước, khi mình bị vướng vào cảnh ngục tù. Các yếu tố tự sự và miêu tả này giúp ta hiểu hơn
tình yêu Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng nhiều như thế nào. Câu 2
Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài "Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì
đẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự miêu tả vào bài làm không? Vì sao? Câu trả lời:
Câu trả lời là CÓ. Rất cần những yếu tố tự sự và miêu tả , đặc biệt là yếu tố miêu khi làm rõ vẻ
đẹp cũng như giá trị của hoa sen trong bài văn theo đề bài.
Vì khi làm đề văn nghị luận này cần lột tả được những điểm nổi bật của sen như lá sen, bông sen,
nhụy vàng. Miêu tả không chỉ từ màu sắc, hương thơm mà còn là cảnh đẹp của cả một đầm sen.
Không chỉ tả mà còn cần tự sự về lý do ra đời của bài ca dao, những kỷ niệm, câu chuyện gắn với
sen lưu truyền trong dân gian hay những bài ca dao, tục ngữ, hò vè khác của Việt Nam chúng ta.
Mục tiêu bài học Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận
- Về kiến thức trong bài học:
Người học phải thấy được, nắm vững vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài văn
nghị luận; hiểu được những yêu cầu cần thiết về việc đưa các yếu tố tự sự miêu tả vào bài văn nghị luận. -Về kĩ năng:
Người học phải hiểu và biết cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận một cách hợp lý.
Kiến thức cơ bản cần nắm vững về yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận
Văn nghị luận không chỉ có những yếu tố biểu cảm mà còn cần sự bổ trợ của những yếu tố khác là tự sự và miêu tả.
Yếu tố tự sự là yếu tố dùng chủ yếu trong việc trình bày một hoặc một chuỗi các sự việc để dẫn
đến kết quả. Còn yếu tố miêu tả là yếu tố dùng trong việc giúp người nghe, người đọc hình dung,
hiểu được những đặc điểm, tính chất, tâm trạng của một vật một người hoặc cảnh vật,... Làm cho
chúng hiện lên trước mắt người đọc qua sự liên tưởng, trí tưởng tượng. Từ đó cùng với yếu tố biểu
cảm đóng vai trò quan trọng trong một bài văn nghị luận, giúp cho bài văn trở nên cụ thể, truyền
cảm và có sức thuyết phục hơn.
Tuy nhiên trong văn bản nghị luận, yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả là những yếu tố phụ. Vậy nên,
cần phải thông minh và sáng suốt trong việc sử dụng. Cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng định
hướng như vậy mới tăng được tính thuyết phục, nâng cao, phát huy hết được chức năng của hai
yếu tố mà không làm câu văn lủng củng, làm vỡ mạch lập luận của bài văn nghị luận.
Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Văn nghị luận cần phải có yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả
- Hai yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn nghị luận được
rõ ràng, sinh động và tính thuyết phục được nâng cao và mạnh mẽ hơn.
- Các yếu tố này sẽ được dùng trong luận cứ để làm rõ luận điểm và làm mạch lạc câu văn trong bài văn nghị luận
- Cần bổ sung yếu tố miêu tả và tự sự để bổ trợ bổ sung các luận điểm. Tuy nhiên không được lạm
dụng vì đây không phải đích của văn nghị luận.
Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận
 Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận
 Bước 2: Xây dựng các luận điểm
 Bước 3: Tìm và sắp xếp luận cứ
 Bước 4: Lựa chọn yếu tố tự sự hay miêu tả * Với yếu tố tự sự: - Chọn lọc mẩu chuyện
Ví dụ như: những câu chuyện dân gian, truyện lịch sử, văn học, mẩu chuyện quà tặng cuộc sống,
câu chuyện thường ngày,...
- Tóm lược, thuật kể ngắn gọn
* Với yếu tố miêu tả:
- Chọn lọc những chi tiết để miêu tả
- Sử dụng tính từ, từ láy đặc sắc, phù hợp. Kết hợp với các biện pháp tu từ, liên tưởng tưởng tượng có tính liên kết,...