-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 2: Những thế giới thơ (KNTT) 7 tài liệu
Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu
Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Những thế giới thơ (KNTT) 7 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Yêu cầu
- Giới thiệu được hai bài thơ và lí do lựa chọn hai bài thơ đó để so sánh, đánh giá.
- Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ xét theo một số
phương diện đã xác định.
- Có những nhận xét, đánh giá thuyết phục về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ
dựa trên kết quả so sánh.
- Nêu được những ý kiến trao đổi xác đáng giúp người nói và người nghe có cái
nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về hai bài thơ được so sánh. 1. Chuẩn bị nói
Bài nói nhằm truyên tải đến người nghe kết quả của việc so sánh, đánh giá hai tác
phẩm thơ đã thực hiện ở phần Viết. Để đạt được mục tiêu này, cần chuẩn bị bài nói theo những yêu cầu sau:
- Tóm tắt nội dung bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.
- Đánh dấu những luận điểm hoặc thông tin chính của bài viết. Ghi chủ những dẫn
chứng quan trọng cần được nêu lên khi trình bày từng luận điểm.
- Xác định những từ ngữ then chốt gắn với từng luận điểm để dễ triển khai, đảm bảo cho bài nói có trọng tâm
- Chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ và hình ảnh minh hoạ (nếu có) với các
thông tin chắt lọc về mỗi bài thơ. 2. Thực hành nói
- Mở đầu: Giới thiệu được hai bài thơ và lí do lựa chọn để so sánh, đánh giá. Việc
giới thiệu có thể được dẫn dắt theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp; lí do trình bày có thể
là lí do khách quan hay chủ quan, nhưng cần nêu được những cơ sở để so sánh. - Triển khai:
+ Trình bày được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ trên một số
phương diện đã xác định.
+ Đánh giá được giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ dựa trên kết quả so sánh.
- Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá trong tiếp nhận văn bản thơ. Bài nói tham khảo:
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là ………… Lớp …….. Trường ………………
Các bạn thân mến! Từ xưa đến nay, văn học luôn mang đậm dấu ấn của con người.
Dù mô tả về một cánh đồng, dòng sông, hoặc âm nhạc của thiên nhiên, tác phẩm
vẫn hướng về con người. Thiên nhiên trong văn học là bức tranh phản ánh tâm
trạng của con người: buồn thì cảnh buồn, vui thì cảnh vui. Hai bài thơ "Đây mùa thu
tới" của Xuân Diệu và "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi cũng minh chứng điều này.
Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận và đề tài hấp dẫn đối với các nhà thơ qua
các thời kỳ. Từ Huy-gô, Rim-bô, Véc-len, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến cho đến Tản Đà, mỗi người đã sáng tác những bài thơ độc đáo về mùa thu.
Mặc dù cảnh vật mùa thu không thay đổi, nhưng cảm xúc của nhà thơ mỗi thời điểm
lại khác nhau, tạo ra những vẻ đẹp độc đáo trong từng bài thơ.
Bài Đây mùa thu tới là một bài thơ hay về mùa thu của Xuân Diệu trước cách mạng.
Bài Đất nước (1948-1955) của Nguyễn Đình Thi không phải là bài thơ viết về mùa
thu, nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Hai bài thơ viết
trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, thể hiện hai trạng thái cảm xúc khác nhau của nhà thơ trước mùa thu.
Cảnh mùa thu trong bài thơ "Đây mùa thu tới" truyền đạt một nỗi buồn sâu sắc. Nỗi
buồn này không chỉ là biểu tượng của mùa thu mà còn là biểu tượng của thời đại và
của "thơ mới". Sự lạnh lẽo của mùa thu khơi gợi cảm giác cô đơn, sự chia lìa từ
thiên nhiên đến con người, và nỗi nhớ thầm lặng trong lòng. Hình ảnh rặng liễu buồn
như những cô gái chịu tang cùng với dòng lệ tuôn rơi mở đầu bài thơ, cùng với hình
ảnh hoa, lá rụng, cây khô gầy và vầng trăng bơ vơ trong các khổ thơ tiếp theo, tất cả
tạo ra một không gian u uất, phai nhạt, làm nổi bật nỗi buồn cô đơn. Mặc dù vậy,
cảnh thu vẫn mang trong mình một vẻ đẹp dịu dàng, trẻ trung. Xuân Diệu mô tả mùa
thu với sắc vàng tươi tắn như tấm áo mơ phai dệt lá vàng, tạo ra một không gian
sáng sủa, tươi mới. Dù mang trong mình nét buồn, nhưng mùa thu vẫn chứa đựng
sức sống trẻ trung, được tác giả phát hiện thông qua con mắt trẻ trung, là biểu hiện
của tuổi trẻ và tình yêu trong cảnh vật.
Cảnh thu rất đẹp mà buồn vì lòng người lúc ấy còn buồn bã. Nỗi buồn của Xuân
Diệu cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản đương thời “yêu đời
nhưng đau đời” (Huy Cận) chưa tìm được lối ra. Nỗi buồn ấy chính là tấm lòng thiết
tha yêu đời, thiết tha giao cảm với đời.
Đang trong tâm trạng ấy cho nên nhà thơ rất nhạy cảm trước khung cảnh đất trời chuyển vào thu:
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Câu thơ cất lên như một tiếng reo khẽ, vồ vập, khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của
mùa thu. Phải có tấm lòng yêu đời thì giữa cảnh thu buồn bã, nhà thơ mới có thể
đón nhận được một niềm vui nho nhỏ như thế. Sự nhạy cảm của hồn thơ Xuân Diệu
còn được thể hiện qua cách cảm nhận của mùa thu. Nếu trong phần mở đầu, tác giả
phát hiện cảnh thu bằng thị giác để tái hiện sắc thu thì đến phần giữa bài thơ tác giả
đã thâm nhập vào bên trong cảnh vật để cảm nhận tinh tế bằng cảm giác của mình:
Cành lá run rẩy, sắc lá đổi màu, nhành cây ớn lạnh đến tận xương khô, rét mướt
luồn trong gió. Cuối cùng nhà thơ gửi gắm tâm trạng của mình qua nỗi lòng của
người thiếu nữ. “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”, một nỗi nhớ thương ngơ ngác mặc
dù cô thiếu nữ không nói, nhưng rõ ràng đó là tư thế suy tư của người muốn đón
nhận, của tâm trạng đang hướng về cuộc đời.
Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá
tuyệt vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một
nỗi buồn. Đó là nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời,
khát khao giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu.
Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi thể hiện sự kháng chiến quyết liệt của dân
tộc Việt Nam trong 9 năm (1946 - 1954), nhưng cảm hứng của đất nước lại xuất
phát từ mùa thu. Bài thơ mở đầu với hình ảnh mùa thu trong lành, với câu "Sáng
mát trong như sáng năm xưa" và "Gió thổi mùa thu hương cốm mới", đó là cảnh sắc
quen thuộc của mùa thu Việt Nam. Mùa thu rạng rỡ, vui tươi. Tiếp theo, tác giả miêu
tả cảnh mùa thu Hà Nội, nơi người dân ra đi vì nghĩa lớn. Đó là cảnh thu với vẻ đẹp
thơ mộng nhưng cũng đầy buồn bã, buồn vì tưởng như bóng người đã biến mất.
Buồn vì sự chia ly không muốn rời bỏ, nhưng lại phải ra đi:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu hiện tại, đặc biệt là mùa thu sau Cách mạng tháng Tám, đang diễn ra ở
chiến khu Việt Bắc, nơi đang tự do và là căn cứ của cuộc kháng chiến chống Pháp,
dưới sự điều khiển của Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến. Nguyễn Đình Thi đặt
chân đến mùa thu này với niềm vui rất lớn, niềm vui của sự tự do, ít nhất là ở chiến
khu này. Trong tâm trạng hạnh phúc ấy, tác giả nhìn thấy cảnh thu với sự tươi sáng,
tràn đầy sức sống và âm thanh màu sắc rực rỡ, tươi vui. Bầu trời như mặc chiếc áo
mới, cảnh vật như được hồi sinh, và âm thanh của cuộc sống rộn ràng, phấn khích.
Không gian mùa thu trải dài, mở rộng qua các con đường, dòng sông, đồng ruộng,
và khu rừng của đất nước. Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" là
cảm hứng tự hào của một nghệ sĩ tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc độc lập tự do. Trong khi đó, đoạn thơ về mùa thu Hà Nội năm 1946 có thể hiện
nỗi buồn của một người phải tạm biệt quê hương để tham gia cuộc kháng chiến vì
nghĩa lớn, khác với nỗi buồn trong thơ của Xuân Diệu. Cảm hứng chính của Nhà thơ
vẫn là niềm vui và tự hào về đất nước, về sự độc lập và quyền tự chủ, do đó đoạn
thơ về mùa thu ở chiến khu Việt Bắc phản ánh sự kiêu hãnh và tự hào.
Xét về cách viết về mùa thu, trong khi Xuân Diệu thấy một mùa thu đẹp nhưng buồn
bã, thì Nguyễn Đình Thi lại thấy một mùa thu tràn đầy sức sống, âm thanh và màu
sắc. Sự khác biệt này phản ánh sự thời đại chi phối hồn thơ, với cảm xúc về thời đại
quyết định cảm hứng và tình thơ của nhà thơ, từ đó cũng quyết định cảnh sắc mùa thu trong thơ.
Trước cách mạng, Xuân Diệu sống trong cảnh ngộ của người dân nô lệ. Nỗi buồn
của người dân mất nước đã tạo nên cách nhìn, cách cảm của thi nhân trước mùa
thu. Từ sau cách mạng Xuân Diệu đã đến với đất nước bằng niềm vui, niềm tự hào
nên cảnh thu cũng đã thay đổi.
Ba năm qua nay lại mùa thu tới
Mỗi lần thu tới lại mùa thu tới
Thu từ nay không thu thảm thu sầu
Mà thu sướng nhuộm màu xuân mát mát Lá biếc xanh xanh Trời thu bát ngát Da tươi thịt thắm Nở lại cùng sương
Ảnh mấy bay như múa khúc nghê thường
Nắng hạ giọng nói những điều dịu sáng.
Còn Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước sau cách mạng lúc nhà thơ đã là một người
dân tự do, cùng nhân dân làm chủ đất nước. Thời đại mới, đã tạo nên cảm hứng
mới cho nhà thơ. Vì vậy, cảnh thu trong cách nhìn, cánh cảm nhận của nhà thơ trở
nên trong trẻo, tươi sáng, tràn đầy sức sống niềm vui.
Trên đây là phần trình bày bài nói của tôi về việc so sánh bức tranh mùa thu của 2
bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi. Cảm ơn mọi
người đã chú ý lắng nghe. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người.