Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1)

Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới của mình. Mời bạn đọc đón xem!

1. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
- Đề tài của bài nói thể đề tài của bài viết được bạn thực hiện trước đó. Nếu
vậy, bạn cần đọc lại bài viết, rút gọn bài viết thành một dàn ý bài nói, điều chỉnh
theo hướng phù hợp với hoạt động nói nghe.
- Nếu bạn chọn đề tài mới thì việc chuẩn bị phải công phu hơn. Bạn cần thực hiện
nghiêm túc quy trình: Chọn đọc hai tác phẩm phù hợp -> so sánh -> hình thành luận
điểm đánh giá về từng tác phẩm trên sở so sánh -> xây dựng dàn ý bài nói (viết
trên giấy hay thể hiện bằng các slide dùng để trình chiếu).
b. Tìm ý sắp xếp ý
- Bám sát các yêu cầu về hoạt động nói nghe của bài học đã nêu trên để tự đặt
ra những câu hỏi tìm ý phù hợp.
- Ý nói về “cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện” cần
bao gồm các thông tin: bạn đã tập trung chú ý phương diẹn e nào của hai tác phẩm
được đưa ra để so sanh? Việc lập phiếu ghi chép các dự liệu cần thiết được tiến
hành ra sao?
- Các ý bản của bài nói thể được sắp xếp theo hình thức tuyến tính hoặc
được tổ chức dưới dạng một bảng so sánh hay được thể hiện bằng đồ tổng hợp.
2. Thực hành nói
- Bài nói tuân thủ dàn ý đã chuẩn bị với kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, Triển khai,
kết luận. Trong khi nói, thể đưa thêm những ý tưởng mới nảy sinh nhưng tránh
sa đà.
- Cần giúp người nghe hiểu mục đích của việc so sánh hai tác phẩm truyện với
nhau, thường xuyên quan tâm trả lời câu hỏi: so sánh để làm gì?
- Nêu điều kiện cho phép, nên sử dụng bảng hay đồ so sánh hoặc trình chiếu các
slide, giúp người nghe được cái nhìn tổng quan về nội dung trình bày.
3. Bài tham khảo
Xin chào thầy các bạn. Tôi …………………. Học sinh lớp….. Trường
………………….
Các bạn thân mến! Hoài Kim Lân, hai tác giả nổi tiếng thời kháng chiến chống
Pháp, viết về cuộc sống nông dân Việt trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm "Vợ
Nhặt" "Vợ Chồng A Phủ" kết thúc mở, đặt hy vọng vào một cuộc sống mới cho
nhân vật. Điều này tạo ra một khía cạnh mới trong văn học so với việc chỉ giải thoát
cho nhân vật khỏi hội.
Cả hai tác phẩm “Vợ nhặt” “Vợ chồng A Phủ” biểu tượng của sự sáng tạo của
hai tác giả. Trái với việc Kim Lân tả đau đớn của người nông dân trong đói năm
1945, Hoài lại tập trung vào cuộc sống khốn khó của người nông dân vùng núi
Tây Bắc. Mặc khác biệt về chủ đề phong cách, nhưng cả hai tác phẩm đều
nêu lên số phận của người nông dân nghèo, thể hiện sự đồng cảm tôn trọng của
tác giả với họ. Điều này được thấy qua phần kết của cả hai.
"Vợ nhặt" của Kim Lân, viết năm 1954, tường thuật về cuộc sống nông dân Bắc Bộ
trong đại nạn đói năm 1945. Nhân vật chính Tràng, một người nghèo sống tại xóm
Ngụ Cư. Mặc gây bất ngờ cho mọi người, Tràng đã vợ ngay khi nạn đói đang
diễn ra gay gắt. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh bữa cơm thảm hại của gia đình
Tràng: "có độc một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo", cùng tiếng
trống thuế vang vọng. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người "kéo
nhau đi trên đê Sộp, với cờ đỏ lớn."
Kết thúc của "Vợ nhặt" của Kim Lân dựa trên thực tế cuộc sống Việt Nam vào thời
điểm đó. Năm 1945, dân ta chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống đối chính quyền,
phong trào phá kho thóc Nhật đã bắt đầu. Cuộc đói đến từ chính sách cướp của
Pháp cải cách "nhổ cỏ trồng đay" của Nhật. Dưới sự đe dọa của cái chết, người
nông dân tự ý thức tham gia cuộc đấu tranh. Mặc không liệu Tràng đã tham
gia "lá cờ đỏ" hay không, câu chuyện mở ra hội cho sự liên tưởng. Kết thúc mở
này thể hiện niềm tin vào sự thay đổi của nhân vật, gia đình, hàng ngàn người
dân nghèo khác.
Với "Vợ chồng A Phủ", Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những
người nông dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện Mị A Phủ.
Nếu như Mị "con dâu gạt nợ" nhà thống Tra, phải sống kiếp "con trâu,
con ngựa", bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người không
công cho nhà thống chỉ đánh nhau với con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp
nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những giọt nước mắt họ đã quyết định
giải thoát cho nhau khỏi thân phận lệ.
Truyện kết thúc chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ vụt chạy theo A Phủ để
giải phóng chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi,
cam chịu như trước kia. Trong một lần "thổi lửa tay", Mị đã bắt gặp "một dòng
nước mắt lấp lánh xuống hai hõm đã xám đen lại" của A Phủ. Chính dòng
nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận thức được quyền sống của mỗi con
người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị. Vậy nên Mị đã "rút con dao
nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây" cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ thả A Phủ chạy thoát.
Thế nhưng chỉ vài phút "đứng lặng trong bóng tối", Mị cũng "vụt chạy ra" theo A Phủ.
rồi hai con người khốn khổ ấy "lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi". Sau
này, hai người trở thành vợ chồng dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau
chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm
sâu sắc giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của
họ, nhận thực sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do hạnh phúc cùng
với đó tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị
sống "lùi lũi như con rùa nuôi trong cửa", sống cảm, hồn thì giọt nước mắt
của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây
trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng sự giải thoát cho chính bản thân mình. Giọt
nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh phúc của cô. rồi hai con
người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau "lẳng lặng" "lao chạy xuống dốc núi"
trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo man, đó
sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.
Kim Lân Hoài viết về các đề tài khác nhau, kết thúc của "Vợ chồng A Phủ"
"Vợ nhặt" những điểm chung. Cả hai tác giả đều mở ra một tương lai sáng
sủa tự do cho người nông dân nghèo. Họ dẫn nhân vật của mình đến với ánh
sáng của cách mạng, hy vọng vào một cuộc sống mới. Tuy nhiên, "Vợ nhặt" tập
trung vào khổ đau của người nông dân dưới bóng đe doạ của phát xít thực dân,
trong khi "Vợ chồng A Phủ" thể hiện sức mạnh nội tại của họ khi tự giải thoát khỏi
tình thế khó khăn.
Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt khác nhau nhưng ta thấy
được những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo cả Kim Lân
Hoài đều hướng tới. Đó lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số
phận đau khổ bị đày đọa bởi đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới
một tương lai tươi sáng hơn khi họ vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.
Trên đây phần trình bày của tôi về việc so sánh, đánh giá kết thúc hai tác phẩm
"Vợ Nhặt" "Vợ Chồng A Phủ". Mong nhận được sự góp ý của thầy các bạn.
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
| 1/4

Preview text:

1. Chuẩn bị nói a. Lựa chọn đề tài
- Đề tài của bài nói có thể là đề tài của bài viết được bạn thực hiện trước đó. Nếu
vậy, bạn cần đọc lại bài viết, rút gọn bài viết thành một dàn ý bài nói, có điều chỉnh
theo hướng phù hợp với hoạt động nói và nghe.
- Nếu bạn chọn đề tài mới thì việc chuẩn bị phải công phu hơn. Bạn cần thực hiện
nghiêm túc quy trình: Chọn đọc hai tác phẩm phù hợp -> so sánh -> hình thành luận
điểm đánh giá về từng tác phẩm trên cơ sở so sánh -> xây dựng dàn ý bài nói (viết
trên giấy hay thể hiện bằng các slide dùng để trình chiếu). b. Tìm ý và sắp xếp ý
- Bám sát các yêu cầu về hoạt động nói và nghe của bài học đã nêu ở trên để tự đặt
ra những câu hỏi tìm ý phù hợp.
- Ý nói về “cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện” cần
bao gồm các thông tin: bạn đã tập trung chú ý phương diẹn e nào của hai tác phẩm
được đưa ra để so sanh? Việc lập phiếu ghi chép các dự liệu cần thiết được tiến hành ra sao?
- Các ý cơ bản của bài nói có thể được sắp xếp theo hình thức tuyến tính hoặc
được tổ chức dưới dạng một bảng so sánh hay được thể hiện bằng sơ đồ tổng hợp. 2. Thực hành nói
- Bài nói tuân thủ dàn ý đã chuẩn bị với kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, Triển khai,
kết luận. Trong khi nói, có thể đưa thêm những ý tưởng mới nảy sinh nhưng tránh sa đà.
- Cần giúp người nghe hiểu rõ mục đích của việc so sánh hai tác phẩm truyện với
nhau, thường xuyên quan tâm trả lời câu hỏi: so sánh để làm gì?
- Nêu điều kiện cho phép, nên sử dụng bảng hay sơ đồ so sánh hoặc trình chiếu các
slide, giúp người nghe có được cái nhìn tổng quan về nội dung trình bày. 3. Bài tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………………. Học sinh lớp….. Trường ………………….
Các bạn thân mến! Tô Hoài và Kim Lân, hai tác giả nổi tiếng thời kháng chiến chống
Pháp, viết về cuộc sống nông dân Việt trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm "Vợ
Nhặt" và "Vợ Chồng A Phủ" kết thúc mở, đặt hy vọng vào một cuộc sống mới cho
nhân vật. Điều này tạo ra một khía cạnh mới trong văn học so với việc chỉ giải thoát
cho nhân vật khỏi gò bó xã hội.
Cả hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” là biểu tượng của sự sáng tạo của
hai tác giả. Trái với việc Kim Lân mô tả đau đớn của người nông dân trong đói năm
1945, Tô Hoài lại tập trung vào cuộc sống khốn khó của người nông dân vùng núi
Tây Bắc. Mặc dù khác biệt về chủ đề và phong cách, nhưng cả hai tác phẩm đều
nêu lên số phận của người nông dân nghèo, thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng của
tác giả với họ. Điều này được thấy rõ qua phần kết của cả hai.
"Vợ nhặt" của Kim Lân, viết năm 1954, tường thuật về cuộc sống nông dân Bắc Bộ
trong đại nạn đói năm 1945. Nhân vật chính là Tràng, một người nghèo sống tại xóm
Ngụ Cư. Mặc dù gây bất ngờ cho mọi người, Tràng đã có vợ ngay khi nạn đói đang
diễn ra gay gắt. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh bữa cơm thảm hại của gia đình
Tràng: "có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo", cùng tiếng
trống thuế vang vọng. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người "kéo
nhau đi trên đê Sộp, với lá cờ đỏ lớn."
Kết thúc của "Vợ nhặt" của Kim Lân dựa trên thực tế cuộc sống Việt Nam vào thời
điểm đó. Năm 1945, dân ta chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống đối chính quyền, và
phong trào phá kho thóc Nhật đã bắt đầu. Cuộc đói đến từ chính sách cướp của
Pháp và cải cách "nhổ cỏ trồng đay" của Nhật. Dưới sự đe dọa của cái chết, người
nông dân tự ý thức và tham gia cuộc đấu tranh. Mặc dù không rõ liệu Tràng đã tham
gia "lá cờ đỏ" hay không, câu chuyện mở ra cơ hội cho sự liên tưởng. Kết thúc mở
này thể hiện niềm tin vào sự thay đổi của nhân vật, gia đình, và hàng ngàn người dân nghèo khác.
Với "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những
người nông dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ.
Nếu như Mị là cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lý Pá Tra, phải sống kiếp "con trâu,
con ngựa", bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người ở không
công cho nhà thống lí chỉ vì đánh nhau với con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp
nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những giọt nước mắt và họ đã quyết định
giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ.
Truyện kết thúc ở chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và vụt chạy theo A Phủ để
giải phóng chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi,
cam chịu như trước kia. Trong một lần "thổi lửa hơ tay", Mị đã bắt gặp "một dòng
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" của A Phủ. Chính dòng
nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận thức được quyền sống của mỗi con
người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị. Vậy nên Mị đã "rút con dao
nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây" cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và thả A Phủ chạy thoát.
Thế nhưng chỉ vài phút "đứng lặng trong bóng tối", Mị cũng "vụt chạy ra" theo A Phủ.
Và rồi hai con người khốn khổ ấy "lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi". Sau
này, hai người trở thành vợ chồng và dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau
chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm
sâu sắc giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của
họ, nhận thực sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do và hạnh phúc cùng
với đó là tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị
sống "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", sống vô cảm, vô hồn thì giọt nước mắt
của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây
trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng là sự giải thoát cho chính bản thân mình. Giọt
nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh phúc của cô. Và rồi hai con
người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau "lẳng lặng" "lao chạy xuống dốc núi"
trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo và dã man, đó
là sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.
Dù Kim Lân và Tô Hoài viết về các đề tài khác nhau, kết thúc của "Vợ chồng A Phủ"
và "Vợ nhặt" có những điểm chung. Cả hai tác giả đều mở ra một tương lai sáng
sủa và tự do cho người nông dân nghèo. Họ dẫn nhân vật của mình đến với ánh
sáng của cách mạng, hy vọng vào một cuộc sống mới. Tuy nhiên, "Vợ nhặt" tập
trung vào khổ đau của người nông dân dưới bóng đe doạ của phát xít thực dân,
trong khi "Vợ chồng A Phủ" thể hiện sức mạnh nội tại của họ khi tự giải thoát khỏi tình thế khó khăn.
Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt là khác nhau nhưng ta thấy rõ
được những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo mà cả Kim Lân và Tô
Hoài đều hướng tới. Đó là lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số
phận đau khổ bị đày đọa bởi đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới
một tương lai tươi sáng hơn khi họ vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.
Trên đây là phần trình bày của tôi về việc so sánh, đánh giá kết thúc hai tác phẩm
"Vợ Nhặt" và "Vợ Chồng A Phủ". Mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.