Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề hội | Ngữ
văn 8 sách Kết nối tri thức
Đề bài (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đất nước ta một nền văn hóa phong phú lâu đời. Bên cạnh những di sản
chung, mỗi miền đất đều những di sản văn hóa riêng biệt, cần được giữ gìn, phát
triển. Trong bài học này, em sẽ hội trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa
truyền thống trong cuộc sống hiện tại.
Hướng dẫn trả lời:
1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa em yêu thích: thể chọn một sản phẩm văn
hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ
hội, món ăn truyền thống,…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước
(bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Để nêu được ý kiến xác đáng, em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của
sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Em thể tìm ý cho bài nói bằng cách đặt trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình
bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em
gì? sao em ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.
2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống nêu khái quát ý kiến của
em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.
- Triển khai:
+ Nêu ngắn gọn một số thông tin bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra
đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm,…
+ Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê
hương, đất nước). Tùy theo đề tài thời gian, thể chọn trình bày ý kiến về một
vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển,… sản phẩm văn hóa đó
trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lẽ, bằng chứng làm sở cho ý kiến
của em.
+ Sử dụng ngôn ngữ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) điều chỉnh ngữ điệu nói
cho phù hợp.
Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống
hiện tại.
Bài tham khảo:
Nhắc đến Tết cổ truyền, ngoài hoa đào, hoa mai, cây quất thì bánh chưng cũng
được coi linh hồn của ngày Tết. Trên ban thờ ngày Tết thiếu nhưng chắc
chắn không bao giờ thiếu bánh chưng.
Xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng Việt Nam đã trở thành một món ăn truyền
thống không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán.
Thông thường, để làm ra một chiếc bánh chưng cần phải đủ các nguyên liệu bao
gồm dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ béo ngậy, lạt buộc bánh, khuôn bánh.
Nguyên liệu thì đơn giản vậy nhưng để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh,
đẹp mắt, ngon miệng thì chính sự kỳ công khéo léo tỉ mẩn của người làm.
dong phải to bản, xanh tươi, nếu dong bánh tẻ thì càng tốt khi gói bánh sẽ
đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ,
thịt lợn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo
của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc
bằng những sợi lạt mềm dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi
người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước
cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến
công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Những chiếc bánh chưng xanh vẫn bình
dị như thuở khai của nó, thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng
trong ngày Tết.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/2

Preview text:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ
văn 8 sách Kết nối tri thức
Đề bài (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đất nước ta có một nền văn hóa phong phú và lâu đời. Bên cạnh những di sản
chung, mỗi miền đất đều có những di sản văn hóa riêng biệt, cần được giữ gìn, phát
triển. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa
truyền thống trong cuộc sống hiện tại. Hướng dẫn trả lời: 1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích: có thể chọn một sản phẩm văn
hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ
hội, món ăn truyền thống,…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước
(bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Để nêu được ý kiến xác đáng, em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của
sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Em có thể tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình
bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em
là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày. 2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của
em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại. - Triển khai:
+ Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra
đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm,…
+ Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê
hương, đất nước). Tùy theo đề tài và thời gian, có thể chọn trình bày ý kiến về một
vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển,… sản phẩm văn hóa đó
trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lí lẽ, bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của em.
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.
Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại. Bài tham khảo:
Nhắc đến Tết cổ truyền, ngoài hoa đào, hoa mai, cây quất thì bánh chưng cũng
được coi là linh hồn của ngày Tết. Trên ban thờ ngày Tết có thiếu gì nhưng chắc
chắn không bao giờ thiếu bánh chưng.
Xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng Việt Nam đã trở thành một món ăn truyền
thống không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán.
Thông thường, để làm ra một chiếc bánh chưng cần phải có đủ các nguyên liệu bao
gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ béo ngậy, lạt buộc bánh, khuôn bánh.
Nguyên liệu thì đơn giản là vậy nhưng để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh,
đẹp mắt, ngon miệng thì chính là sự kỳ công khéo léo và tỉ mẩn của người làm.
Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ,
thịt lợn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo
của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc
bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi
người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước
cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến
công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Những chiếc bánh chưng xanh vẫn bình
dị như thuở sơ khai của nó, và nó thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.
-----------------------------------------------------------------------------------