Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 | Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Son bài Ni dung ôn tp cui hc kì 1
I. Đọc hiểu (trang 122, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
a. Đọc hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời
đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu – HỮU THỈNH)
Câu 1 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hai khổ thơ trên sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm phương
thức nào?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Đáp án:
C. Miêu tả
Câu 2 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 2/2/1
B. 2/3
C. 1/2/2
D. 3/2
Đáp án:
C. 1/2/2
Câu 3 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi - se
B. Ngõ – về
C. Vã – hạ
D. Dàng - hạ
Đáp án:
C. Vã – hạ
Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
Đáp án:
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
Câu 5 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy âm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
Đáp án:
D. Láy âm đầu và thanh
Câu 6 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hoá
D. Ẩn dụ
Đáp án:
C. Nhân hoá
b. Đọc đoạn trích sau ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án
trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách
xa cửa thang máy bên phải tối thiểu 1m để người bên trong thể
nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai
bước ra ngoài.
2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: rất nhiều tranh luận xoay
quanh vấn đềnên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì bởi
trong thang máy, người bên trong không dễ dàng thể thoát ra bên
ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc
vào trong thang máy nữa.
3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã
chật người.
4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều
khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.
5. Di chuyển đến phía sau. Khi ớc vào thang máy, nhanh chóng vào
phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào...
6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí
bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự.
Nếu bạn phía sau, đừng ngại ngần nói rằng Xin lỗi, cho tôi nhờ một
chút!”
Câu 7 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy
Đáp án:
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
Câu 8 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên văn bản
thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các toà nhà công cộng
Đáp án:
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang
Câu 9 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang
máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải ...
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy ...
Đáp án:
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục
Câu 10 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các toà nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
Đáp án:
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
II. Viết (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chọn một trong hai để sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học
sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.
Bài làm
Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác
phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em
đặc biệt ấn tượng với nhân vật Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông
cô độc giữa rừng
Không ai biết chú Tòng tên thật gì? Quê quán đâu? Người ta chỉ
biết chú tên Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung
bạo. Hai hố mắt sâu hoắm từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng
mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc
chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính
Pháp những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn
trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ
gan dạ.
Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê
thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú gia đình đàng
hoàng, vợ người đàn xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng,
thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi
măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho
ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại tự
lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa
con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú
không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng quanh
năm săn bắt thú.
Chú Tòng người mạnh mẽ, gan dạ lại tinh thần yêu nước sâu
sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên
địa chủ dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc
cho ông Hai để bắn quân giặc.
Như vậy, chú Tòng nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người
dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, tinh thần yêu nước
nồng nàn, da diết
Đề 2. Nêu suy nghĩ cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ t trích từ
bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.
Dàn ]:
a. Mở đoạn
- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ; d~n ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật
đặc sắc khiến em yêu thích
b. Thân bài
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nghệ thuật đặc sắc đã xác định
mở đoạn
c. Kết bài
- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy
Bài làm tham khảo:
lẽ trong bốn mùa xuân hạ thu đông thì mùa thu luôn mùa được ưu
ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim
đông tây biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác
nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp
một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt
Nam với bài thơ Sang thu.
Sang thu thời điểm mở đầu, như một bông hoa chớm nở, nét thu còn
chưa rõ, mùa hạ v~n còn vấn vương. Bởi vậy để cảm biết được trọn
vẹn tín hiệu, vẻ đẹp của mùa thu cần phải một tâm hồn rất đỗi tinh tế,
nhạy cảm. Và hồn thơ Hữu Thỉnh là một hồn thơ nhạy cảm như vậy.
Mở đầu bài thơ là mùi hương vô cùng quen thuộc – hương ổi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Nếu như mùa thu trước đây đều được cảm nhận bằng những tín hiệu cổ
điển như: hoa cúc, cây phong, cây ngô đồng, mới hơn thì Xuân Diệu,
với hình ảnh rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn
buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại tìm đến một mùi hương hết
sức giản dị, thân thương của đồng quê, ấy hương ổi. Hương ổi đậm
sánh phả vào trong gió se, lan rộng vào khắp không gian. tác giả
“bỗng nhận ra” trạng thái không chuẩn bị, cùng bất ngờ, sửng sốt.
Bởi hương thơm ấy, bởi mùa thu tác giả đã chờ đợi biết bao lâu nay cũng
đã về. tiếng kêu vang thích thú, hào hứng khi bất chợt nhận ra
khoảnh khắc thu sang. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế, Hữu Thỉnh
đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp rất khác, rất bình dị, dân của
mùa thu Bắc Bộ.
Sau sự ngỡ ngàng khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu, Hữu Thỉnh
tiếp tục nhận thấy một n hiệu khác đó chính những làn sương mỏng,
nhẹ đang chùng chình đi qua ngõ:
Sương chùng chình qua ngõ
Sương mỏng nhẹ, chậm chạp đi qua ngõ, như cố nương lại, cố để báo cho
thi nhân biết rằng bản thân cũng một n hiệu mỗi khi thu sang. Hình
ảnh sương thu xuất hiện làm cho cả không gian ngõ xóm thêm phần mát
mẻ, huyền ảo bình yên. Đồng thời với biện pháp nhân hóa, khiến cho
làn sương như tâm trạng, đang chờ đợi lưu luyến ai. Bằng sự
nhạy cảm của các giác quan sự tinh tế trong tâm hồn, Hữu Thỉnh đã
cảm biến đầy đủ những tín hiệu thu về. Đây biểu hiện của lòng yêu đời
và yêu cuộc sống tha thiết.
Sau những bất ngờ, ngỡ ngàng trước khoảnh khắc thu sang, thi nhân mở
rộng mọi giác quan để thấy được sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng
mỗi độ thu về:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Tầm mắt đã được mở ra với không gian rộng rãi, khoáng đạt hơn.
không gian ấy, ông nhận ra biết bao sự thay đổi của các sự vật, hiện
tượng. Khi thu về, sông không còn ồn ào, cuồn cuộn siết chảy thay
vào đó chậm chạp, lững lờ, khoan thai. Khi thu sang, thời tiết bắt đầu
se lạnh, những chú chim cũng bắt đầu vội vàng đi về phương nam tránh
rét. Hai câu thơ với hai sự vật sự vật động trái ngược nhau: sông dềnh
dàng, trên cao chim vội vã. Đó khoảnh khắc khác biệt của vạn vật,
trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa.
Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này chính là hình ảnh đám mây. Trong
thơ ca Việt Nam nói về đám mây không ít, tầng mây xanh ngắt
trong thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lửng trời xanh ngắt; lớp mây
đùn núi bạc trong thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Còn
đám mây của Hữu Thỉnh lại sự hồn nhiên, tinh nghịch, khi nửa v~n
còn mùa hạ, nửa lại đã bước chân sang mùa thu. Tác giả đã thật tinh tế
khi sử dụng từ “vắt” để nói đến thời điểm giao mùa, đám mây vắt mình
lên ranh giới mong manh giữa hai mùa, để rồi đến cuối cùng chỉ còn lại
sắc thu đậm nét. Câu thơ cho thấy sự tìm tòi, khám phá trường liên
tưởng thú vị của Hữu Thỉnh khi thời tiết chuyển giao.
Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc
sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc
mạc giản dị. Mùa thu ấy những rung cảm tinh tế tài hoa, được cảm
nhận qua lăng kính của người nghệ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên
vạn vật và yêu cuộc sống.
| 1/11

Preview text:

Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 1
I. Đọc hiểu (trang 122, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
a. Đọc hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời
đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu – HỮU THỈNH)
Câu 1 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Nghị luận Đáp án: C. Miêu tả
Câu 2 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào? A. 2/2/1 B. 2/3 C. 1/2/2 D. 3/2 Đáp án: C. 1/2/2
Câu 3 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau? A. Ổi - se B. Ngõ – về C. Vã – hạ D. Dàng - hạ Đáp án: C. Vã – hạ
Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về Đáp án:
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
Câu 5 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào? A. Láy âm đầu B. Láy vần C. Láy âm đầu và vần D. Láy âm đầu và thanh Đáp án: D. Láy âm đầu và thanh
Câu 6 (trang 123, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên? A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. Ẩn dụ Đáp án: C. Nhân hoá
b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án
trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách
xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể
nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.
2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay
quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì có bởi
trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể thoát ra bên
ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.
3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.
4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều
khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.
5. Di chuyển đến phía sau. Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào
phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào...
6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí
bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự.
Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!”
Câu 7 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy Đáp án:
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
Câu 8 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản
thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các toà nhà công cộng Đáp án:
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang
Câu 9 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải ...
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy ... Đáp án:
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục
Câu 10 (trang 124, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các toà nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy Đáp án:
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
II. Viết (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chọn một trong hai để sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở
sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích. Bài làm
Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác
phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em
đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông
cô độc giữa rừng
Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ
biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung
bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng
mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc
chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính
Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn
trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.
Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê
thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng
hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì
thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi
măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho
là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự
lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa
con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú
không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.
Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu
sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên
địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc
cho ông Hai để bắn quân giặc.
Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người
dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết
Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ
bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên. Dàn ý: a. Mở đoạn
- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ; dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật
đặc sắc khiến em yêu thích b. Thân bài
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn c. Kết bài
- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy Bài làm tham khảo:
Có lẽ trong bốn mùa xuân hạ thu đông thì mùa thu luôn là mùa được ưu
ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim
đông tây có biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác
nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp
một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam với bài thơ Sang thu.
Sang thu là thời điểm mở đầu, như một bông hoa chớm nở, nét thu còn
chưa rõ, mà mùa hạ vẫn còn vấn vương. Bởi vậy để cảm biết được trọn
vẹn tín hiệu, vẻ đẹp của mùa thu cần phải có một tâm hồn rất đỗi tinh tế,
nhạy cảm. Và hồn thơ Hữu Thỉnh là một hồn thơ nhạy cảm như vậy.
Mở đầu bài thơ là mùi hương vô cùng quen thuộc – hương ổi: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Nếu như mùa thu trước đây đều được cảm nhận bằng những tín hiệu cổ
điển như: hoa cúc, cây phong, cây ngô đồng, mới hơn thì có Xuân Diệu,
với hình ảnh rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn
buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại tìm đến một mùi hương hết
sức giản dị, thân thương của đồng quê, ấy là hương ổi. Hương ổi đậm
sánh phả vào trong gió se, lan rộng vào khắp không gian. Và tác giả
“bỗng nhận ra” – trạng thái không chuẩn bị, vô cùng bất ngờ, sửng sốt.
Bởi hương thơm ấy, bởi mùa thu tác giả đã chờ đợi biết bao lâu nay cũng
đã về. Nó là tiếng kêu vang thích thú, hào hứng khi bất chợt nhận ra
khoảnh khắc thu sang. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế, Hữu Thỉnh
đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp rất khác, rất bình dị, dân dã của mùa thu Bắc Bộ.
Sau sự ngỡ ngàng khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu, Hữu Thỉnh
tiếp tục nhận thấy một tín hiệu khác đó chính là những làn sương mỏng,
nhẹ đang chùng chình đi qua ngõ: Sương chùng chình qua ngõ
Sương mỏng nhẹ, chậm chạp đi qua ngõ, như cố nương lại, cố để báo cho
thi nhân biết rằng bản thân cũng là một tín hiệu mỗi khi thu sang. Hình
ảnh sương thu xuất hiện làm cho cả không gian ngõ xóm thêm phần mát
mẻ, huyền ảo và bình yên. Đồng thời với biện pháp nhân hóa, khiến cho
làn sương như có tâm trạng, nó đang chờ đợi và lưu luyến ai. Bằng sự
nhạy cảm của các giác quan và sự tinh tế trong tâm hồn, Hữu Thỉnh đã
cảm biến đầy đủ những tín hiệu thu về. Đây là biểu hiện của lòng yêu đời
và yêu cuộc sống tha thiết.
Sau những bất ngờ, ngỡ ngàng trước khoảnh khắc thu sang, thi nhân mở
rộng mọi giác quan để thấy được sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng mỗi độ thu về:
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
Tầm mắt đã được mở ra với không gian rộng rãi, khoáng đạt hơn. Và ở
không gian ấy, ông nhận ra biết bao sự thay đổi của các sự vật, hiện
tượng. Khi thu về, sông không còn ồn ào, cuồn cuộn siết chảy mà thay
vào đó là chậm chạp, lững lờ, khoan thai. Khi thu sang, thời tiết bắt đầu
se lạnh, những chú chim cũng bắt đầu vội vàng đi về phương nam tránh
rét. Hai câu thơ với hai sự vật có sự vật động trái ngược nhau: sông dềnh
dàng, trên cao chim vội vã. Đó là khoảnh khắc khác biệt của vạn vật,
trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa.
Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này chính là hình ảnh đám mây. Trong
thơ ca Việt Nam nói về đám mây có không ít, là tầng mây xanh ngắt
trong thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt; là lớp mây
đùn núi bạc trong thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Còn
đám mây của Hữu Thỉnh lại có sự hồn nhiên, tinh nghịch, khi nửa vẫn
còn ở mùa hạ, nửa lại đã bước chân sang mùa thu. Tác giả đã thật tinh tế
khi sử dụng từ “vắt” để nói đến thời điểm giao mùa, đám mây vắt mình
lên ranh giới mong manh giữa hai mùa, để rồi đến cuối cùng chỉ còn lại
sắc thu đậm nét. Câu thơ cho thấy sự tìm tòi, khám phá và trường liên
tưởng thú vị của Hữu Thỉnh khi thời tiết chuyển giao.
Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc
sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc
mạc giản dị. Mùa thu ấy là những rung cảm tinh tế và tài hoa, được cảm
nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên
vạn vật và yêu cuộc sống.
Document Outline

  • Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 1
    • I. Đọc hiểu (trang 122, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
    • II. Viết (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)