Soạn bài Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.
Chủ đề: Bài 1: Thơ và truyện thơ
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hôm qua tát nước đầu đình
Câu 1. Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?
A. Quê hương, đất nước B. Lao động sản xuất C. Tình cảm gia đình D. Tình yêu đôi lứa Bài làm D. Tình yêu đôi lứa
Câu 2. Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên
chiếc áo trên cành hoa sen"?
A. Chàng trai mải ngắm hoa sen nên bỏ quên áo
B. Chàng trai là người có tính lơ đễnh, hay quên
C. Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái
D. Chàng trai mải mê với công việc nên bỏ quên áo Bài làm
C. Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài là ai? A. Chàng trai B. Người mẹ chàng trai C. Cô gái D. Người chồng cô gái Bài làm A. Chàng trai
Câu 4. Phương án nào trong sự kết hợp dưới đây phù hợp nhất với bài
Hôm qua tát nước đầu đình?
A. Trữ tình – trào phúng C. Tự sự – trữ tình
B. Trữ tình – triết lí D. Tự sự — triết lí Bài làm C. Tự sự – trữ tình
Câu 5. Trong hai dòng thơ đầu, bối cảnh thời gian, không gian, sự việc
có gì đáng lưu ý? Phân tích ý nghĩa của bối cảnh đó trong bài Hôm qua tát nước đầu đình. Bài làm
Ở hai câu thơ đầu tiên là bối cảnh hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam,
với hình ảnh hôm qua tát nước đầu đình và cành sen, tạo sự gần gũi và
yên bình, đây là một hình ảnh rất nên thơ và mộng mơ, rất phù hợp để cho
cặp đôi trai gái hẹn hò, e ấp, bộc lộ chuyện tình cảm của mình tại nơi này.
Câu 6. Hình tượng nào là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tám dòng thơ
đầu? Hình tượng đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào trong việc thể
hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai. Bài làm
Hình tượng cái áo của chàng trai là hình tượng trung tâm xuyên suốt tám
dòng thơ đầu. Chiếc áo đó như một cái cớ để chàng trai bắt chuyện với cô
gái. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp
cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ.
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong sáu câu thơ cuối?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì? Bài làm
Điệp từ "Giúp". Chàng trai dùng từ giúp là muốn dụ ý rằng sẽ đưa những
món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng
ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng, còn nếu cô gái muốn lấy một người
khác làm chồng, thì anh chàng này vẫn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và cầu phúc
cho cô, nhưng tất nhiên chúng ta nên hiểu theo ý đầu tiên thì sẽ hợp tình hợp lý hơn.
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình. Bài làm
Chàng trai là một người hài hước và dí dỏm khi dùng "chiếc áo" làm cái
cớ trò chuyện và tỏ tình vời cô gái. Chàng cũng là một người táo bạo trong
việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có
thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng
trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một
hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của
chàng trai đối với cô gái.
Câu 9. Bài Hôm qua tát nước đầu đình có đặc điểm gì khác so với những
bài thơ trữ tình trong văn học viết mà em đã học? Bài làm
Bài thơ Tát nước đầu đình giúp ta cảm nhận được tình cảm mà chàng trai
dành cho cô gái. So với những bài thơ trữ tình trong văn học, chàng trai
trong bài thơ Tát nước đầu đình có một cách thể hiện tình yêu đặc biệt.
Bằng sự dí dòm, hài hước của mình, chàng trai vừa trức tiếp, vừa gián tiếp
thổ lộ tâm tư, tình cảm với cô gái, ngỏ lời mong được cưới cô. Tình yêu
của chàng cũng rất đẹp, dù nàng đồng ý lấy chàng hay không, chàng vẫn
sẵn sàng giúp nàng chuẩn bị đồ cưới. Đó là một tình yêu đầy lí trí không ích kỉ.
Câu 10. Tìm và phân tích điểm giống nhau và khác nhau của những bài
ca dao có cùng mô típ “Hôm qua”. Bài làm
Thời gian trong ca dao thường là thời điểm mà cảm xúc được cất thành
lời, nó cũng được trình diễn mang đầy tính nhạc, nhịp điệu. Cái hiện tại
của thời gian ca dao thường được đánh đấu bằng các công thức, mô típ
như: “hôm nay”, “bây giờ”, “nào khi”, “sáng ngày”, “chiều chiều”… Đó
đều là những từ chỉ thời gian mà chỉ cần nhắc tới cũng đủ để người nghe
phần nào thấy được nét tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ví dụ như từ
"chiều chiều", chỉ nghe thôi đã gợi trong lòng người ngeh cảm giác xao
xuyến, buồn rầu. Bởi nó thường được dùng trong câu ca dao thể hiện nỗi
nhớ, những cảm xúc buồn. Trong khi đó, khoảng thời gian "Hôm qua" là
thời gian của quá khứ, là thời điểm sự việc được diễn ra và được soi chiếu
với hiện tại, có sự vận động về mặt thời gian. Từ hôm qua không tạo cho
người đọc, người nghe một cảm xúc xao xuyến hay luyến tiếc. Nó chỉ đơn
giản là cụm từ chỉ thời gian diễn ra sự việc.