Soạn bài Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Ngữ văn 7 sách Cánh diều
Soạn bài Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết (CD)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên
quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Ngữ văn 7
1. Định hướng (Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1)
Câu hỏi trang 34 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 CD
- Văn bản kể lại sự việc gì? Ai là người kể chuyện?
- Sự việc ấy liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử nào?
- Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp các yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự? Trả lời:
- Văn bản kể lại sự việc nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát Tiến quân ca và được cộng đồng đón nhận.
- Người kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba - tác giả bài viết: Ngọc An.
- Sự việc ấy liên quan đến:
+ Nhân vật: nhạc sĩ Văn Cao.
+ Sự kiện lịch sử: kháng Nhật, cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, cuộc mít tinh vào ngày 19-8.
- Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với tự sự:
+ Lúc đó, ông rất háo hức muốn được nhận "một khẩu súng và được tham gia vào
đội vũ trang", nhưng nhiệm vụ mà ông được giao là sáng tác nghệ thuật.
+ Nhưng với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ ở
phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội, Văn Cao thấy mình như đang "sống ở một khu
rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc", ông đã viết nên những giai điệu và ca từ của Tiến quân ca.
+ Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên,
vào ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, bài hát Tiến
quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.
+ Bài hát Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh
tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi.
+ Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh
hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm
đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất.
+ Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với
sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.
2. Thực hành (Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1)
Bài tập (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự
việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích. Bài làm
Vào năm 1946, anh trai của Bác Hồ là cụ Nguyễn Sinh Khiêm đã từ Nghệ An ra Hà
Nội để thăm Bác. Ban đầu, cụ Nguyễn Sinh Khiêm đibộ từ Nam Đàn ra ga Cầu Giát,
huyện Quỳnh Lưu quãng đường chừng 70 cây số. Lúc cụ lấy vé, ai cũng tưởng cụ là
Bác Hồ cải trang để vi hành. Lúc đó các cán bộ ở huyện Quỳnh Lưu cũng tưởng
như vậy và cảm thấy xúc động.
Ra đến ga Hàng Cỏ, vừa bước qua khỏi cổng ga thì đồng bào ở đây lại nhanh
chóng vây kín lấy cụ, khẳng định đây là Cụ Hồ cải trang để vi hành. Cụ Nguyễn Sinh
Khiêm đã đính chính: "Thưa bà con, tôi là một người dân xứ Nghệ, ra thăm Thủ đô,
không phải Cụ Hồ". Nhưng đồng bào không tin, mỗi lúc kéo đến một đông. Lúc này,
một chiến sĩ công an phát hiện thấy tình hình lạ đã gọi điện báo cáo lãnh đạo Nha
Công an Trung ương. Nội dung báo cáo nêu rõ: "Có một cụ già nói giọng Nghệ Tĩnh,
có râu, khuôn mặt rất giống Bác Hồ, nhân dân tin là Bác Hồ nên vây kín chưa đi
được. Nhiều khả năng đây là người anh ruột của Bác'.
Lúc ấy, đồng chí Lê Giản - Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương nghe báo cáo
liền cử người và xe ra ga Hàng Cỏ để đón người khách. Có lẽ vì muốn tránh đám
đông nên cụ Nguyễn Sinh Khiêm đã đồng ý lên xe. Khi đồng chí Lê Giản mạnh dạn
thưa chuyện: "Thưa bác, bác ra thăm Hồ Chủ tịch mà không thông báo trước để
chúng cháu cho xe đón đỡ vất vả", cụ Nguyễn Sinh Khiêm trả lời ngay: "Ông làm
chức trách Nhà nước mà ăn nói buồn cười. Lẽ đời thì em thăm anh, chứ anh nào
thấy em làm to lại ra thăm. Tôi ra đây là thăm Thủ đô nước Việt Nam mới xem thế
nào, chứ không phải thăm em làm Chủ tịch nước.".
Khi biết người anh Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội, Bác Hồ lặng đi, xúc động. Vì hoàn
cảnh lúc đó Bác Hồ chưa thể gặp anh mình ngày, đã nhờ người tiếp anh trai và mua
rượu. Đến đêm, trời mưa, Bác Hồ hóa trang mặc áo the, đội ô đi cùng hai đồng chí
đến phòng làm việc của đồng chí Lê Giản ở phố Trần Hưng Đạo có cửa ra vào phía
phố Dã Tượng, bác Hồ cởi áo thera, vào gặp anh trai. Vừa thấy anh trai, Bác Hồ
chạy đến ôm lấy anh khẽ kêu lên: "Anh Cả!". Cụ Nguyễn Sinh Khiêm cũng ôm lấy
Bác Hồ rồi nghẹn ngào thốt lên: "Chú râu đã dài thế này à?". Rồi hai anh em ôm
nhau khóc. Người thư kí nhẹ nhàng khép cửa lại rồi nhè nhẹ lui ra...
Tham khảo thêm tại đây: Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật
hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết
bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”. Bài làm
Ngày nay, bài hát Tiến quân ca đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người
dân Việt Nam vì đó là Quốc ca. Những bài hát đó đã ra đời như thế nào thì không
phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử.
Tuổi thanh niên là tuổi của ước mơ, của hoài bão khát vọng. Ấy vậy mà tôi lúc ấy
không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, buồn chán và thất vọng bủa vây
cuộc đời tôi. Đúng lúc tuyệt vọng nhất tôi gặp được Vũ Quý thông qua người bạn
thân Ph.D. Khi gặp Vũ Quý tôi mong muốn được tham gia chiến khu cùng các anh
em cầm súng giết giặc. Nhưng có lẽ Vũ Quý theo dõi sự nghiệp sáng tác nghệ thuật
của tôi nên giao cho tôi sáng tác nghệ thuật để cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng.
Khi bắt tay viết bài hát Tiến quân ca, tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được
gia nhập đội vũ trang nào; tôi chưa được ra chiến khu, và cũng chưa từng gặp chiến
sĩ cách mạng trong khóa quân chính ấy. Nhưng tại căn gác nhỏ ở phố Nguyễn
Thượng Hiền, tôi lại hình dung đó là chiến khu, là khu rừng nào đó trên Việt Bắc, và
cứ thế lời ca ra đời, con chữ tự nhiên hiện ra dưới ngòi bút. Tại căn gác nhỏ đó
Ph.D đã chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, và Vũ Quý là người đầu tiên biết đến bài hát này.
Bài hát Tiến quân ca ra đời được chào đón rất nồng nhiệt. Bài hát được công bố lần
đầu trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Tại đây
bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hoà nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng
trường Nhà hát Lớn. Tại buổi hôm đó bài hát đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt
tôi trào ra. Xung quanh tôi hang ngàn giọng hát cất vang theo những đoạn sôi nổi.
Trong một lúc những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong
hàng ngũ các công chức dự mít tinh. Lúc này anh bạn Ph.D của tôi đã buông lá cờ
đỏ sao vàng trên kia xuống và cướp loa phóng thanh hát vang Tiến quân ca. Con
người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hang vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng
là người hát trước quần chúng lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất. Lần thứ hai
bài hát Tiến quân ca của tôi xuất hiện là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng
ngàn người và các em thiếu nhi cùng cất lời ca, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn
đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.
Bài hát Tiến quân ca của tôi đã ra đời như thế đấy. Sau đó, bài hát được chọn làm
Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay. Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi
mà là của cả dân tộc Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------------