Soạn bài Viết: Bài văn miêu tả cây cối - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

Bài văn miêu tả cây cối trang 11, 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều vốn từ để viết bài văn tả cây cối thật hay, thật sinh động.

Viết: Bài văn miêu tả cây cối Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 11, 12
Câu 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Hoa xanh
Tháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu
mát bóng xanh non.
Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng
toàn thân toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu
ru thấp thoáng, mơ hồ.
Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong cành,
thả vào vườn hương thơ, dịu ngọt, ấm cúng.
Từ màu hoa ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, cứ mỗi ngày một lớn. Quả
na mở biết bao nhiêu mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ
hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất.
Theo Phạm Đức
a. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn
b. Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?
c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì?
Trả lời:
a. Xác định như sau:
1) Từ đầu đến "xanh non": Giới thiệu vườn na.
2) Từ "Cây na mảnh dẻ" đến "thấp thoáng hồ": Miêu tả cây na bóng mát
của cây na.
3) Từ "Cây na ra hoa" đến "ấm cúng": Miêu tả hoa na.
4) Từ "Từ màu hoa xanh" đến hết: Miêu tả quả na.
b. Tác giả miêu tả những bộ phận: thân cây, hoa na, quả na.
c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn tình cảm, cảm xúc của mình với
cây na.
Câu 2
Trao đổi với bạn:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
b. Theo em, ngoài trình tự miêu tả như bài “Hoa xanh”, còn thể miêu tả
theo trình tự nào khác?
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì?
Trả lời:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây.
Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.
b. Ngoài trình tự miêu tnhư bài "Hoa xanh", ta thể miêu tả theo các giai
đoạn phát triển của cây na từ khi còn những cây na non, na đã phát triển, na
nở hoa và kết trái.
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta thể bày t tình cảm, cảm xúc,
những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan.
Câu 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lá bàng
những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, bàng mới nảy
trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lên thật dày, ánh sáng xuyên qua
chỉ còn màu ngọc bích. Khi bàng ngả sang màu lục, lúc ấy mùa thu.
Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những
lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào
tôi cũng chọn lấy mấy thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
Đoàn Giỏi
a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không?
Trả lời:
a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.
b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả cây bàng cho ta biết các giai đoạn
phát triển của lá bàng: bàng mới nhú, bàng mọc dày, bàng ngả vàng,
bàng rụng.
Vận dụng
Đóng vai bồ công anh, những chú dế, hoa giọt sương để chào hỏi, làm
quen.
Trả lời:
Bồ công anh: Chào anh dế. Cảm ơn anh thật nhiều vì đã đón chào em bằng khúc
ca vô cùng hiếu khách và rộn rã ạ.
Anh dế: Rất vinh hạnh được chào đón em bồ công anh nhé.
Bồ công anh: Ôi, chị cỏ mật, chị hoa vàng, các chị thơm đẹp biết nhường
nào.
Chị cỏ mật, chị hoa vàng: Chào mừng em đến với thế giới xinh đẹp của bọn chị.
Chúng mình cùng nhảy múa, ca hát nhé.
| 1/4

Preview text:

Viết: Bài văn miêu tả cây cối Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 11, 12 Câu 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Hoa xanh
Tháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu mát bóng xanh non.
Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng
toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng, mơ hồ.
Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong cành,
thả vào vườn hương thơ, dịu ngọt, ấm cúng.
Từ màu hoa ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, cứ mỗi ngày một lớn. Quả
na mở biết bao nhiêu là mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ
hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất. Theo Phạm Đức
a. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn
b. Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?
c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì? Trả lời: a. Xác định như sau:
1) Từ đầu đến "xanh non": Giới thiệu vườn na.
2) Từ "Cây na mảnh dẻ" đến "thấp thoáng mơ hồ": Miêu tả cây na và bóng mát của cây na.
3) Từ "Cây na ra hoa" đến "ấm cúng": Miêu tả hoa na.
4) Từ "Từ màu hoa xanh" đến hết: Miêu tả quả na.
b. Tác giả miêu tả những bộ phận: thân cây, hoa na, quả na.
c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn tình cảm, cảm xúc của mình với cây na. Câu 2 Trao đổi với bạn:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
b. Theo em, ngoài trình tự miêu tả như ở bài “Hoa xanh”, còn có thể miêu tả theo trình tự nào khác?
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì? Trả lời:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây.
Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.
b. Ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", ta có thể miêu tả theo các giai
đoạn phát triển của cây na từ khi còn là những cây na non, na đã phát triển, na nở hoa và kết trái.
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan. Câu 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy
trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua
chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, lúc ấy là mùa thu.
Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những
lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào
tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. Đoàn Giỏi
a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không? Trả lời:
a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.
b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn
phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng. Vận dụng
Đóng vai bồ công anh, những chú dế, hoa lá và giọt sương để chào hỏi, làm quen. Trả lời:
Bồ công anh: Chào anh dế. Cảm ơn anh thật nhiều vì đã đón chào em bằng khúc
ca vô cùng hiếu khách và rộn rã ạ.
Anh dế: Rất vinh hạnh được chào đón em bồ công anh nhé.
Bồ công anh: Ôi, chị cỏ mật, chị hoa vàng, các chị thơm và đẹp biết nhường nào.
Chị cỏ mật, chị hoa vàng: Chào mừng em đến với thế giới xinh đẹp của bọn chị.
Chúng mình cùng nhảy múa, ca hát nhé.
Document Outline

  • Viết: Bài văn miêu tả cây cối Chân trời sáng tạo
  • Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 11, 12
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Vận dụng