Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức
Soạn Ngữ văn 6 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 2: Gõ cửa trái tim (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Đề bài:
Tình cảm, cảm xúc là một trong những phẩm chất hàng đầu của thơ. Để thể hiện tình cảm, cảm xúc các nhà thơ đã chọn nhiều cách khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiều khi các yếu tố tự sự và miêu tả đã được đưa vào thơ một cách đầy nghệ thuật, cho phép tác giả ẩn mình, nhường chỗ cho câu chuyện, sự việc, cảnh vật tự nói lên những điều cần thiết. Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc, ấn tượng của mình về một bài thơ thuộc loại này để hiểu thêm về một hình thức nghệ thuật độc đáo của thơ ca nói chung.
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
- Thân đoạn:
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là lời của một chú chiến sĩ kể về cậu bé liên lạc Lượm dũng cảm, hoạt bát. Hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, với đôi má đỏ bồ quân, đội chiếc mũ lệch, tung tăng nhảy nhót trên đồng ruộng, cứ in sâu mãi vào tâm trí em. Tuy còn nhỏ, nhưng việc cậu ấy làm chẳng nhỏ chút nào. Sự dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của Lượm khiến em vô cùng nể phục. Giây phút đọc được Lượm đã ra đi vì độc lập dân tộc, em đau xót vô cùng. Cũng như người chiến sĩ trong bài thơ, em đau xót, bàng hoàng đến không thể tin vào điều đó. Thật đắng cay, xót xa thay. Tuy nhiên, em chắc chắn rằng, Lượm tuy hi sinh, nhưng em sẽ vẫn sống mãi trong lòng những người dân Việt, cùng với đất nước ta. Những cảm xúc ấy, chính là từ bài thơ Lượm đã mang đến cho em.
>> Xem thêm: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Hay Chọn Lọc
Các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Bước 1: Trước khi viết
- Lựa chọn bài thơ: đó phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung..., có các chit iết miêu tả bối cảnh không gian.
- Tìm ý: nêu các câu hỏi và tự trả lời để có hệ thống ý cho bài văn:
- Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
- Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
- Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
- Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?
- Lập dàn ý
Bước 2: Viết bài
Những lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:
- Bám sát dàn ý để viết đoạn
- Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức trưc tình độc đáo
- Trình bày đúng hình thức của đoạn
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những yêu cầu sau:
- Giới thiệu được nhan đề bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm nhận chung của người viết
- Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả
- Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt