Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo có thêm tài liệu Soạn văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Chủ đề: Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài viết tham khảo
Câu 1: Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà
bài viết sẽ đi sâu phân tích.
Đời thừa là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về
người trí thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học.
Câu 2: Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể.
Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn, toàn bộ câu chuyện
chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận
say rượu của nhà văn Hộ, nhân vật trung tâm. Câu chuyện cũng không
được thuật lại theo trình tự thời gian.
Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn).
Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động, không có những kịch tính dồn
dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những
xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật.
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong, gắn
với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần
thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc họa nhân vật như là một con
người có đời sống tư tưởng.
Câu 4: Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong
việc khắc họa nhân vật.
Truyện ngắn “Đời thừa” cũng là một trong những truyện tiêu biểu cho
những đặc điểm đã nói trên của chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm
nhìn phức hợp. Đọc truyện, người đọc dễ dàng nhận ra sự quy chiếu
điểm nhìn của nhân vật Từ và Hộ lẫn điểm nhìn của người kể chuyện.
Hình dáng, diện mạo của Hộ, tính cách, tình cảm của Hộ hiện lên rõ
mồn một trong sự cảm nhận, đánh giá, quan sát tỉ mỉ của Từ. Chủ thể
trần thuật đứng đằng sau Từ để quan sát diện mạo của Hộ khi Hộ đang
chăm chú đọc sách: “Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi mày rộng của
hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc
có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững
trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp
cũng bóng lên như vậy”.
Chủ thể trần thuật cũng đứng đằng sau Hộ để quan sát và cảm động và
thương trước cái dáng ngủ thiểu não của Từ. Có thể thấy những sự trượt
điểm nhìn linh hoạt giữa chủ thể trần thuật sang các nhân vật, giữa nhân
vật với nhân vật đã tạo nên một tính chất đối thoại đặc biệt cho tác phẩm
để thông qua đó nhân vật bộc lộ tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình.
Điểm nhìn của chủ thể trần thuật cũng không hoàn toàn cố định mà luôn
luôn có sự di chuyển theo điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian.
Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn.
Người kể chuyện ở đây giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật.
Khoảng cách ấy được thể hiện rõ nhất qua giọng điệu trần thuật. Người
kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của
Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say.
Câu 6: Đánh giá giá trị của tác phẩm.
Đời thừa là một truyện ngắn giàu tính phê phán. Ngoài phê phán việc
con người, nhất là người trí thức, có thể đánh mất mình như thế nào,
truyện ngắn của Nam Cao còn muốn phê phán những thiết chế xã hội đã
đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường
được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng, khát
vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hóa bởi những thứ tưởng
như nhỏ nhặt nhất trong đời thường, khiến sự sống của con người trở
nên mất ý nghĩa. Sự phê phán của Nam Cao là biểu hiện của một "tấm
lòng thương đời nhất" và một "con mắt nhìn đời ác nhất", nói như
Nguyễn Minh Châu. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với
người đọc nhờ một nghệ thuật tự sự có chiều sâu, giàu sức thuyết phục. Sau khi đọc
Câu 1: Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có
những phương diện đáng chú ý nào?
Hướng ngòi bút vào việc miêu tả thế giới tinh thần bên trong của nhân
vật, Nam Cao thường xuyên lựa chọn kiểu kết cấu tâm lý. Có thể coi đây
là kiểu kết cấu đặc trưng, cơ bản nhất trong tác phẩm của Nam Cao, đặc
biệt là những sáng tác về chủ đề tiểu tư sản.
Hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá con người trong con
người,miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, mọi chuyển biến trong thế
giới tâm hồn của nhân vật. Trong “Đời thừa” nhà văn không hướng ngòi
bút vào miêu tả nỗi khổ cơm áo mà tập trung thể hiện nỗi đau đớn, dằn
vặt tinh thần của nhân vật trước gánh nặng áo cơm làm mai một tài năng và xói mòn nhân cách.
Câu 2: Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ
thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?
Tác giả đi theo trình tự diễn biến tâm lí nhân vật Hộ.
Câu 3: Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương
diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn?
Học được cách tường thuật để kết nối các sự kiện, trình bày cho người
khác hiểu được một vấn đề mà mình đang nói tới.
-------------------------------