Soạn bài Viết: Viết bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

Viết bài văn thuật lại một sự việc trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.

Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một
sự việc Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 64
Viết
Viết đoạn văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Trả lời:
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lịch sử,
khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này,
truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ.
em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu
cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên
nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu
đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn đi qua, thì điều còn lại?
Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang
phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hỏng nặng… Những
người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng
sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà
nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người sức góp sức, người của
góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ
lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc
nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo
quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong
xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào
hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để
được đem quà đến cho các bạn miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế
em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bạn nhỏ tội nghiệp không
đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế em
liền bật dậy, tìm chú heo mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được
em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến sẽ thể giúp
cho các bạn học sinh vùng thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi
vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở
về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn cùng hạnh
phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em
sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng
chính sức của mình.
Vận dụng
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương
thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.
Trả lời:
Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng
tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu
niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức
Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế
hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi
nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm thu nhặt phế liệu. Phong trào được
phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như:
“Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...
Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại
hiệu quả thiết thực trong đời sống hội, trong học tập rèn luyện của thiếu
nhi.
| 1/3

Preview text:

Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một
sự việc Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 64 Viết
Viết đoạn văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm. Trả lời:
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử,
khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này,
truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và
em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu
cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên
nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu
đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại?
Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang
phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những
người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có
sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà
nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của
góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc
nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo
quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong
xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào
hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để
được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là
em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bạn nhỏ tội nghiệp không có
đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em
liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được
em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp
cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi
vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở
về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh
phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em
sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình. Vận dụng
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương
thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động. Trả lời:
Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng
tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu
niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức
Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế
hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi
nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được
phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như:
“Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...
Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại
hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.
Document Outline

  • Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc Chân trời sáng tạo
  • Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 64
    • Viết
    • Vận dụng