Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Kể lại một truyện cổ tích

Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Kể lại một truyện cổ tích được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Soạn Kể lại một truyện cổ tích
1. ng dẫn phân tích kiu văn bản: Kể lại truyện ctích "Cây khế"
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế đọc bài văn Kể lại chuyện Cây khế, sau
đó trả lời những câu hỏi sau:
1. Người kể nêu được địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế
hay không?
3. Những hành động của nhân vật trong truyện bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều về cách kể lại một truyện
cổ tích?
ng dẫn trlời:
1. Người kể đã nêu được thời gian xảy ra câu chuyện (ngày xưa), nhưng chưa nêu
được địa điểm xảy ra câu chuyện.
2. Người kể đã kể đủ các sự việc chính diễn ra trong truyện Cây khế.
3. Người kể không bỏ sót hành động nào của nhân vật trong truyện.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích
khi viết, cần phải:
Nêu lên đưc thi gian, đa đim mà câu chuyn din ra
Kể đầy đcác chi tiết, skin chính ca câu chuyn theo trình tthi gian
Không bsót bt kì hành đng nào ca nhân vt trong truyện
2. Các ớc Kể lại một truyện cổ tích
ớc 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài: Em cần đọc đề bài để xác định:
Đề bài yêu cầu viết về vấn đề ?
Kiểu bài đề yêu cầu ?
- Thu thập liệu: Em hãy tìm đọc truyện cổ tích. Trong những truyện đó, truyện
nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, nhân vật đáng nhớ nhất, cốt truyện thú
vị nhất…?
ớc 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý: Em hãy đọc truyện đã chọn tr lời câu hỏi dưới đây:
Truyện tên gì? sao em chn kể lại truyện này?
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
Truyện nhng nhân vật nào?
Truyện gồm nhng sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
Truyện kết thúc như thế nào?
Cảm nghĩ của em về truyn?
- Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh.
ớc 3: Viết i
- Dựa vào dàn ý, viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện
được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
ớc 4: Xem lại chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Xem lại chỉnh sửa: Sau khi viết xong, kiểm tra lại bài viết theo những gợi ý sau:
Các
phần
của bài
Nội dung kiểm tra
Đánh giá
Đạt
Chưa đạt
Mở bài
Nêu tên truyện
Nêu lí do em mun kể lại truyện
Dùng ngôi thba để kể
Thân
bài
Gii thiu nhân vt, hoàn cnh xy ra câu chuyện
Gii thiu nhân vt, hoàn cnh xy ra câu chuyện
Trình bày chi tiết các svic xy ra tlúc m đầu
cho đến khi kết thúc
Các svic đưc ktheo trình tthi gian
Sự vic này ni tiếp svic kia mt cách hp lí
Thhin đưc các yếu tảo
Kết bài
Nêu cm nghĩ ca em vcâu chuyện
3. Bài văn kể lại một truyện cổ tích
Em đã từng được đọc rất nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Nhưng câu chuyện khiến
em ấn tượng nhất, vẫn câu chuyện Cây tre trăm đốt.
Truyện kể về một anh chàng nông dân chăm chỉ lại thật thà. đem lòng yêu mến
con gái phú ông, anh làm việc quần quật hết lòng cho ông ta, không lấy tiền công.
Thế đến lúc gái chuẩn bị lấy chồng, phú ông lại bắt anh phải tìm được một
cây tre trăm đốt. Tuy biết khó khăn, anh vẫn phải đồng ý đi tìm. Suốt bao ngày vất
vả, khó khăn lặn lội trong rừng tre, anh nông dân tội nghiệp vẫn chẳng tìm được cây
tre nào đủ trăm đốt cả. Bất lực, buồn đau, anh ngồi bệt xuống đất khóc.
Thấy vậy, bụt hiện lên hỏi thăm anh. Biết ngọn nguồn sự tình, bụt bảo anh đi
chặt đủ một trăm khúc tre về đây, rồi sẽ dạy anh thần chú. Nghe vậy, anh mừng lắm,
vội vàng đi chặt tre ngay. Đủ khúc tre, bụt dạy anh hai câu thần chú “khắc nhập khắc
nhập” “khắc xuất khắc xuất” để ghép các đốt tre lại với nhau. Mừng rỡ cùng,
anh cảm ơn bụt vội vàng trở về nhà. Ngờ đâu, nhà, tên phú ông lại đang làm
đám cưới cho con gái mình một tên phú ông khác. Tức giận quá, chàng liền đọc
thần chú, dính tên địa chủ tên nhà giàu vào khúc tre, không sao gỡ được. Phải đến
lúc ông ta chịu thực hiện lời hứa, anh mới thả ra. Cuối ng, sau bao nhiêu cực khổ,
anh nông dân cũng cưới được người mình thương.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt đã được các tác giả dân gian gửi gắm vào ước về
một hội công bằng. Những người hiền lành, chăm chỉ thì chắc chắn sẽ được hạnh
phúc, còn kẻ tham lam thì sẽ bị trừng trị thích đáng.
| 1/3

Preview text:

Soạn Kể lại một truyện cổ tích
1. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Kể lại truyện cổ tích "Cây khế"
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn Kể lại chuyện Cây khế, sau
đó trả lời những câu hỏi sau:

1. Người kể có nêu được địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?
3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?
Hướng dẫn trả lời:
1. Người kể đã nêu được thời gian xảy ra câu chuyện (ngày xưa), nhưng chưa nêu
được địa điểm xảy ra câu chuyện.
2. Người kể đã kể đủ các sự việc chính diễn ra trong truyện Cây khế.
3. Người kể không bỏ sót hành động nào của nhân vật trong truyện.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích là khi viết, cần phải:
• Nêu lên được thời gian, địa điểm mà câu chuyện diễn ra
• Kể đầy đủ các chi tiết, sự kiện chính của câu chuyện theo trình tự thời gian
• Không bỏ sót bất kì hành động nào của nhân vật trong truyện
2. Các bước Kể lại một truyện cổ tích
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:
• Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
• Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?
- Thu thập tư liệu: Em hãy tìm đọc truyện cổ tích. Trong những truyện đó, truyện
nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất…?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời câu hỏi dưới đây:
• Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
• Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
• Truyện có những nhân vật nào?
• Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
• Truyện kết thúc như thế nào?
• Cảm nghĩ của em về truyện?
- Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh. Bước 3: Viết bài
- Dựa vào dàn ý, viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện
được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, kiểm tra lại bài viết theo những gợi ý sau: Các Đánh giá phần Nội dung kiểm tra của bài Đạt Chưa đạt Nêu tên truyện
Mở bài Nêu lí do em muốn kể lại truyện
Dùng ngôi thứ ba để kể
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu
Thân cho đến khi kết thúc bài
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian
Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí
Thể hiện được các yếu tố kì ảo
Kết bài Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện
3. Bài văn kể lại một truyện cổ tích
Em đã từng được đọc rất nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Nhưng câu chuyện khiến
em ấn tượng nhất, vẫn là câu chuyện Cây tre trăm đốt.
Truyện kể về một anh chàng nông dân chăm chỉ lại thật thà. Vì đem lòng yêu mến
con gái phú ông, mà anh làm việc quần quật hết lòng cho ông ta, không lấy tiền công.
Thế mà đến lúc cô gái chuẩn bị lấy chồng, phú ông lại bắt anh phải tìm được một
cây tre trăm đốt. Tuy biết khó khăn, anh vẫn phải đồng ý đi tìm. Suốt bao ngày vất
vả, khó khăn lặn lội trong rừng tre, anh nông dân tội nghiệp vẫn chẳng tìm được cây
tre nào có đủ trăm đốt cả. Bất lực, buồn đau, anh ngồi bệt xuống đất mà khóc.
Thấy vậy, bụt hiện lên và hỏi thăm anh. Biết rõ ngọn nguồn sự tình, bụt bảo anh đi
chặt đủ một trăm khúc tre về đây, rồi sẽ dạy anh thần chú. Nghe vậy, anh mừng lắm,
vội vàng đi chặt tre ngay. Đủ khúc tre, bụt dạy anh hai câu thần chú “khắc nhập khắc
nhập” và “khắc xuất khắc xuất” để ghép các đốt tre lại với nhau. Mừng rỡ vô cùng,
anh cảm ơn bụt và vội vàng trở về nhà. Ngờ đâu, ở nhà, tên phú ông lại đang làm
đám cưới cho con gái mình và một tên phú ông khác. Tức giận quá, chàng liền đọc
thần chú, dính tên địa chủ và tên nhà giàu vào khúc tre, không sao gỡ được. Phải đến
lúc ông ta chịu thực hiện lời hứa, anh mới thả ra. Cuối cùng, sau bao nhiêu cực khổ,
anh nông dân cũng cưới được người mình thương.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt đã được các tác giả dân gian gửi gắm vào ước mơ về
một xã hội công bằng. Những người hiền lành, chăm chỉ thì chắc chắn sẽ được hạnh
phúc, còn kẻ tham lam thì sẽ bị trừng trị thích đáng.