Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Làm một bài thơ lục bát
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Làm một bài thơ lục bát được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 3: Vẻ đẹp quê hương (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Làm một bài thơ lục bát
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Câu 1 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của
dòng thơ thứ 4 lại là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì? Xem đáp án
Câu 2 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Dựa vào hiểu biết về thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh
điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở): 1 2 3 4 5 6 7 8 Lục Bát Xem đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 B Lục B B T T B đồng B B Bát T B B T T B đông nhiều B Lục T B T T B diều B Bát T B T T T B B chiều
Câu 3 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Cảnh sắc của thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi
tiết, rõ ràng, tỉ mỉ, hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu?
Việc thể hiện như thế có tác dụng gì? Xem đáp án
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người được miêu tả bằng một vài chi tiết tiêu biểu, như:
• Cảnh sắc thiên nhiên: rạ rơm, gió đông, con diều, củ khoai...
• Hoạt động của con người: chăn trâu, đốt lửa, đuổi theo con diều, nướng khoai...
- Tác dụng: vừa giúp phác họa một cách khái quát, toàn cảnh bức tranh thiên nhiên
rộng lớn trên cánh đồng mùa đông vừa gặt, với những đứa trẻ sung sướng thả diều,
nướng khoai; vừa để lại không gian cho người đọc tưởng tượng, liên tưởng và cảm
nhận vẻ đẹp và những tình cảm bâng khuâng, xao xuyến trong từng dòng thơ.
Câu 4 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Cảm xúc của tác giả trong bài thơ thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào? Xem đáp án
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện gián tiếp.
- Cảm xúc của tác giả được thể hiện thông qua hình ảnh: buổi chiều chăn trâu, cắt
cỏ, thả diều, nướng khoai... Những hình ảnh ấy được khắc họa trong khung cảnh
chiều hoàng hôn mùa đông đang buông xuống → Tất cả hòa quyện với nhau, thể
hiện tâm trạng bâng khuâng, có chút tiếc nuối khi buổi chiều đã trôi qua rất nhanh của tác giả.
Câu 5 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì? Xem đáp án
Nét độc đáo của bài thơ:
- Sử dụng các từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi (gió đông, con diều) → Khắc họa
vẻ đẹp thanh bình của miền quê
- Dùng từ 1 cách tinh tế để lột tả trạng thái của người và sự vật:
• "mải mê" thể hiện sự say mê, thích thú quên đi tất cả của đứa trẻ thả diều
• "tro" thể hiện trạng thái của củ khoai, đồng thời lột tả màu sắc của hoàng hôn
- Sử dụng phép đối (ít >< nhiều), giữa cái hữu hình (rơm) và cái vô hình (gió đông),
tạo sự liên tưởng mới mẻ
- Hình ảnh củ khoai nướng - cháy thành tro → Tạo dòng chảy thời gian, từ chiều đến
hoàng hôn, tạo sự bao trùm của không gian rộng lớn
Câu 6 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát? Xem đáp án
Từ việc tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát như sau: a) Về hình thức:
- Phải gồm các cặp câu thơ (1 câu lục và 1 câu bát) đan xen với nhau - cứ 1 câu lục thì sẽ có 1 câu bát - Gieo vần:
• Từ thứ 6 câu lục vần với từ thứ 6 câu bát kế tiếp
• Từ thứ 8 câu bát vần với từ thứ 6 câu lục kế tiếp
- Nên sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ.. để tạo những liên tưởng thú vị b) Về nội dung:
- Thể hiện được nội tâm, cảm xúc, cách nghĩ về một vấn đề, hình ảnh nào đó
- Thể hiện gián tiếp cảm xúc qua các hình ảnh
Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ lục bát Phương diện Nội dung kiểm tra Đạt / Chưa đạt
Bài thơ gồm các dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng) xen kẽ
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp chẵn
Cách hiệp vần: tiếng thứ sáu của dòng lục
vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó Hình thức
Tiếng thứ tám của dòng bát đó vần với
tiếng thứ sáu của dòng lục kế tiếp
Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so
sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ…
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được
chính xác điều người viết muốn nói
Các hình ảnh sống động, thú vị
Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm Nội dung
xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống