Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Non-bu và Heng-bu
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Non-bu và Heng-bu được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 2: Miền cổ tích (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Non-bu và Heng-bu Chân trời sáng tạo (Chi tiết)
1. Trả lời câu hỏi bài Non-bu và Heng-bu
Câu 1 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.
Gợi ý các tiêu chí để xác định các đặc điểm của truyện cổ tích trong một văn bản: • Nội dung câu chuyện • Cốt truyện
• Nhân vật chính (cùng nhân vật phụ [phản diện] - đối lập với nhân vật chính)
• Phẩm chất của các nhân vật (thể hiện trực tiếp qua các hành động)
• Chủ đề chính của câu chuyện • Người kể chuyện
Hướng dẫn trả lời:
Các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu là:
1. Nội dung truyện Non-bu và Heng-bu
Non-bu và Heng-bu là truyện kể dân gian Hàn Quốc, là kết quả của trí tưởng tượng
dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của kiểu nhân vật tội nghiệp có tấm lòng
nhân hậu (người em Heng-bu). Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với
cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
2. Cốt truyện Non-bu và Heng-bu
• Mở đầu câu chuyện bằng cụm từ quen thuộc “ngày xửa… ngày xưa…”
• Có các yếu tố hoang đường kì ảo (bổ quả bầu ra xuất hiện trân châu, vàng
bạc, yêu tinh, quân cướp…)
• Có kết thúc có hậu (em trai Heng-bu là người tốt thì được hưởng cuộc sống
giàu có, sung túc, người anh Non-bu xấu tính, tham lam thì bị trừng phạt mất hết tất cả)
3. Nhân vật chính của truyện Non-bu và Heng-bu
- Nhân vật chính là người em Heng-bu thuộc kiểu nhân vật bất hạnh (sau khi cha mẹ
qua đời, bị người anh tham lam chiếm đoạt hết gia sản, phải sống cuộc sống khó
khăn, vất vả, tuy vậy vẫn giữ được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, nên đã
được đổi đời, có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn)
- Nhân vật phụ là người anh Non-bu xấu xa, độc ác, tham lam
4. Phẩm chất của nhân vật trong truyện Non-bu và Heng-bu
- Phẩm chất nhân vật được thể hiện qua hành động cụ thể:
• Người em Heng-bu tốt bụng: không bao giờ oán hận, trách móc anh trai
dù anh ta tham lam, xấu xa; chấp nhận tha thứ cho người anh; ân cần băng
bó cho chú chim nhạn bé nhỏ…
• Người anh Non-bu xấu xa, tham lam: cướp hết gia sản sau khi bố mẹ qua
đời; không giúp đỡ người em khốn khổ dù mình rất sung túc; bẻ gãy chân
chú chim nhạn bé nhỏ để hòng có thêm tiền bạc…
5. Chủ đề của văn bản Non-bu và Heng-bu
Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, người tốt sẽ được đền đáp,
kẻ xấu phải bị trừng trị.
6. Người kể chuyện trong Non-bu và Heng-bu
Người kể chuyện là người kể chuyện giấu mình, đứng ở ngôi thứ ba kể lại các sự
việc bên trong câu chuyện.
Câu 2 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?
Hướng dẫn trả lời:
Bài học rút ra sau khi đọc văn bản Non-bu và Heng-bu:
• Trong cuộc sống, cần phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, sống chan chứa tình yêu thương
• Nên chăm chỉ làm việc, học tập, lao động bằng khả năng của mình
• Không nên tham lam, cướp đoạt tài sản, công sức của người khác
• Không được làm điều ác, xấu xa với người khác
→ Câu chuyện thể hiện quan điểm và mơ ước của người dân ngày xưa, về một cuộc
sống công bằng, đầy tình thương yêu giữa con người với con người, và ở thế giới đó,
người tốt sẽ gặp được điều lành, được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu xa thì sẽ bị trừng trị thích đáng.