Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Thực hành Tiếng Việt trang 67

Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Thực hành Tiếng Việt trang 67 được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Soạn Thực hành Tiếng Việt trang 67 lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 67 Ngvăn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn ca dao sau:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
Ca dao
a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu thể
thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc
cửi, đường quanh bàn cờ”.
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
d. Trong dòng thơ cuối, thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được
không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa của i ca
dao.
ng dẫn trlời:
a)
- Từ “phồn hoa” dùng để miêu tả vẻ xa hoa, giàu náo nhiệt, tấp nập của một
khu phố, một thành phố.
- Không thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được: bởi “phồn vinh” dùng
để chỉ một giai đoạn phát triển tốt, giàu có, thịnh vượng. câu thơ đầu, tác giả
muốn miêu tả vẻ đẹp phồn hoa đô hội của Long Thành, nên chỉ dùng từ “phồn hoa”
chứ không dùng từ “phồn vinh” được.
b)
- Câu thơ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh,
từ so sánh đã được ẩn đi, cụ thể:
So sánh phố với mc cửi
So sánh đưng vi bàn c
- Tác dụng: hình ảnh so sánh giúp câu thơ trở nên hấp dẫn sinh động hơn, đồng
thời giúp người đọc dễ dàng liên tưởng tưởng tượng ra hình ảnh phố phường
Long Thành đông đúc, tập nập, náo nhiệt, đầy ắp những cửa hàng cửa hiệu.
c)
- Từ láy đã được sử dụng: ngẩn ngơ
- Tác dụng của từ láy: giúp miêu tả chân thực trạng thái ngỡ ngàng, thơ thẩn vì quá
tập trung, quá mê say khi nhớ về khung cảnh phồn hoa náo nhiệt chốn Long Thành
mà mình từng được chiêm ngưỡng của tác giả.
d)
- Không thể sử dụng cụm từ “bút đây” để thay thế cho cụm từ “bút hoa” được.
- Từ “bút hoa” được dùng với dụng ý như một lời tự gọi, tự xưng mang sự tự hào về
bản thân của nhà thơ. “Hoa” đây tài hoa, hào hoa, “bút hoa” ngòi bút của
người tài hoa phong nhã, ý chỉ chính nhà thơ. Cách xưng này thể hiện sự tự tin,
tự hào về bản thân văn chương của nhà thơ, giá trị nghệ thuật nhiều hơn
cụm từ “bút đây” trong trường hợp này.
Câu 2 trang 68 Ngvăn 6 tp 1 Chân tri sáng tạo
Đọc bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Ca dao
a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn
từ “sẵn” trong bài ca dao này phù hợp với nội dung tác giả muốn thể hiện
không? Vì sao?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.
ng dẫn trlời:
a)
- Từ "sẵn" trong câu nghĩa là: chỉ trạng thái nhiều, đầy đủ để thỏa mãn ngay
mọi nhu cầu.
- Việc lựa chọn từ "sẵn" trong bài ca dao đã phù hợp với nội dung mà tác giả muốn
thể hiện. Vì tác giả muốn kể về sự trù phú, sung túc, đủ đầy mà thiên nhiên ban tặng
cho con người nơi đây. Rằng ở xứ Tháp Mười, lúc nào cũng có rất nhiều đồ ăn, thức
uống trong ao vườn, sông hồ.
b)
- Biện pháp tu từ: điệp từ (từ "sẵn" được lặp lại 2 lần)
- Tác dụng: liệt kê, và nhấn mạnh sự giàu có, trù phú, sung túc của thiên nhiên vùng
Tháp Mười.
Câu 3 trang 68 Ngvăn 6 tp 1 Chân tri sáng tạo
Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:
A
Câu
B
Từ điền vào chỗ trống
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động
những phương án giải quyết.
a. hoàn thành
2. Bạn Nga … bạn Nam làm lớp trưởng
b. con
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ!
c. chú
4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã cho
người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để
làm kỉ niệm.
d. lung linh
5. Một bài văn … cần có ba phần: mở bài, thân bài
kết bài.
đ. long lanh
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ những
bài tập còn lại nhé!
e. đề xuất
7. Người thợ săn bị một … hổ tấn công.
g. đề cử
8. mèo ấy món quà đặc biệt ngoại đã mang
từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
h. biếu
9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve.
i. hoàn chỉnh
10. Bóng trăng… trên mặt nước
k. tặng
ng dẫn trlời:
Điền từ ở cột B vào cột A như sau:
(1 - e) Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án
giải quyết.
(2 - g) Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng
(3 - h) Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!
(4 - k) Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của
mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.
(5 - i) Một bài văn hoàn chnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
(6 - a) Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn
lại nhé!
(7 - b) Người thợ săn bị một con hổ tấn công.
(8 - c) Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi
vào dịp hè năm ngoái.
(9 - đ) Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.
(10 - d) Bóng trăng lung linh trên mặt nước
Câu 4 trang 69 Ngvăn 6 tp 1 Chân tri sáng tạo
Đọc đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của
đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài
ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi
đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. cái
khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn này: “Đứng bên ni đồng,
ngó bên tê đồng”…
(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện
nội dung của đoạn văn.
ng dẫn trlời:
- Các từ láy trong đoạn văn là: ngắn ngủi, thiết tha, dân dã, mộc mạc, tha thiết,
ngọt ngào, xao xuyến
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của
đồng quê một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng.
Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân , mộc mạc của mỗi miền quê,
khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. cái
khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn này: “Đứng bên ni
đồng, ngó bên tê đồng”…
(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)
Tác dụng của từ láy trong đoạn văn: giúp diễn tả hơn những cảm xúc của
người viết, cũng như đặc điểm của bài ca dao, từ đó giúp người đọc dễ dàng cảm
nhận, mường tượng được vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của những bài ca dao.
Viết ngn: Viết đoạn văn gii thiu tp nh vquê hương, đt nưc hoc nơi em
đang sng
Đề bài: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách
báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn
văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ
nguồn tìm kiếm hình ảnh)
ng dẫn trlời:
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Đến với Cần Thơ quê em, không ai không thích thú với Chợ nổi Cái Răng cả. Khu
chợ này cũng là những hàng rau, hàng thịt, hàng cơm, hàng bún, hàng áo quần, giày
dép… như bao khu chợ khác. Nhưng lại đặc biệt nổi tiếng chính bởi hình thức
của mình. Đây một khu chợ nổi trên mặt sông, với các gian hàng cũng chính
những chiếc ghe, chiếc thuyền. Người đi chợ, sẽ ngồi trên những chiếc thuyền hoặc
sông để mua sắm. Tiện thì chạy ra sát các thuyền hàng để lựa chọn, không thì
đứng một chỗ, chờ hàng ngang qua thì vẫy tay gọi vào. Tuy bán trên mặt sông, lênh
đênh như vậy, nhưng những chiếc thuyền hàng chợ nổi chẳng kém cạnh chút nào
so với chợ trên cạn. Hàng cũng có, lại càng thêm đa dạng phong phú nữa
đằng khác. Các cô, chú bán hàng như những nhà xếp hình chuyên nghiệp, sắp xếp
làm sao cho nhiều hàng nhất có thể, cho mọi người tiện xem, chọn lựa. Đến với chợ
nổi Cái Răng, người ta không phải chỉ để mua sắm, mà còn để thăm thú, chụp hình,
chiêm ngưỡng một khu chợ kì thú, hiếm gặp của vùng sông nước nơi đây. Bất kì ai,
khi lần đầu nhìn thấy cảnh họp chợ lênh đênh ấy, cũng phải xuýt xoa, trầm trồ khen
ngợi không thôi. Thật là tự hào biết bao nhiêu!
| 1/5

Preview text:

Soạn Thực hành Tiếng Việt trang 67 lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 67 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn ca dao sau:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền. Ca dao
a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể
thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc
cửi, đường quanh bàn cờ”.
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được
không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.
Hướng dẫn trả lời: a)
- Từ “phồn hoa” dùng để miêu tả vẻ xa hoa, giàu có và náo nhiệt, tấp nập của một
khu phố, một thành phố.
- Không thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được: bởi vì “phồn vinh” dùng
để chỉ một giai đoạn phát triển tốt, giàu có, thịnh vượng. Mà ở câu thơ đầu, tác giả
muốn miêu tả vẻ đẹp phồn hoa đô hội của Long Thành, nên chỉ dùng từ “phồn hoa”
chứ không dùng từ “phồn vinh” được. b)
- Câu thơ “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh,
từ so sánh đã được ẩn đi, cụ thể:
• So sánh phố với mắc cửi
• So sánh đường với bàn cờ
- Tác dụng: hình ảnh so sánh giúp câu thơ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, đồng
thời giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và tưởng tượng ra hình ảnh phố phường ở
Long Thành đông đúc, tập nập, náo nhiệt, đầy ắp những cửa hàng cửa hiệu. c)
- Từ láy đã được sử dụng: ngẩn ngơ
- Tác dụng của từ láy: giúp miêu tả chân thực trạng thái ngỡ ngàng, thơ thẩn vì quá
tập trung, quá mê say khi nhớ về khung cảnh phồn hoa náo nhiệt chốn Long Thành
mà mình từng được chiêm ngưỡng của tác giả. d)
- Không thể sử dụng cụm từ “bút đây” để thay thế cho cụm từ “bút hoa” được.
- Từ “bút hoa” được dùng với dụng ý như một lời tự gọi, tự xưng mang sự tự hào về
bản thân của nhà thơ. “Hoa” ở đây là tài hoa, là hào hoa, “bút hoa” là ngòi bút của
người tài hoa phong nhã, ý chỉ chính nhà thơ. Cách xưng hô này thể hiện sự tự tin,
tự hào về bản thân và văn chương của nhà thơ, nó có giá trị nghệ thuật nhiều hơn
cụm từ “bút đây” trong trường hợp này.
Câu 2 trang 68 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo Đọc bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn. Ca dao
a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn
từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.
Hướng dẫn trả lời: a)
- Từ "sẵn" trong câu có nghĩa là: chỉ trạng thái có nhiều, đầy đủ để thỏa mãn ngay mọi nhu cầu.
- Việc lựa chọn từ "sẵn" trong bài ca dao đã phù hợp với nội dung mà tác giả muốn
thể hiện. Vì tác giả muốn kể về sự trù phú, sung túc, đủ đầy mà thiên nhiên ban tặng
cho con người nơi đây. Rằng ở xứ Tháp Mười, lúc nào cũng có rất nhiều đồ ăn, thức
uống trong ao vườn, sông hồ. b)
- Biện pháp tu từ: điệp từ (từ "sẵn" được lặp lại 2 lần)
- Tác dụng: liệt kê, và nhấn mạnh sự giàu có, trù phú, sung túc của thiên nhiên vùng Tháp Mười.
Câu 3 trang 68 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A: A B Câu
Từ điền vào chỗ trống
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động … a. hoàn thành
những phương án giải quyết.
2. Bạn Nga … bạn Nam làm lớp trưởng b. con
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ! c. chú
4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã … cho
người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để d. lung linh làm kỉ niệm.
5. Một bài văn … cần có ba phần: mở bài, thân bài và đ. long lanh kết bài.
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ … những e. đề xuất bài tập còn lại nhé!
7. Người thợ săn bị một … hổ tấn công. g. đề cử
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang h. biếu
từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve. i. hoàn chỉnh
10. Bóng trăng… trên mặt nước k. tặng
Hướng dẫn trả lời:
Điền từ ở cột B vào cột A như sau:
(1 - e) Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.
(2 - g) Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng
(3 - h) Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!
(4 - k) Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của
mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.
(5 - i) Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
(6 - a) Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!
(7 - b) Người thợ săn bị một con hổ tấn công.
(8 - c) Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
(9 - đ) Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.
(10 - d) Bóng trăng lung linh trên mặt nước
Câu 4 trang 69 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của
đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài
ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi
đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì
khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”…
(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện
nội dung của đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời:
- Các từ láy có trong đoạn văn là: ngắn ngủi, thiết tha, dân dã, mộc mạc, tha thiết, ngọt ngào, xao xuyến
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của
đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng.
Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê,
khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái
gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni
đồng, ngó bên tê đồng”…
(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)
→ Tác dụng của từ láy trong đoạn văn: giúp diễn tả rõ hơn những cảm xúc của
người viết, cũng như đặc điểm của bài ca dao, từ đó giúp người đọc dễ dàng cảm
nhận, mường tượng được vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của những bài ca dao.
Viết ngắn: Viết đoạn văn giới thiệu tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống
Đề bài: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách
báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn
văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ
nguồn tìm kiếm hình ảnh)
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Đến với Cần Thơ quê em, không ai là không thích thú với Chợ nổi Cái Răng cả. Khu
chợ này cũng là những hàng rau, hàng thịt, hàng cơm, hàng bún, hàng áo quần, giày
dép… như bao khu chợ khác. Nhưng nó lại đặc biệt nổi tiếng chính bởi hình thức
của mình. Đây là một khu chợ nổi trên mặt sông, với các gian hàng cũng chính là
những chiếc ghe, chiếc thuyền. Người đi chợ, sẽ ngồi trên những chiếc thuyền hoặc
mé sông để mua sắm. Tiện thì chạy ra sát các thuyền hàng để lựa chọn, không thì
đứng một chỗ, chờ hàng ngang qua thì vẫy tay gọi vào. Tuy bán trên mặt sông, lênh
đênh như vậy, nhưng những chiếc thuyền hàng ở chợ nổi chẳng kém cạnh chút nào
so với chợ trên cạn. Hàng gì cũng có, lại càng thêm đa dạng và phong phú nữa là
đằng khác. Các cô, chú bán hàng như những nhà xếp hình chuyên nghiệp, sắp xếp
làm sao cho nhiều hàng nhất có thể, cho mọi người tiện xem, chọn lựa. Đến với chợ
nổi Cái Răng, người ta không phải chỉ để mua sắm, mà còn để thăm thú, chụp hình,
chiêm ngưỡng một khu chợ kì thú, hiếm gặp của vùng sông nước nơi đây. Bất kì ai,
khi lần đầu nhìn thấy cảnh họp chợ lênh đênh ấy, cũng phải xuýt xoa, trầm trồ khen
ngợi không thôi. Thật là tự hào biết bao nhiêu!