-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 3: Vẻ đẹp quê hương (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo
1. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
1. Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?
2. Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?
3. Nội dung câu mở đoạn là gì?
4. Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?
5. Nội dung của câu kết đoạn là gì?
Hướng dẫn trả lời:
1. Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát.
2. Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc (xưng “tôi”)
3. Nội dung câu mở đoạn là: giới thiệu những cảm xúc chung mà bài ca dao đem đến cho tác giả.
4. Phần thân đoạn gồm những câu: từ "Với âm hưởng ngọt ngào..." đến "... khắc ghi công ơn trời bể ấy"
→ Phần thân đã trình bày:
• Cảm xúc của người viết về các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài ca dao
• Cảm xúc, suy nghĩ của người viết về nội dung bài ca dao
5. Nội dung của câu kết đoạn: khẳng định lại những cảm xúc về bài thơ, và ý nghĩa
của bài thơ đến tác giả.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã
hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực.
Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai,
yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu,
thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy,
nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận
thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham
lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ
dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ,
càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau.
Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức
yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò”
xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số
phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.
3. Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Các phần của Nội dung kiểm tra Đạt / Chưa đạt đoạn văn
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình Mở đoạn về bài thơ
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có)
và cảm xúc khái quát về bài thơ
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự
hợp lí bằng một số câu Thân đoạn
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân Kết đoạn
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn
Gợi ý chỉnh sửa đoạn văn:
• Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái
quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát
• Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ
• Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ
• Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của
bài thơ đối với bản thân
• Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi dùng từ nếu có