Soạn Triết Lượng và Chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quy luật lượng-chất > cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hànhtheo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hoá về chất của sự vật, hiện tượng vàđưa sự vật, hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng
1) Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập > nguồn gốc của sự phát triển
2) Lượng – chất > cách thức của sự phát triển
3) Phủ định của phủ định > kết quả, cách thức mới của sự phát triển A. Khái niệm:
Quy luật lượng-chất > cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành
theo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hoá về chất của sự vật, hiện tượng và
đưa sự vật, hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo.
Ví dụ: học sinh A học kém ( chất ban đầu ) > tích luỹ kiến thức ( tăng lượng ) > A học giỏi
( chất mới ) : lượng kiến thức đã tích luỹ đủ thì chuyển hoá chất học kém sang chất học giỏi >
Phải tích luỹ dần dần cái yếu tố ( lượng ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất: Ví dụ: khi học tập
phải tích luỹ kiến thức dần dần, văn ôn võ luyện mới mong được kết quả tốt nhất, không chỉ
ngày một ngày hai mà mong cầu được kết quả như mong đợi. B. Chất -
Phạm trù triết học > tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố tạo nên chúng làm cho sự vật là nó
chứ khôgn phải là cái khác ( phân biệt )
+ Trên đời này có vô vàn sự vật hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng có những chất vốn
có làm nên chính chúng, nhờ chất này mà ta có thể phân biệt được các svht khác nhau
Vd: đường (ngọt); muối ( mặn)
+ Tính ổn định tương đối C. Lượng -
Phạm trù triết triết học> tính quy định khách quan vốn có của svht, biểu thị số lượng,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của svht cũng như thuộc tính của nó
+ Mỗi svht tồn tại nhiều loại lượng khác nhau.
Vdu: H2O gôm hai nguyên tử H, một ngtu Oxi
+ Biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong: H2O gôm hai nguyên tử H, một ngtu Oxi
+ Biểu thị dưới dạng số lượng cụ thể: lớp có 40 người.
+ Biểu thị dưới dạng khái quát: lượng kiến thức học tập; lượng trình độ nhận thức;
lượng nhân phẩm đạo đức
+ Biểu thị bởi yếu tố bên ngoài: chiều cao, chiều dài, chiều rộng ,chiều sâu -
Tính ổn định: thường xuyên biến đổi
D. Quan hệ : sự phân biệt giữa chất và lượng mang tính tương đối. Có những tính quy
định trong mối quan hệ này là chất của sv, nhưng tỏng mối quan hệ khác là lượng và ngược lại.
Ví dụ: học sinh giỏi là chất , nhưng khi nói số lượng học sinh giỏi của một lớp cho thấy
chất học tập giỏi của lớp đó, thì khi này số học sinh giỏi là lượng. E. Nội dung
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng
trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy,
chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát
triển liên tục của sự vật.
Ví dụ: sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí, thể rắn của nước. ( dưới 0 độ: thể rắn; 0 đến 100
độ: lỏng; trên 100 độ: khí ) -
Độ ( 0-100 ) : khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản chất của svht. ( vẫn là nó ) -
Điểm nút ( 0 độ, 100 độ ) : thời điểm sự thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi chất của sv . -
Bước nhảy: sự chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng gây nên.
+ Dựa vào nhịp điệu: bước nhảy đột biến/ dần dần.
+ Dựa vào quy mô: bước nhảy toàn bộ/ cục bộ
Ví dụ :+ Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có sự đấu tranh của các giai cấp (mầm
mống là chủ nghĩa cộng sản) trong quá trình đấu tranh này được hiểu là ĐỘ;
cuộc đấu tranh diễn ra đến đỉnh điểm gọi là ĐIỂM NÚT; khi mà chủ nghĩa tư
bản bị lật đổ và chủ nghĩa cộng sản lên thay thế thì được gọi là BƯỚC NHẢY.
+ Từ học sinh cấp ba đến sinh viên đại học ( tích luỹ đủ kiến thức trong ba
năm > thi đại học > trở thành sinh viên ) : chất cũ ( học sinh cấp ba )/ chất mới
(sinh viên)/ lượng ( kiến thức năm cấp 3 )/ điểm nút ( thời điểm hoàn thnahf
chương trình học )/ Bước nhảy ( sự chuyển hoá từ học sinh cấp ba thành sinh viên ).
Khi đã là sinh viên, thì phải học những kiến thức mới ở đại học ( LƯỢNG MỚI ).
F. Ý nghĩa: bất kì svht nào cũng tồn tại hai mặt chất và lượng; sự thay đổi về
lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất khi đủ điều kiện và ngược lại
Từng bước tich luỹ về lượng thì mới có thể làm biến đổi chất.
Trong cuộc sống này, nếu như thất bại hay chưa đạt được điều mình muốn, thì tức là
vẫn CHƯA ĐỦ lượng. Ví dụ: không thể tốt nghiệp khi chưa đủ tín chỉ/ không thể hiểu
hết một cuốn sách khi chỉ đọc một lần; không hiểu môn Triết là do chưa đọc sách đủ
nhiều, chưa tham khảo nghe giảng đủ sâu.
Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, ‘đốt cháy giai đoạn’, thực
hiện bước nhayy khi lượng chưa đạt điểm nút.
Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy để thúc đẩy quá trình chuyển
hoá từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: muốn kinh doanh mà chưa tích luỹ đủ vốn, kiến thức chuyên sâu ( sản phẩm,
marketing ) khả năng tương lai thất bại dường như là chăc chắn. Chưa tích
luỹ đủ lượng mà đã thực hiện bước nhảy ( DỤC TỐC BẤT ĐẠT )