-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 129 | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | rình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 129 | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 5: Những tình huống khôi hài (CTST) 20 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 129 | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | rình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 129 | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những tình huống khôi hài (CTST) 20 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 (6)
- Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (CTST) (23)
- Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (CTST) (19)
- Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận) (CTST) (17)
- Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (CTST) (19)
- Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường) (CTST) (18)
- Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện) (CTST) (19)
- Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin) (CTST) (10)
- Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử) (CTST) (7)
- Bài 10: Cười mình, cười người (Thơ trào phúng) (CTST) (10)
Preview text:
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | rình bày ý kiến
về một vấn đề xã hội trang 129 | Chân trời sáng tạo Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói
Các văn bản hài kịch mà em đã học gọi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những
vấn đề đỏ không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn
một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình. Các vấn đề đó có thể là:
• Thói hám danh, học đòi làm sang. • Bệnh sĩ diện. • Thói lửa gạt. ● Thói sính ngoại. ● …
Để tăng hiệu quả giao tiếp, em xác định mục đích trình bày; những vấn đề mà người
nghe quan tâm; thời lượng bài trình bày. Từ đó, xác định nội dung và cách trình bảy phù hợp.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Để tìm ý cho bài nói, em hãy trả lời một số câu hỏi:
Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng
chứng nào sẽ giúp củng cố cho lí lẽ của em?
• Có thể tìm kiếm, thu thập các câu chuyện, hình ảnh video clip nào liên quan đến
bải nói để làm bằng chứng cho nhận định của mình?
Từ những ý đã phác thảo, chọn những ý tiêu biểu để lập dàn ý (tham khảo cách làm
ở bài Sự sống thiêng liêng).
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Sử dụng những kĩ năng đã học ở bải Sự sống thiêng liêng để tự luyện tập.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
• Cần có thái độ cầu thị, lắng nghe, hoà nhã khi trả lời những câu hỏi, ý kiến phản
biện. Lưu ý: củng một vấn đề, mỗi người có thể có cách tiếp cận riêng, có cách lí
giải khác nhau và cần được tôn trọng.
• Sau buổi trình bày, có thể tiếp tục trao đổi với người nghe về những điều cần làm
rõ qua các phương tiện liên lạc cá nhân nếu cần.
• Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (đã học ở bài Sự
sống thiêng liêng) để tự đánh giá bài nói của mình và của người khác.
Bài nói tham khảo:
Trình bày ý kiến về nghiện game online
Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng
toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của
nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày
càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một
vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất
phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể
chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta
thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai
mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn
sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp
tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả
năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game
như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên
không nên lạm dụng quá nhiều vào game .
Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày chỉ để
“cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ. Việc
làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và tương lai
của rất nhiều bạn trẻ.
Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chơi cái gì cũng
vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể
dần đau nhức suy yếu sức khỏe , ngồi lâu trên máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại
khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người.
Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian chúng
ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt động thể
theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời gian vào
game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn thời gian
lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi.
Nhiều học sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình.
Ban đầu có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành
thói quen xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường
tội phạm phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong
những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.
Để hạn chế những tác động nguy hiểm của nghiện game online, mỗi cá nhân cần
nhận thức đúng đắn tác hại của game, kiểm soát được hành vi của của bản thân,
không sa đà quá mức vào các trò tiêu khiển. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần
dành nhiều thời gian để quản lí các hoạt động học tập, vui chơi của con, hạn chế
cho con sử dụng điện thoại, internet.Mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng
những điều tốt đẹp từ cuộc sống, ai cũng có quyền tiếp cận và sử dụng internet
nhưng đừng lạm dụng nó quá mức. Biết dừng lại đúng lúc trước khi biến nó thành
cơn nghiện. Hãy để chúng ta làm chủ internet và đừng bao giờ để internet điều
khiển chúng ta. Hãy quyết liệt từ bỏ những thói xấu, xây dựng những phẩm chất tốt
đẹp và từng bước đẩy lùi hiện tượng nghiện game ra khỏi đối tượng học sinh và tuổi trẻ ngày nay. ..................... .