Sử dụng quan điểm toàn diện để giải quyết vấn đề thực tiễn học phần Triết học Mac-Lênin
Sử dụng quan điểm toàn diện để giải quyết vấn đề thực tiễn học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725 1, Khái niệm -
Quan điểm toàn diện là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng,sự
vật hay sự việc thì cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ gián tiếp đến trung
gian có liên quan đến sự vật. Quan điểm toàn diện mang tính đúng đắn trong các
hoạt động hay là trong đánh giá một đối tượng nhất định nào đó. -
Quan điểm thể hiện được vai trò của người thực hiện khi phân tích trên cácđối
tượng. Khi tiến hành nghiên cứu và xem xét các sự vật, hiện tượng hay sự việc nào
đó cần phải chú tâm đến các yếu tố có liên quan đến sự vật, sự việc hay hiện tượng
đó. Hay chính là chú tâm đến tất cả những tác động lên chủ thể đang quan tâm.
Không chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận theo tính chất tích cực hay cảm xúc mà cần
phải tiến hành nhìn nhận trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đánh giá chuyên môn,
từ đó đưa ra các đánh giá mới mang tính khách và hiệu quả.. -
Quan điểm toàn diện xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biếncác
hiện tượng, sự vật trên thế giới. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng
biệt hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố có khả năng tồn tại cô lập, độc lập
với sự vật khác. Khi nghiên cứu và phân tích sẽ cho thấy rằng nếu muốn đánh giá
chủ thể một cách hiệu quả nhất thì cần nhìn nhận chủ thể đó một cách toàn diện và bày tỏ rõ quan điểm.
=>Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện
tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tương ấy và
trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác,
tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.
2. Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Với các tính chất thể hiện trong tính khách quan, tính phổ
biến và tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển của tất cả các
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tác động qua lại lẫn nhau như thế sẽ giúp các sự vật được phản ánh với tính chất
đa dạng trong thực tế; một sự vật được nhìn nhận theo các yếu tố tác động và những lOMoARc PSD|36215725
tác động lên các yếu tố khác. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì những phản ánh
trên sự vật đều được giải thích.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng,
chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận; các yếu tố, các
thuộc tính khác nhau với chính sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời quan điểm toàn diện
đòi hỏi phải phân biệt từng mối liên hệ phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên
hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên,... để hiểu rõ bản chất của sự
vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của bản thân.
3. Ý nghĩa của quan điểm toàn diện -
Khi phân tích bất cứ đối tượng nào thì cần vận dụng lý thuyết, hiểu biết
mộtcách hệ thống thì sẽ xem xét được hiện tượng, sự vật được cấu thành nên từ
những yếu tố, những bộ phận nào với mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào thì từ
đó phát hiện ra thuộc tính chung của sự vật hiện tượng. -
Chúng ta cần xem xét sự vật trong tính mở của nó tức xem xét xem trongmối
quan hệ với các sự vật khác với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát
triển của nó; xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật. Phải nắm được và
đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật. -
Bản thân quan điểm toàn diện đã bao gồm quan điểm lịch sự vì vậy khi
xemxét, hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian mà
sự vật, sự việc và hiện tượng tồn tại.
4. Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Mối quan hệ của quan điểm toàn diện có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận giữa sự
vật này với sự vật khác giữa các mối liên hệ trực tiếp với mối liên hệ gián tiếp. Cái
nhìn mang tính phiến diện sẽ không mang đến hiệu quả trong công tác thực hiện mà
ngực lại sẽ có thể tạo ra những nhận định hay các quan điểm mang tính lệch lạc;
cũng như sẽ mang đến những quyết định không đúng đắn cho mục tiêu của thực hiện phản ánh quan điểm. lOMoARc PSD|36215725
Theo quan điểm toàn diện thì con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua
lại và mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự
vật khác; giữa mối liên hệ trực tiếp với mối liên hệ gián tiếp. Khi chúng ta nhìn nhận
quan điểm toàn diện thì mới đưa ra được các nhận thức đúng đắn. Không những thế
quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối
liên hệ đó là mối liên hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi con người phải chú ý và phân biệt từng mối liên hệ,
cách nhìn nhận trên các khía cạnh khác nhau phản ánh những đặc trưng riêng biệt.
Bên cạnh đó, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải nắm bắt được khuynh
hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Những nhìn nhận mang đến phản ánh
như thế nào cho phù hợp hay cơ sở để phát triển trong tương lai; hoặc những yếu tố
biến động có thể được đánh giá mang đến những nhận định nhất định cần thiết giúp
cho việc thực hiện các hoạt động tác động trên sự vật được tiến hành hiệu quả đáp
ứng các mong muốn của chủ thể tiến hành.
5. Vấn đề thực tiễn: nạn chặt phá rừng ở Việt Nam
Tổng cục Lâm nghiệp đã thống kê rằng: Trung bình mỗi năm diện tích rừng ở nước
ta giảm 2.430ha. Trong 4 năm từ năm 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá rừng do người dân chưa có
nhận thức đúng đắn về quy hoạch đât rừng hợp lý, người dân sống ở khu vực xung
quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi một cách thiếu
ý thức; quy hoạch rừng để xây dựng thuỷ điện, nhà máy, làm trang trại; bà con
đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa để phục
vụ cho việc di canh di cư; do sự tham gia, câu kết của cán bộ kiểm lâm với lâm tặc
chuyên chặt phá cây rừng. Có thể thấy, tình trạng này chiếm phần lớn tỷ lệ cây
rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay.
Báo cáo của Cục Kiểm lâm cho biết: tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta
ngày càng phức tạp khiến cho cơ quan chức năng rất khó phát hiện.
Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5.459.785 ha, tuy nhiên đến năm 2019 toàn
khu vực Tây Nguyên có 3.239.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng chiếm lOMoARc PSD|36215725
2.559.596 ha. Đây là một con số đáng báo động trước nguy cơ của thiên nhiên của
cả khu vực duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Hậu quả của việc ấy là tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra, hiệu ứng nhà kính làm
trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường,… Theo
số liệu thống kê của tổng cục chống thiên tai, trung bình mỗi năm nước ta phải
hứng chịu 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất. Khu vực phải hứng chịu nhiều nhất là vùng
núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài mà lại không có rừng đầu nguồn bảo vệ
là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá và cả tính
mạng, tài sản của con người.
Theo dự báo mưa lũ xảy ra ở nước ta sẽ có xu hướng ngày càng tăng; trở thành
mối đe dọa nguy hại trực tiếp đến cuộc sống con người, nền kinh tế đất nước nếu
không tìm được ra giải pháp bảo vệ rừng.