Sự hình thành và tan rã của Xô viết Nghệ Tĩnh - Cách mạng tháng 8 - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SSH1141) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Từ cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930, phong do cách mạng ở Nghệ An phát triển lên định cao với các cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt, mở đầu là cuộc đấu tranh của 3.000 nông dân Nam Đàn, ngày 30-8-1930. Quần chúng tập trung mít tinh ở ba địa điểm trong huyện rồi cùng kéo về thị trấn Sa Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
Các cuộc biểu tình lớn của cách mạng ở Nghệ - Tĩnh (1930):
30/8 - Nam Đàn (Nghệ An)
Từ cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930, phong do cách mạng ở Nghệ An phát triển lên định cao với các cuộc
đấu tranh ngày càng quyết liệt, mở đầu là cuộc đấu tranh của 3.000 nông dân Nam Đàn, ngày 30-8-1930.
Quần chúng tập trung mít tinh ở ba địa điểm trong huyện rồi cùng kéo về thị trấn Sa Nam, đập phá đại lý
rượu ty, tràn vào huyện đường, đốt hồ sơ lưu trữ, phá nhà giam, giải thoát tù nhân. Đại biểu đoàn biểu
tình đã đấu lý và buộc tri huyện Nam Đàn Lê Khắc Tưởng phải ký và đóng dấu vào bản yêu sách. Đạt
được yêu cầu định trước, đoàn biểu tình phân tán về từng tổng, đốt phá các điếm canh, trấn áp bọn tổng lý
gian ác có nợ máu với nông dân.
Tin thắng lợi của cuộc đấu tranh ở Nam Đàn lan nhanh ra các nơi, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của
nhân dân Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đô Lương.
1/9 – Thanh Chương (Nghệ An)
Ngày 1-9-1930, tại Thanh Chương diễn ra cuộc biểu tình với quy mô lớn của 20.000 nông dân.
“Toàn huyện Thanh Chương nổi dậy tranh đấu. Cuộc biểu tình 20.000 người... sớm ngày 1-9, nông dân
các xã tụ họp diễn thuyết rồi cờ dong, trống đánh đến chợ Rộ và làng Nguyệt Bồng ở hai bên bờ sông Cả
(chỗ huyện lỵ đóng). 20.000 anh em, chị em tụ họp trên đầu phấp phới 200 lá cờ đỏ vẽ búa liềm và viết
các khẩu hiệu…”. Tri huyện Phan Sĩ Bàng và Đồn trưởng Thanh Quả người Âu ra lệnh cho lính bắn súng
về phía tả ngạn sông Lam (nơi đoàn biểu tình hai tổng Đại Đồng và Xuân Lâm đang tập trung), làm chết
một người (anh Nguyễn Công Thường). Lập tức, quần chúng vượt sông cùng với các đoàn bên hữu ngạn
sông Lam tràn vào huyện đường. Tri huyện, nha lại, lính tráng bỏ chạy lên phía đồn Tây ở Thanh Quả.
Quần chúng phá đại lý rượu ty, đốt huyện đường, bao gồm cả tư thất quan lại, đánh chết con ngựa bạch
của Phan Sĩ Bàng, đốt phá luôn cả nhà Cửu Ngạc (cha đẻ tri huyện Phan Sĩ Bàng) ở cửa phủ (thuộc xã Võ
Liệt, cách huyện lỵ 2km). Quần chúng còn truy kích tri huyện và lính tráng đến tận đồn Thanh Quả.
Cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-9-1930 ở Thanh Chương được coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của
chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh 7/9 – Can Lộc (Hà Tĩnh)
Ngày 7-9-1930, Huyện ủy Can Lộc lãnh đạo trên 1.500 nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ tiến lên
huyện lỵ đòi tri huyện giải quyết những yêu sách của quần chúng đã chấp nhận trong cuộc đấu tranh ngày
1-8: giảm các thứ thuế, loại bỏ các khoản công ích, tư ích, trả lại cho dân số tiền tư ích trong năm; chia lại
ruộng đất cho nông dân nghèo; bỏ thuế chợ, thuế đò, thuế muối; bỏ lệ tuần canh; cấm lính vào làng xóm nhiễu hại nhân dân.
Trước sức mạnh đấu tranh của nông dân, tri huyện phải bỏ trốn. Quần chúng phá trại giam để giải phóng
tù chính trị, vào công đường đốt sạch hồ sơ, phá hủy bàn ghế làm việc. Được bọn tay sai báo tin có sự
biến ở Can Lộc, tên giám binh Pháp từ thị xã Hà Tĩnh đưa lính đến đàn áp bắt đi hai người.
Cuộc biểu tình của nông dân Can Lộc là nguồn cổ vũ lớn cho nông dân các địa phương khác đứng lên đấu
tranh giành lại quyền lợi về cho mình.
12/9 – Hưng Nguyên (Nghệ An)
Từ đầu tháng 9-1930, nhân dân Nghệ - Tĩnh bước vào thời kỳ đấu tranh sôi nổi và quyết liệt.
Hưởng ứng phong trào đấu tranh đang rầm rộ khắp tỉnh và phản đối chính sách khủng bố dã man của đế
quốc Pháp và phong kiến, ngày 12-9-1930, hơn 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên biểu tình đến phủ lỵ
với khẩu hiệu: đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến, bỏ sưu giảm thuế, chia ruộng đất… lOMoAR cPSD| 39651089
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy và Phủ ủy Hưng Nguyên, từng đoàn nhân dân các làng xã
phủ Hưng Nguyên hàng ngũ chỉnh tề, từ 3-5 giờ sáng đã tấp nập đến tập trung ở ga Yên Xuân. Tại đây,
khi các đoàn đã đến đông đủ, một nữ đồng chí đứng lên diễn thuyết, cổ động. Đoàn biểu tình đã đồng
thanh hô vang khẩu hiệu, các đội tự vệ phân công nhau đi cắt dây điện thoại và bắt giữ trưởng ga để cắt
đứt đường dây liên lạc của đế quốc, rồi biểu tình đưa yêu sách vào phủ đường Hưng Nguyên. Đoàn biểu
tình vừa kéo đến ngã ba Thái Lão, thực dân Pháp hai lần cho máy bay đến ném bom làm 217 người chết
và 125 người bị thương.
Vụ thảm sát này càng làm bốc cao ngọn lửa căm thù của nhân dân trong tỉnh và cả nước. Hưởng ứng cuộc
đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra. Ngay trong đêm 12-9, Huyện
ủy Nam Đàn họp các tổ chức cơ sở Đảng và các hội quần chúng, vận động trên 5.000 người biểu tình kéo
lên huyện đường phản đối hành động dã man của thực dân Pháp.
Xứ ủy Trung Kỳ, các Tỉnh ủy Nghệ An, Hà Tĩnh đều phát truyền đơn, đăng báo vạch tội ác của thực dân
Pháp và tay sai, kêu gọi quần chúng nổi dậy đấu tranh chống lại sự tàn sát của chúng. Các cuộc mít tinh,
biểu tình, truy điệu những đồng bào bị sát hại ở Hưng Nguyên được tổ chức ở khắp nơi trong tỉnh, lớn
nhất là ba cuộc lễ truy điệu do các Tỉnh ủy tổ chức ở làng Lộc Đa (Hưng Nguyên), Can Lộc và Chợ Cồn (Thanh Chương).
Mặt khác, các cấp ủy Đảng tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh phản đối sự đàn áp dã man của thực
dân Pháp đối với cuộc biểu tình Hưng Nguyên. Công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy liên tiếp bãi
công. Tù chính trị ở Nhà lao Vinh tuyệt thực. Học sinh các trường bãi khóa, nhân dân Nghi Lộc bãi thị.
Nhân dân các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu... biểu tình kéo lên phủ, huyện đưa yêu sách phản đối.
Cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên chứng minh sức mạnh to lớn của nông dân, đồng thời là bằng
chứng tố cáo sự dã man của thực dân Pháp và tay sai. Chính vì vậy, cuộc biểu tình Hưng Nguyên đã khích
lệ, lôi cuốn hàng trăm cuộc đấu tranh khắc của nông dân Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Từ tháng 9 trở đi, cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ
Đảng. Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam
Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong
kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của thực dân, phong
kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo
âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị tấn công. Trong giới quan lại
phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác. Số quan lại được cử ra thay thế cũng dè
dặt trong khi làm nhiệm vụ.
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở
Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri
huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và
đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không
dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ ủy Trung Kỳ và các cấp ủy
Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn ra tình huống
lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời
lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (tức Xã bộ nông) đứng ra đảm nhiệm các chức năng
chính quyền cách mạng. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh
Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính
quyền Xô viết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ. lOMoAR cPSD| 39651089
Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho nông dân.
Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật lệ
do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân như tự do
hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền.., trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao
nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế: không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế đã
thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân,
quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... một số nơi còn sử dụng ruộng
đất công tổ chức cho nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp như ở làng Thượng
Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện Can Lộc). 631 làng thuộc bảy huyện
Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599
mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục,
trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông – Xô viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong
nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi
"cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần
chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô viết.
Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt. Trong những tháng đầu năm
1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở
Nghệ - Tĩnh bị địch bắt. Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp thực hiện những chính sách khủng bố, đàn
áp, phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống, rồi thoái trào. Các Xô viết chỉ tồn tại được
bốn, năm tháng, lần lượt bị giải tán trong tháng 6-1931. Cuối năm 1931, một số cuộc mít tinh và biểu tình
nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932.
Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động gây nhân mối trong quần chúng.