Sự phát triển Nho giáo Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại
Bài báo cáo này cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự phát triển Nho giáo Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
SỰ PHÁT TRIỂN NHO GIÁO Trung QUỐC THỜI KỲ CỔ Trung ĐẠI - Nhóm 8
Lịch sử Đảng (Đại học Văn Lang)
SỰ PHÁT TRIỂN NHO GIÁO TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ TRUNG ĐẠI l
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NHO GIÁO
- Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết
lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một
xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
- Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các
nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHO GIÁO
- Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ
"Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người
đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
- Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của
Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như
Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
1. Nho Giáo Nguyên Thủy
- Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công.
Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ
thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.
- Khổng Tử tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ ( ở tỉnh Sơn Đông ngày nay). Ông là một nhà tư tưởng lớn và là
một nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Khổng Tử có làm một số chức quan ở nước Lỗ trong mấy năm,
nhưng phần lớn thời gian cuộc đời của ông là đi đến nhiều nước để trình bày chủ trương chính trị của mình và mở trường để
dạy học. Tương truyền, số học trò của Khổng Tử có đến 3.000 người, tronng đó có người thành đạt, sử sách thường gọi là thất thập nhị hiền.
- Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua
- tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba
sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà
con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở
Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ
thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.
- Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động
và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người.
- Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh
Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử
là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn
gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông
chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo
và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo
nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình
thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nếu
xem Nho giáo như một tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ,
giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Tuy nhiên, Nho giáo về cơ bản không được xã hội xem
như một tôn giáo bởi Nho giáo không trả lời những câu hỏi cần thiết mà một tôn giáo có thể trả lời. Cho tới hiện nay, Nho
giáo liệu có phải là một tôn giáo chính thức hay không vẫn là một đề tài tranh luận.
- Những lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò của ông được chép lại hình thành sách Luận ngữ. Đó là tác
phẩm chủ yếu để tìm hiểu tư tưởng của Khổng Tử.
- Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là triết học, đạo đức, chính trí và giáo dục.
- Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có người nói "Ở đó quá lạc hậu, làm sao mà ở được.". Khổng Tử nói "Có người
quân tử ở đó, làm gì còn lạc hậu nữa".Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia. Khổng Tử nói: "Đạo không thể xa lánh người.
Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo... Cho nên người
quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người
mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được
rồi, không xa lánh họ nữa". 2. Tống Nho
- Từ đời Hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc. Cũng từ đời Hán, Phật giáo bắt đầu truyền
vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời. Từ đó, có nhiều nhà Nho cho rằng triết học của Nho gia quá đơn giản, do đó đã học tập
một số yếu tố của hai học thuyết kia, đồng thời khai thác các thuyết âm dương ngũ hành... để bổ sung cho triết lí Nho gia thêm phần sâu sắc.
- Người đầu tiên khởi xướng lí học là Chu Đôn Di ( 1017 – 1073 ). Ông cho rằng nguồn gốc của Vũ trụ là thái cực cũng gọi
là vô cực. Thái cực có hai thể: động tĩnh. Động sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh. Tĩnh thì sinh ra âm, tĩnh cực rồi lại
động. Âm dương tác động với nhau mà sinh ra ngũ hành rồi sinh ra vạn vật. Ông còn thể hiện ý kiến của mình trong một
biểu đồ nên tác phẩm của ông gọi là “ Thái cực đồ thuyết “.
- Điểm chung của các nhà Nho đời Tống là muốn giải thích nguồn gốc của vũ trụ và giải thích mối quan hệ giữa tinh thần
và vật chất mà họ gọi là lí và khí. Nói chung họ đều cho rằng lí có trước khí, vì vậy họ được gọi chung là phái lí học.
- Tống Nho là một nỗ lực để tạo ra một hình thức duy lý và siêu hình của Nho giáo bằng cách loại bỏ các yếu tố mê tín và
thần bí của Đạo giáo và Đạo Phật đã ảnh hưởng đến Khổng học trong và sau thời nhà Há. Người ta cố gắng trừu tượng hóa
các quan điểm đạo đức của Nho giáo thành các khái niệm và mệnh đề triết học. Mặc dù các nhà triết học Tống Nho đã phê
bình Đạo Lão và Phật giá nhưng cả hai tôn giáo này đều có ảnh hưởng đến Tống Nho. Những nhà triết học thuộc trường
phái Tống Nho đã vay mượn các thuật ngữ và khái niệm từ Phật giáo và
Đạo giáo. Tuy nhiên, không giống như Phật giáo và Đạo giáo, người đã nhìn thấy siêu hình học như một chất xúc tác cho sự
phát triển tinh thần, giác ngộ tôn giáo và sự bất tử. Các nhà triết học Nho giáo đã sử dụng siêu hình học như một hướng dẫn
để phát triển một triết lý đạo đức duy lý.
- Đồng thời với Chu Đôn Di còn có Thiệu Ung ( 1011- 1077 ) cũng cho rằng thái cực là nguồn gốc của Vũ trụ. Tiếp đó, thái
cực sinh lưỡng nghi ( âm dương ), lưỡng nghi sinh tứ tượng ( thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm; hoặc Xuân, Hạ,
Thu, Đông; hoặc Thủy, Hỏa, Mộc, Kim ), tứ tượng sinh bát quái, bát quái tạo thành 64 quẻ, 64 quẻ bao gồm tất cả mọi quy luật của sự vật.
- Sau Chu Đôn Di và Thiệu Ung, thời Tống còn có nhiều nhà lí học nổi tiếng như hai anh em Trình Hạo ( 1032 – 1085 ),
Trịnh Di ( 1033 – 1107 ), Chu Hy ( 1130 – 1200 )... Ngoài việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa lí và khí, Trình Di và Chu
Hy còn nêu ra phương pháp nhận thức “ cách vật trí tri “ nghĩa là phải thông qua việc nghiên cứu các sự vật cụ thể để hiểu
được cái lí của sự vật tức là cái khái niệm trừu tượng. Hia ông còn tách hai thiên đại học và trung dung trong sách lễ kí
thành hai sách riêng. Từ đó, đại học, trung dung được gộp với luận ngữ, mạnh tử thành bộ kinh điểm thứ hai gọi là thứ thư.
- Do quá tôn sùng và lĩnh hội một cách máy móc các ý kiến của những người sáng lập nho giáo nên nho giáo đời tống đã
trở nên bảo thủ và khắt khe hơn trước.
- Tóm lại, với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Quốc trên 2.000 năm, Nho giáo đã đóng góp quan
trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hóa giáo dục. Nhưng đến cuối xã hội phong kiến, do
mặtphục cổ, bảo thủ của nó, Nho gia đã có trách nhiệm rất lớn trong việc làm cho xã hội Trung Quốc bị trì trệ, không nắm
bắt kịp trào lưu văn minh trên thế giới.
III. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NHO GIÁO 1. Giá Trị
a. Nho giáo đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo con người, hoàn thiện nhân cách con người. - Đạo theo
nho giáo là qui luật chuyển biến, tiến hoá của trời đất, muôn vật.
- Nhân nghĩa: nhân là lòng thương người, nghĩa là dạ thuỷ chung.
- Đức thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người trong tâm hồn ý thức.
- Quan điểm ngũ luân: quan hệ vua tôi , cha con , vợ chồng, anh em, bạn bè, năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. b. Quan điểm giáo dục
- Lập ra các trường học , nho gia hướng con người vào rèn đức luyện tài ,cải tạo nhân tính.
- Giáo dục giúp nâng cao dân trí, mở đường cho khoa học nghệ thuật phát triển.
- Mục đích, phương pháp giáo dục
Mục đích : học để có ích cho đời, hoàn thiện nhân cách, tìm tòi đạo lý.Phương pháp giáo dục : theo lịch trình đúng với tâm sinh lý.
c. Đưa ra quan điểm về quản lý xã hội
- Dựa vào nho gia chế độ phong kiến duy trì và củng cố quyền lực, cai trị xã hội ổn định. - Thực hiện thuyết chính danh;
chủ trương làm cho xã hội có trật tự. - Đề cao nguyên lý công bằng xã hội.