Sự ra đời của Quốc Hội : Sau thành công của Cách mạng tháng 8, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 14 mở cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước | Tài liệu Hiến pháp | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Sự ra đời của Quốc Hội : Sau thành công của Cách mạng tháng 8, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 14 mở cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước | Tài liệu Hiến pháp | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 10 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
l OM oARc PSD|45 31 9 42 1 HIẾN PHÁP CHƯƠNG 9: QUỐC HỘI
1.Sự ra đời và phát triển của Quốc hội Ra đời:
● Sau thành công của Cách mạng tháng 8, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 4
1 mở cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội
● Ngày 1-6-1946 Nhân dân cả nước tiến hành cuôc tổng tuyển cử tự do thành
công, bầu ra Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Phát triển:
● Tồn tại và phát triển cùng với những biến động của lịch sử nước nhà, Quốc
hội ngày càng khẳng định đc vị trí và tầm quan trọng của mình trong bộ máy nhà nước.
● Ngày 23-5-2021 Nhân dân Việt Nam đã bỏ phiếu bầu ra Quốc hội khóa XV nhiệm kì 2021-2026
2. Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội. Vị trí:
● Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân
chủ đại diện thông qua Quốc hội. Vì vậy Quốc hội thường đc gọi là cơ quan quyền lực nhà nước
● Quốc hội là cơ quan duy nhất do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra thông
qua một cuộc tổng tuyển cử, do đó Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Tính chất:
● Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vn Chức năng:
Quốc hội hiện hành quy định với 3 chức năng,
● Quốc hội thức hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
● Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội quyết định:
- Những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại
- Nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh
- Nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
● Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật đc thi
hành triệt để và thống nhất
3 . Cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
Các cơ quan của quốc hội gồm có:
● Ủy ban thường vụ Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ quan thường trực của Quốc hội, với cơ cấu gồm: l OM oARc PSD|45 31 9 42 1 Chủ tịch Quốc hội
Phó chủ tịch Quốc hội Các ủy viên ● Hội đồng Dân tộc
Đóng vai trò tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc, nghiên cứu và kiến nghị với
Quốc hội về công tác dân tộc, giám sát thi hành chính sách dân tộc.
● Các ủy ban của Quốc hội Có 2 loại ủy ban:
- Các Ủy ban chuyên trách: được giao phụ trách 1 lĩnh vực nhất định để tư
vấn hỗ trợ cho việc thực hiện các chức năng của quốc hội
- Các Ủy ban lâm thời: Được thành lập nhằm giải quyết một công việc tạm
thời mà quốc hội xét thấy cần thiết
4. Kỳ họp của Quốc hội
● Kỳ họp của Quốc hội được xem là hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội.
Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng nhất
của đất nước và nhân dân
● Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước
● Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kì, do ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
● Trong trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, thủ tướng
chính phủ hoặc ít nhất 1\3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường 5. Đại biểu Quốc hội
● Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt.
● Là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng cử tri của đơn vị bầu cử bầu ra
mình, đồng thời đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân cả nước.
● Đại biểu quốc hội là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân
● Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trc cử tri vừa chịu trách nhiệm với cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất
CHƯƠNG 4: QUYỀN CON NGƯỜI , QUỐC TỊCH VIỆT
NAM, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN QUYỀN CON NGƯỜI 1. KHÁI NIỆM:
● Quyền con người là sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích, khả năng tự nhiên,
vốn có của con người và được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đảm bảo. l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
● Từ khái niệm này có thể thấy, quyền con người được nhìn nhận dưới cả góc
độ tư nhiên và góc độ pháp lý
Hiện nay, có nhiều cách phân biệt phân loại quyền con người căn cứ theo các tiêu
chí khác nhau: Theo lĩnh vực ( quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hội);
Theo tính chất ( quyền tương đối, quyền tuyệt đối ), Theo chủ thể ( quyền cá nhân,
quyền nhóm, quyền dân tộc) NỘI DUNG Tính chất:
● Tính phổ biến: quyền con người là giống nhau với tất cả mọi người, tuy nhiên
với những nhóm người có sự khác biệt vốn có về khả năng thụ hưởng quyền
thì được có đặc quyền ( trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi,,,,)
● Tính không thể tước bỏ: quyền con người thể hiện phẩm giả của con người
nên không thể tùy tiện tước bỏ được. Việc hạn chế quyền phải dựa trên
những nguyên tắc nhất định.
● Tính không thể phân chia: các quyền đều có giá trị ngang nhau không thể
phân chia theo thứ bậc nhưng trong 1 số trường hợp phải ưu tiên cho các
quyền mang tính nền tảng, sống còn..
● Tính phụ thuộc và liên hệ lẫn nhau: các quyền phản ánh những lĩnh vực khác
nhau trong 1 chỉnh thể là đời sống cá nhân nên việc hưởng thụ 1 quyền có
thể ảnh hưởng đến việc thụ hưởng 1 số quyền khác.
Các nguyên tắc hiến định quyền con người:
1. Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân, được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
2 . Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân
3 . Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật QUYỀN CÔNG DÂN Khái niệm:
Công dân là những người có quốc tịch của 1 quốc gia nhất định. Mối quan hệ
giữa công dân và Nhà nước có tính cách bền chặt và thể hiện công dân đó là
1 thành viên, thuộc về 1 cộng đồng mà ở đó có sự chia sẻ cả về chủng tộc,
văn hóa, lịch sử, cũng như vận mệnh tương lai.
Xét về chủ thể, quyền con người rộng hơn quyền công dân. Xét về nội dung
quyền con người và quyền công dân NỘI DUNG Quyền công dân:
● Các quyền về dân sự, chính trị: quyền sống, quyền được bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, thân thể, đời tư, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hội
họp, lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin, quyền bầu cử, quyền học tập,
quyền kết hôn, các quyền về tư pháp….. l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
● Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa: quyền tự do kinh doanh,
quyền sở hữu, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền nghiên cứu,
sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, quyền sống trong môi trường trong lành NGHĨA VỤ:
● Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và phản tội Tổ quốc chính là tội nặng nhất.
● Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
● Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội
● Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật
● Công dân có nghĩa vụ đóng thuế QUỐC TỊCH: Khái niệm
Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, là
tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.
Nội dung cơ bản của Quốc tịch
Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt
Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc
tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định
tại Điều 31 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các
dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều
bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch
Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết
thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không
quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có
một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo
đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước
và xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt
Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ
công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của
công dân Việt Nam ở nước ngoài. l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có
trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại,
pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ
gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt
Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở
Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con
chưa thành niên của họ (nếu có).
Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi
quốc tịch của người kia.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam
thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2 . Giấy chứng minh nhân dân; . 3 Hộ chiếu Việt Nam; l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt
Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài,
Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời
có quốc tịch nước ngoài
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước
ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo
tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết,
quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng
công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Chương 2
SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
VÀ NỀN LẬP HIẾN VIỆT NAM
1 . Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản
- Ngành luật hiến pháp chỉ mới có khi nhà nước tư sản ra đời.
- Nhà nước chế độ pk, Nhà nước chiếm hữu nô lệ không hề biết đến hiến pháp và
không thể có hiến pháp vì chế độ quyền lực của nhà nước là vô hạn.
- Giai cấp tư sản là một bộ phận dân cư trong các giai cấp bị áp bức,… đồng thời
giai cấp tư sản là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới ra đời và đang
dần lớn mạnh => giai cấp có địa vị độc lập về kinh tế, sớm trưởng thành về ý thức
giải phóng, chống đối chế độ chuyên chế => đứng lên phất ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng
= >khẩu hiệu lập hiến pháp ra đời.
Quá trình phát triến HP trên TG:
- Giai đoạn 1: bắt đầu từ cuối thế kỉ XVII (từ năm 780-1791).
- Giai đoạn 2: diễn ran gay sau cuộc cách mạng vào năm 1848 ở Châu Âu.
- Giai đoạn 3: diễn ra ngay sau chiến tranh TG I. l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
- Giai đoạn 4: diễn ran gay sau chiến tranh TG II.
- Giai đoạn 5: gắn liền với sự tan rã hệ thống thuộc địa Anh và Pháp.
- Giai đoạn 6: sự sụp đổ của chế độc độc quyền ở Nam Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX.
- Giai đoạn 7: diễn ra khi các nước Trung và Đông Âu ban hành HP mới sau khi hệ
thống XHCN bị thay thế ở đây kể từ năm 1989. Gắn với các giai đoạn phát riển Hp
là sự ra đời của bản Hp của các nước XHCN mà bắt đầu là Hp của Liên bang Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Sự ra đời và phát triển của hiến pháp xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa do
Quốc hội ban hành thể hiện tập trung ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Đánh dấu bằng thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga cho đến khi kết thúc
chiến tranh thế giới thứ I hiến pháp xã hội chủ nghĩa còn tồn tại trong khuôn khổ biên giới quốc gia
Giai đoạn 2: Đánh dấu bằng sự ra đời của hệ thống các nước xã hộ chủ nghĩa cho
đến khi các nước xhcn ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào tháng 12/1991
Giai đoạn 3: Các nước Xhcn Đông Âu, Liên Xô, sụp đổ vào tháng 12/1991 cho đến
nay thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, xóa bỏ Quan liêu bao cấp
TƯ TƯỞNG LẤP HIẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong
kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp.
Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng
dân chủ tư sản Pháp, ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa và chính sách duy tân
mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản...nên trong giới trí thức Việt Nam
đã xuất hiện tư tưởng lập hiến
Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến trong thời gian này là:
Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo
hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo
đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam
cần hạn chế và quyền của "dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và
sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó.
Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho
chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái
Quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh
chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
Quá trình phát triển của hiến pháp Việt nam` Hiến pháp 1946
Là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Hiến pháp 1946 được đánh giá là bản
Hiến pháp có tính dân chủ sâu sắc, thể hiện được tinh thần, khát vọng xây dựng
nhà nước dân chủ kiểu mới ở Việt Nam sau khi giành lại độc lập cho dân tộc từ tay thực dân pháp. Hiến pháp 1959
Bản hiến pháp thứ hai là Hiến pháp năm 1959, bản Hiến pháp này ra đời đáp ứng
mục tiêu, nhiệm vụ mới của đất nước. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc bên
cạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở miền Nam. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 1959
bước đầu mang màu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa như trong lĩnh vực kinh tế xã
hội, tổ chức bộ máy nhà nước.., Hiến pháp 1980
Hiến pháp thứ ba Hiến pháp 1980, Hiến pháp này ra đời thay thế Hiến pháp 1959
sau khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, với một quyết tâm cao độ là xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội trên khắp đất nước và trên mọi lĩnh vực. Có thể đánh
giá trong 5 bản Hiến pháp, Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đậm nét nhất.
Hiến pháp thứ tư là Hiến pháp năm 1992, đây là bản Hiến pháp ra đời trên cơ sở
chủ trương của Đảng thông qua đại hội lần thứ VI năm 1986 về “ Đổi mới”. Trong
đó, Đảng chú trọng việc đổi mới về chính sách phát triển kinh tế, cần phải chuyển
đổi nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để
đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Theo đó, Hiến pháp năm 1992 là
bản Hiến pháp có tính đổi mới hơn so với Hiến pháp 1980, đặc biệt là đổi mới về chế độ kinh tế. Hiến pháp 2013
Hiến pháp hiện hành là Hiến pháp năm 2013, sự ra đời của bản Hiến pháp này xuất
phát từ chủ trương đổi mới 1 cách toàn diện của Đảng và nhà nước ta nhằm đáp
ứng mục tiêu hội nhập trên mọi lĩnh vực theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được phát triển và bổ sung năm
2011. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều thay đổi so với Hiến pháp năm l OM oARc PSD|45 31 9 42 1
1992 không chỉ về nội dung mà còn cả về kĩ thuật lập hiến. Hiến pháp 201 chính là
bản hiến pháp của nước việt nam trong thời kỳ hội nhập toàn diện