-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại Học Công Đoàn
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Triết học mác - lênin (VL00) 12 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại Học Công Đoàn
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học mác - lênin (VL00) 12 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47206071 lOMoARcPSD|47206071
Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra
quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi
lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Đây là dấu mốc quan trọng trong
quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường và phương pháp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức và vận dụng quy luật về
sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua:
- Cơ sở lý luận của mô hình kinh tế nhiều thành phần:
+) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử đặc biệt, còn có sự
đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới. Do vậy, trong nền kinh tế
cũng sẽ bao gồm những thành phần kinh tế của xã hội cũ cùng với thành phần
kinh tế của xã hội mới.
Ởnước ta, nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất: sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều
hình thức khác nhau. Các hình thức sở hữu luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, có sự
tác động qua lại tạo nên sự đa dạng các hình thức kinh tế và sản xuất kinh doanh.
Trong thời kỳ quá độ, các thành phần kinh tế cũ do lịch sử để lại vẫn còn có
vai trò, tác dụng tích cực để phát triển sản xuất như: giải quyết việc làm cho
người lao động, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, tăng thu nhập
cho người dân, nâng cao đời sống... Do đó phải để cho kinh tế cá thể, tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân tồn tại, hơn nữa phải tạo điều kiện, môi trường cho nó tồn
tại và phát triển. Nhận thức và hành động như vậy mới phù hợp với quy luật
khách quan, phù hợp với lợi ích kinh tế của các giai tầng trong xã hội, góp phần
ổn định sản xuất và đời sống.
+) Theo yêu cầu của quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất nên trong thời kỳ quá độ, qua trình xây dựng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất.
Nước ta do đặc điểm lịch sử là: đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc
địa, nửa phong kiến, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trải chiến qua tranh lâu
dài và ác liệt, tàn phá mọi nguồn lực tiềm năng của đất nước, trình độ của lực
lượng sản xuất thấp kém, không đồng đều giữa các ngành, các vùng và các lOMoARcPSD|47206071
doanh nghiệp. Chính sự phát triển không đều đó quyết định quan hệ sản xuất,
trước hết về hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phù hợp với nó, nghĩa là
những quan hệ sản xuất khác nhau. Tương ứng với nó sẽ có nhiều thành phần kinh tế.
Không chỉ vậy, chúng ta tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra
mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo thế giới trong mọi lĩnh vực kinh
tế xã hội – chính trị cùng quá trình toàn cầu hoá kinh tế yêu cầu chúng ta phải
tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Do đó, phải có chính sách
mở cửa, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực nhất là
về kinh tế để kết hợp sức mạnh trong nước với ngoài nước, sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại.
- Vai trò của việc xây dựng chế độ sở hữu phù hợp
Việc xây dựng chế độ sở hữu phù hợp đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế. Sự phù hợp này thể hiện ở sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu
thành lực lượng sản xuất; sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quan
hệ sản xuất. Sự phù hợp bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng
và kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo điều kiện cho người lao
động sáng tạo trong sản bệ xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của
lao động. Sự phù hợp sẽ quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản
xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; đem đến
lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
- Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước:
Sự định hướng nền kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua việc nhà
nước xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mặt khác, nhà nước tạo môi trường pháp
lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp và thông lệ
quốc tế; hệ thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, các chính sách… để các
chủ thể kinh tế giảm thiểu rủi ro, tranh chấp. Nhà nước đã xây dựng hệ thống
pháp lý để chống lại gian lận bao gồm: hệ thống có liên quan tới những quyền
sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanh toán, hệ thống tài chính
với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại để giữ cho việc cung
cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Đồng thời, Nhà nước sử dụng công cụ chiến lược, kế hoạch, luật pháp và
chính sách làm căn cứ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá đối với nền
kinh tế để điều tiết các hành vi ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD|47206071
Nhà nước sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, cơ chế, chính
sách để định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bên
cạnh sự phát triển tất yếu của xã hội xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng tăng. Do vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải
xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Nhà nước thực
hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng
kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Về vấn đề thu nhập, Nhà nước sử dụng hai biện pháp là: Điều tiết tăng
thu nhập được thực hiện thông qua trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với
cách mạng; chính sách đối với người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa,
người tàn tật; điều tiết giảm thu nhập được thực hiện thông qua công cụ thuế:
như thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt hàng xa xỉ, cao cấp
việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập trong xã hội.
Về vấn đề an sinh xã hội, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc
nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo. Các vấn đề như việc làm,
sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề
rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước.
- Động lực của chế độ phân phối hợp lý:
Dưới tác động của các quy luật thị trường, việc phân phối phù hợp các
nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả, tạo ra nhiều của cải, đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội. “Thị trường
đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực
huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều
tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém”(3).
Mỗi chủ thể phát huy năng lực sáng tạo, tìm kiếm cơ hội, tận dụng tối ưu nguồn
lực trên cơ sở tuân thủ đúng các quy luật thị trường, như quy luật giá trị, quy
luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh,... Sự đóng góp các nguồn lực, như trí tuệ,
vốn, tư liệu sản xuất, tài sản,... vào sản xuất, kinh doanh sẽ được nhận những
mức thu nhập tương xứng.
- Thành tựu và thách thức:
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên
thành trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt
2.779 USD vào năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn lOMoARcPSD|47206071
trên thế giới. Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát
triển ấn tượng với những kết quả nổi bật như quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp
12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu
tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần, tỷ lệ hộ nghèo
cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới.
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”
Thứ nhất, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận
hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu
đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường; do vậy, chưa huy động được tối đa tiềm lực để phát triển kinh
tế. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng, minh bạch.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức
tiềm năng, lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động
thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao.
Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng phí,
chưa công bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất
bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và
tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất là nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của
nền kinh tế. Yếu tố vật chất được đề cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi
bị xem nhẹ. Do vậy, đã xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân,
coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội.