Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược | Bài tiểu luận môn Sinh khả dụng và tương đương sinh học | Trường Đại học Phenikaa

Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, có thể hiểu đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Bản chất đạo đức là ý thức xã hội đặc biệt phản ánh tồn tại xã hội, nó cũng thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi. Theo triết học Mác – Lênin, đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của xã hội loài người. Tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội thay đổi theo, nguồn gốc của sự thay đổi là phương thức sản xuất. Thực tiễn mỗi phương thức sản xuất với một dạng đạo đức phù hợp tương ứng. Song y thức đạo đức xã hội có tính độc lập tương đối. Có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn phương thức sản xuất và cũng có yếu tố tồn tại lâu bền hơn phương thức sản xuất mặc dù điều kiện vật chất xã hội đã thay đổi. Như vậy, đạo đức luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Trường:

Đại học Phenika 846 tài liệu

Thông tin:
15 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược | Bài tiểu luận môn Sinh khả dụng và tương đương sinh học | Trường Đại học Phenikaa

Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, có thể hiểu đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Bản chất đạo đức là ý thức xã hội đặc biệt phản ánh tồn tại xã hội, nó cũng thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi. Theo triết học Mác – Lênin, đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của xã hội loài người. Tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội thay đổi theo, nguồn gốc của sự thay đổi là phương thức sản xuất. Thực tiễn mỗi phương thức sản xuất với một dạng đạo đức phù hợp tương ứng. Song y thức đạo đức xã hội có tính độc lập tương đối. Có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn phương thức sản xuất và cũng có yếu tố tồn tại lâu bền hơn phương thức sản xuất mặc dù điều kiện vật chất xã hội đã thay đổi. Như vậy, đạo đức luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

33 17 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA DƯỢC
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
Sinh viên : Ngô Thị Hảo
Lớp : K13D6A
Mã SV : 19010139
HÀ NỘI, THÁNG 4/2023
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
I. Đạo đức xã hội ............................................................................................. 2
1. Khái niệm về đạo đức .............................................................................. 2
2. Chức năng của đạo đức ........................................................................... 3
3. Các phạm trù của đạo đức ...................................................................... 6
II. Đạo đức hành nghề Dược .......................................................................... 6
1. Khái niệm .................................................................................................. 6
2. Đặc điểm hành nghề dược ....................................................................... 7
3. Phạm trù đạo đức hành nghề dược ........................................................ 7
III. Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược ............................. 8
1. Phạm trù hạnh phúc ................................................................................ 8
2. Phạm trù nghĩa vụ ................................................................................... 8
3. Phạm trù lương tâm .............................................................................. 10
4. Phạm trù danh dự .................................................................................. 10
5. Phạm trù thiện ác ................................................................................... 11
IV. Thực trạng đạo đức hành nghề dược ở Việt Nam ............................... 12
KẾT LUẬN .................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 14
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi khi đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu nói như:
“Sức khỏe là vàng”, “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh
tật chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất, đó sức khỏe”. Sức khỏe
một tài sản giá của con người, sức khỏe tất cả. Nhưng không phải
ai cũng hiểu được giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể
2
tránh khỏi. Do vậy khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh,
nhưng dùng thuốc như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu
được. Việc sử dụng thuốc cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu
về nghiệp vụ mới hiểu được tính năng, tác dụng của thuốc sử dụng một
cách an toàn, hợp lý, hiệu quả, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng của con người. Vì vậy người thầy thuốc nói chung và người hành
nghề dược nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng. Người thầy thuốc hiện tại dưới chế độ hội chủ nghĩa
Việt Nam luôn luôn phải tự giác ngộ, nhận thức xác định tầm quan trọng của
đạo đức con người ý thức nghề nghiệp, coi đó việc củng cố hình tượng
cao đẹp trong lòng xã hội và xứng đáng với điều Chủ tịch Hồ Chí Minh mong
muốn: “Lương y như từ mẫu”.
Cho nên với mong muốn tìm hiểu vấn đề này, sau khi học xong môn Đạo
đức hành nghề dược, em đã chọn đề tài: “Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức
hành nghề dược” .
I. Đạo đức xã hội
1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, có thể hiểu đạo đức
hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự
nhiên với cả bản thân mình. Bản chất đạo đức là ý thức hội đặc biệt
phản ánh tồn tại xã hội, nó cũng thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi.
Theo triết học Mác – Lênin, đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh
tồn tại hội, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của hội loài
người. Tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội thay đổi theo, nguồn gốc của sự
3
thay đổi phương thức sản xuất. Thực tiễn mỗi phương thức sản xuất với
một dạng đạo đức phù hợp tương ứng. Song y thức đạo đức hội tính
độc lập tương đối. những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn phương thức
sản xuất và cũng có yếu tố tồn tại lâu bền hơn phương thức sản xuất mặc dù
điều kiện vật chất xã hội đã thay đổi. Như vậy, đạo đức luôn mang tính lịch
sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
2. Chức năng của đạo đức
Đạo đức gồm ba chức năng chính định hướng, điều chỉnh hành vi kiểm
tra, đánh giá.
2.1. Chức năng định hướng
Đạo đức tác dụng hình thành con người những quan điểm về bản
chất của đạo đức, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức; nhờ đó
con người hiểu được điều nên làm, điều không nên làm. Thông qua
hoạt động đạo đức của bản thân, mỗi người càng hiểu hơn về vai trò to
lớn của lương tâm, của danh dự các phẩm chất đạo đức của nhân đối
với sự tiến bộ của chính mình và sự tiến bộ của cộng đồng. Đó là những bài
học đạo đức chủ thể tự rút ra được nên chúng giá trị sâu sắc lâu
bền. Trên sở đó, chủ thể đạo đức càng tin tưởng tích cực làm điều
thiện.
Những tấm gương đạo đức cao cả cùng với những giá trị của sức
rung cảm mạnh mẽ làm thức tỉnh những tình cảm đạo đức trong tâm hồn
con người, có sức lôi cuốn, thôi thúc con người học tập, rèn luyện vươn tới
cái tốt đẹp, cái thiện. Thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy những người
cộng sản những người sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả. Đó
tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mìnhtự do của Tổ quốc,
4
vì hạnh phúc của nhân dân. Những tấm gương ấy sức thuyết phục cổ
con người học tập, tu dưỡng để xứng đáng hơn nữa đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của ng cuộc xây dựng hội mới. Bác Hồ đã nêu tấm
gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức cái gốc của
cán bộ, đảng viên. Noi gương của Người, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã lao động,
chiến đấu quên mình, sẵn sàng hy sinh, độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh
phúc của nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp của con người.
Như vậy, đạo đức không những giáo dục con người còn giúp con
người nâng cao năng lực tự giáo dục mình. Do đó, công tác giáo dục đạo
đức hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển
nhân cách con người mới.
2.2. Chức năng điều chỉnh hành vi
Trong hội, cần các quy tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp lợi ích
nhân với lợi ích tập thlợi ích hội. Cho nên điều chỉnh hành vi của
con người trong xã hội là một yêu cầu khách quan. Có nhiều quy tắc, chuẩn
mực để đều chỉnh hành vi của con người: của pháp luật, của tôn giáo, của
phong tục tập quán và của đạo đức.
Điều chỉnh hành vi bằng đạo đức đặc điểm tự điều chỉnh. Sức mạnh
điều chỉnh hành vi bằng đạo đức là sức mạnh của lương tâm, sức mạnh của
luận hội. Nhờ nắm được những quan điểm đạo đức tiến bộ, hiểu
vai trò của đạo đức, các chủ thể đạo đức luôn tự định hướng hoạt động của
mình vào lợi ích chung, trên sở đó họ cũng được thỏa mãn những nhu
cầu đạo đức và những lợi ích chính đáng của mình. Để cho sự điều chỉnh
hiệu quả thì mỗi người không chỉ điều chỉnh từ trong tình cảm nhận thức
mà điều quan trọng hơn là biến những mong muốn tốt đẹp thành hoạt động
5
thực tiễn. Bản chất của sự điều chỉnh hành vi quá trình đấu tranh giữa
thiện ác, tốt xấu sự gibình an, thanh thản, trong sáng của lương
tâm. Trong đời sống, nhờ những mối quan hệ đạo đức được thiết lập mà con
người hiểu rõ mình, hiểu sâu sắc thêm những giá trị đạo đức.
2.3. Chức năng kiểm tra, đánh giá
Các quan điểm, tư tưởng đạo đức là kết quả của sự phản ánh đời sống xã
hội, đồng thời chúng còn công cụ giúp con người nhận thức về hội.
Mỗi nhân cuộc sống của mình sự tiến bộ của hội đều phải
phẩm chất đạo đức và năng lực phù hợp. Chức năng nhận thức của đạo đức
thường tác động theo hai xu hướng:
Hướng thứ nhất: Những quan điểm đạo đức tiến bộ, khoa học giúp con người
nhận thức, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong đời sống ; giúp
con người đánh giá đúng cái thiện, cái ác; cũng như tự đánh giá
một cách đúng đắn những suy nghĩ, hành vi của bản thân mình. Trên cơ sở
đó con người định hướng một cách đúng đắn hành vi của mình trong thực
tiễn. Đồng thời thực tiễn đạo đức của nhân dân lao động trong quá trình xây
dựng xã hội mới có tác dụng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực đánh
giá đạo đức ở mỗi người ngày càng chính xác và sâu sắc hơn.
Hướng thứ hai: Ngược lại, những quan điểm sai lầm về đạo đức không
những làm cho hành động của con người dễ phạm sai lầm còn làm cho
họ thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và nhất định sẽ dẫn tới mức giảm
sút ý chí cũng như năng lực nhận thức và hành động.
vậy, họ phải nắm được những tri thức phản ánh đời sống hội một
cách tích cực, đó những quan điểm, tưởng, những nguyên tắc, những
chuẩn mực hành vi đạo đức tiến bộ. Bác Hồ đã dạy “Ngọc càng mài càng
6
sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nghĩa tri thức đạo đức những phẩm
chất đạo đức tiến bộ không phải tự nhiên có, chúng ta phải trải qua quá
trình giáo dục, rèn luyện và đấu tranh bền bỉ hàng ngày thì mới có được.
Chức năng định hướng, chức năng điều chỉnh hành vi chức năng kiểm
tra, đánh giá của đạo đức gắn mật thiết với nhau. Đạo đức hình thành
con người năng lực nhân thức, đánh giá đúng đâu thiện, đâu ác. Trên
sở đó nâng cao năng lực tự giáo dục, biết được nghĩa vụ đạo đức của
mình tự giác điều chỉnh hành vi của mình cái thiện. Do vậy giáo dục
đạo đức không những có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách
còn góp phần ổn định và phát triển xã hội.
3. Các phạm trù của đạo đức
Đạo đức có các phạm trù cơ bản sau:
- Phạm trù Hạnh phúc
- Phạm trù Nghĩa vụ
- Phạm trù Lương tâm - Phạm trù Danh dự
- Phạm trù Thiện và ác
II. Đạo đức hành nghề Dược
1. Khái niệm
- Hành nghề dược là việc cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn của mình
để hoạt động kinh doanh dược và hoạt động lâm sàng.
- Đạo đức hành nghề dược thái độ, hành vị ứng xử của người Dược
đối với con người, với cộng đồng nghề Dược, nghề Yvới cộng đồng
hội trong hành nghề, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhân người dược
cộng đồng hội sự tiến bộ, phát triển, hạnh phúc của mỗi con
người và toàn xã hội.
7
2. Đặc điểm hành nghề dược
- Mục đích của nghề Dược mang tính nhân văn, nhân đạo cao. Chữa bệnh
cứu người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vốn quý nhất của con
người.
- Đạo đức hành nghề Dược được hình thành trên mỗi nhân thực tiễn
nghề nghiệp, yêu cầu một kiến thức, hiểu biết chuyên môn tốt. Các
hành động trong hoạt động nghề nghiệp phải độ chính xác tỉ mỉ cao
yêu cầu về tính nghiêm túc, cẩn trọng trong công việc của nghề nghiệp.
- Mỗi một hoạt động thực hiện trong hoạt động nghề Dược đều gắn liền
nghĩa vụ, trách nhiệm, ơng tâm, hạnh phúc của bản thân người Dược
sĩ, đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng xã hội.
vậy, yêu cầu người dược phải tính trung thực, sự lương thiện
trong hoạt động nghề nghiệp, phải luôn trau dồi học tập chuyên môn để
tri thức, hiểu biết, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình trước cộng
động nghề nghiệp, cộng đồng hội. Đóng góp vào sự nghiệp phát triển
chung của ngành, của xã hội và đất nước.
3. Phạm trù đạo đức hành nghề dược
Theo em, phạm trù đạo đức hành nghề dược cũng giống như đạo đức xã hội
sẽ có các phạm trù như sau:
- Phạm trù hạnh phúc
- Phạm trù lương tâm
- Phạm trù nghĩa vụ
- Phạm trừ danh dự
- Phạm trù thiện ác
8
III. Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược
1. Phạm trù hạnh phúc
Hạnh phúc gì? Hạnh phúc khát vọng tự nhiên của con người, sự
xúc cảm vui sướng, than thản, phấn chấn của con người trong cuộc sống khi
được thỏa mãn nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần
trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. thể hiểu một cách khái quát hạnh phúc
sự thoải mái về vật chất tinh thần trong điều kiện cụ thể của mỗi
nhân và toàn xã hội.
Dưới góc nhìn của em – một dược sĩ tương lai thì em nghĩ hạnh phúc là khi
dùng kiến thức, chuyên môn của mình để giúp đỡ mọi người, mang lại sức
khỏe cho mọi người. thể chúng ta đã đọc hay nghe rất nhiều trong sách
vở nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc: Mọi người đều
biết rằng một ngày nào đó mình sẽ chết nhưng thật trớ trêu chỉ khi sắp
chết thì họ mới biết mình nên sống thế nào. Hạnh phúc cho đi không phải
nhận lại, hạnh phúc sẽ không thể có được khi chỉ sống cho riêng mình. Bổn
phận của người Dược sĩ sinh ra là để cống hiến và giúp đỡ người khác, khi
giữ được điều đó nghĩa chúng ta đã có được hạnh phúc. Đừng để tâm đến
những lời nói thị phi hay những câu chữ được vẽ ra từ giới truyền thông,
hãy tự hào rằng nghề thầy thuốc vẫn luôn luôn một nghề cao quý trong
những nghề cao quý. Đó chính động lực để chúng ta ngày ngày nỗ lực
hoàn thiện kỹ năng, kiến thức, chuyên môn của mình.
2. Phạm trù nghĩa vụ
Nguồn gốc của nghĩa vụ là từ nhu cầu các nhiệm vụ mà quá trình phát
triển của xã hội, đặt ra cho cộng động mỗi cá nhân trong những giai đoạn
lịch sử xã hội nhất định. Đầu tiên, là thái độ, cách ứng xử của mình đối với
9
những người xung quanh. Đó sự yêu thương, tôn trọng trách nhiệm với
nhau. Sau đó, gửi vào cộng đồng hội cũng tình cảm đó nhưng rộng lớn
hơn, bao quát hơn, sâu sắc, y nghĩa và lý trí hơn, tạo thành nội dung cơ bản
của nghĩa vụ đạo đức mỗi người. Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân trước gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Theo em, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hành nghề dược là một trong
những nghĩa vụ của người hành nghề dược. Đó chính là phải đặt lợi ích của
người dân, người bệnh lên trên hết. Phải hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn
tiếp kiệm cho người bệnh. Tích cực, chủ động tuyên truyền chăm c,
bảo vệ sức khỏe cho người dân. Người dược phải tôn trọng bảo vệ
quyền của người bệnh, không phát tán những thông tin về nhân người
bệnh hay khách hàng nếu không có sự chấp thuận và thông báo trước. Phải
phối hợp với đồng nghiệp các nhân viên y tế, quan khác để ra sức
tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, ốm đau cho cộng đồng.
Đồng thời chúng ta phải xử với người bệnh bằng lương tâm trong sáng
cũng như tránh các hành động, thói quen hay tạo ra tình huống khả
năng gây ra ảnh hưởng đến năng lực phán đoán chuyên môn. Phải xác định
được trách nhiệm của mình gì, từ đó nỗ lực hết mình dân phục vụ. Chấp
hành quyết định của quan nnước thẩm quyền hợp tác chặt chẽ
với cán bộ, công chức, nhân viên y tế; bảo đảm cung ứng hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai, thảm
họa. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề
nghiệp. Cuối cùng không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn của mình
để phục vụ xã hội như Lê – nin đã nói “Học, học nữa, học mãi”.
10
3. Phạm trù lương tâm
Một nhà hiền triết Hy Lạp đã nói: “Tính tự nhiên bao giờ cũng thắng tập
tục, lý trí, dục vọng, lòng tin thắng số phận, lương tâm trong sạch thắng nỗi
lo sợ. Bởi lẽ, không một ai biết được nỗi lo sợ một cách thanh thản như
người có tấm lòng trong sạch”. Lương tâm là lòng tốt, tấm lòng tốt và nó
giá trị hình. thể hiểu lương tâm y thức, trách nhiệm tình cảm đạo
đức nhân về sự tự đánh giá những hành vi, xử của mình trong đời sống
xã hội. Sự xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ với hành vi của mình là bước
đầu của cảm giác lương tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét suy nghĩ
hành vi của mình đó chính là lương tâm. Nó là sự phản ánh hiện thực khách
quan của đời sống hội vào bộ óc của con người và ý thức của sự phát
triển xã hội.
Nghề thầy thuốc một nghề cao quý, bởi đây nghề chữa bệnh cứu
người. Cùng với kiến thức giỏi về nghề, người thầy thuốc còn cần có lương
tâm trách nhiệm trong việc cứu chữa người bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề
y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu
người. Đại danh y Hữu Trác đã từng i: “Đạo làm thuốc một nhân
thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái
vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình,
không nên cầu lợi kể công”. ơng tâm của người dược sĩ phải đặt lên hàng
đầu. Không vì lợi ích cá nhân mà đánh mất lương tâm của bản thân mình.
4. Phạm trù danh dự
Danh dự không tách rời với nghĩa vụ. Danh dự là nhân phẩm tốt đẹp chính
về tinh thần của nhân để nhận thức sâu sắc, gần gũi những người xung
11
quanh trong cộng đồng phải tôn trọng thừa nhận. Đó cũng niềm vui sướng
vinh quang khi nhân đó thành tích, công lao, tài đức đã thực hiện
nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc được mọi người mến phục.
Danh dự gắn liền với người hành nghề dược. dược sĩ, chúng ta không thể
vì lợi ích cá nhân mà đánh mất danh dự của mình, làm mất đi hình ảnh đẹp
của người hành nghề y dược trong cộng đồng, xã hội.
5. Phạm trù thiện ác
Thiện ác những phạm trù bản làm ranh giới thước đo đời sống
đạo đức của mỗi nhân. Cái thiện cái tốt đẹp thể hiện lòng nhân ái của
con người trong đời sống hàng ngày. Đó hành vi của mỗi nhân mang
lại những điều tốt lành cho người khác và cho cộng đồng. Hành vi thiện
thể hiện cho sự phù hợp với lợi ích cộng đồng, phù hợp nhu cầu sự tiến
bộ hội. Cuộc sống ý nghĩa khi nhân bản của con người là hướng thiện,
muốn vậy phải đấu tranh, khắc phục, đầy lùi cám dỗ của điều ác có lời cho
mình tính thiện tức những điều thiện từ nhđến lớn, thể thiệt cho
mình và có ích cho người khác.
Nói về hành nghề dược, hoạt động nghề nghiệp hiện nay, nhất lĩnh vực
kinh doanh sinh lời, ranh giới giữa cái thiện cái ác trong lĩnh vực dược
rất mỏng manh. Nếu người dược không thái độ đúng sẽ dẫn đến làm
việc không thiện, điều đó nhỏ vẫn nh hưởng xấu đến niềm tin danh
dự của người dược trước đồng nghiệp cộng đồng hội. dụ như
trong quá trình kinh doanh thuốc, mình bán thuốc với giá sinh lời hơn 15
20% so với giá thị trường nhưng vẫn người mua, giá cao hơn rất nhiều
so với các tiệm thuốc khác, thì đó đã hành động đi ngược với cái thiện,
làm trái với lương tâm vì lợi ích cá nhân.
12
vậy nghĩa vụ, danh dự lương tâm của người dược phải ràng,
trong sáng, cao đẹp. Người dược sĩ phải biết xấu hổ và tránh xa bất kỳ hành
động sai trái nào của nghề nghiệp rất nhỏ, biết tôn vinh tự hào, hạnh
phúc và tự giác làm những hành vi nghề nghiệp đúng, hiệu quả tốt dù là rất
nhỏ.
IV. Thực trạng đạo đức hành nghề dược ở Việt Nam
Hơn 2 m đối mặt với đại dịch COVID 19, những người hành nghề
dược đã cùng đồng hành với các nhân viên y tế, các tình nguyện viên,…
chung tay vừa phòng dịch, chống dịch, vừa điều trị nhằm giảm thiểu tử vong,
cứu sống bệnh nhân COVID 19. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, đã
biết bao cán bộ, y bác không quản khó khăn, vất vả, không toan tính
đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người
bệnh. Họ sẵn sàng lên đường ngay khi lời hiệu triệu để cùng các địa
phương chống dịch. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y, bác sĩ, cán bộ, nhân
viên y tế phải nỗ lực gấp hai, gấp ba lần so với bình thường. Còn những
người hành nghề dược, dụ như những người buôn bán thuốc thì không
ngại bị nhiễm bệnh vẫn mở tiệm bán thuốc để phục vụ cho nhân dân, cộng
đồng. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực của hoạt động nghề dược thì vẫn còn
một phần tiêu cực xuất hiện trong hội. Do tác động từ mặt trái của kinh
tế thị trường, trong ngành y dược hàng loạt hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp đã được phát hiện đó là làm thuốc giả, nâng giá thuốc
tội vạ, đó hàng loạt vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu qunghiêm
trọng, kể cả làm chết người trong điều trị bệnh, đó là nạn phong khi muốn
khám điều trị, đó nạn làm GIÁ trong khám chữa bệnh thông qua các
xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, giá khám chữa bệnh mang hình thức kinh
doanh (mặc dưới chiêu bài phi lợi nhuận)… Những tiêu cực đó mặc
13
chỉ một phần nhỏ trong hội nhưng đã làm ảnh hưởng xấu đến danh dự
của nghề y dược, mong nhà nước ta sẽ biện pháp khắc phục triệt để
tiêu cực này. Thực hiện đạo đức nghề nghiệp một cách tự giác, tự nguyện sẽ
nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phát huy trí tuệ,
tiềm năng con người nhằm phát triển nền kinh tế trí thức. Người dược
luôn phấn đấu rèn luyện học tập làm việc một cách chuyên nghiệp văn
hóa, không chạy theo quyền lực, danh lợi, tiền bạc.
KẾT LUẬN
Qua việc học môn Đạo đức hành nghề Dược, em đã hiểu rõ hơn về khái
niệm, đặc điểm hành nghề dược cũng như phạm trù, nguyên tắc đạo đức
hành nghề dược. Bản thân em sinh viên khoa Dược của trường đại học
Phenikaa dược tương lai của đất ớc, em phải cố gắng học tập, phát
triển bản thân, không ngừng tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ chuyên
môn để khi ra trường thể giúp ích cho hội. Bản thân cần tích cực nghiên
cứu, không ngừng sáng tạo để góp sức mình trong việc cải tiến kĩ thuật sản
xuất, nâng cao năng suất lao động. Với nhu cầu của tình hình hội hiện
nay, bản thân em cũng phải cố gắng thích nghi, đáp ứng qua những hành
động cụ thể, thiết thực như: tìm hiểu, tiếp cận các kỹ thuật mới phục vụ
chuyên môn nghề nghiệp, trau dồi kiến thức, tích cực học tập qua sách báo,
tạp chí thế giới, sử dụng Internet một cách hiệu quả để phục vụ cho học tập
công việc hay trực tiếp tham gia vào những hội thảo để tìm hiểu nhiều
hơn về xu hướng toàn cầu, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc đổi
mới đất nước, học tập những cái tiến bộ của thế giới để áp dụng vào thực
tiễn tại Việt Nam nhưng vẫn gìn giữ bản sắc dân tộc.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Long(2019), Bài giảng đạo đức hành nghề dược,
KhoaDược Trường đại học Phenikaa.
2. Bộ Y Tế (1999), Quyết định về việc ban hành quy định “Đạo đứchành
nghề Dược”.
| 1/15

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA DƯỢC BÀI TIỂU LUẬN
MÔN SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC Sinh viên : Ngô Thị Hảo Lớp : K13D6A Mã SV : 19010139
HÀ NỘI, THÁNG 4/2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
I. Đạo đức xã hội ............................................................................................. 2
1. Khái niệm về đạo đức .............................................................................. 2
2. Chức năng của đạo đức ........................................................................... 3
3. Các phạm trù của đạo đức ...................................................................... 6
II. Đạo đức hành nghề Dược .......................................................................... 6
1. Khái niệm .................................................................................................. 6
2. Đặc điểm hành nghề dược ....................................................................... 7
3. Phạm trù đạo đức hành nghề dược ........................................................ 7
III. Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược ............................. 8
1. Phạm trù hạnh phúc ................................................................................ 8
2. Phạm trù nghĩa vụ ................................................................................... 8
3. Phạm trù lương tâm .............................................................................. 10
4. Phạm trù danh dự .................................................................................. 10
5. Phạm trù thiện ác ................................................................................... 11
IV. Thực trạng đạo đức hành nghề dược ở Việt Nam ............................... 12
KẾT LUẬN .................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 14 LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi khi đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu nói như:
“Sức khỏe là vàng”, “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh
tật chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất, đó là có sức khỏe”. Sức khỏe là
một tài sản vô giá của con người, có sức khỏe là có tất cả. Nhưng không phải
ai cũng hiểu được giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể 1
tránh khỏi. Do vậy khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh,
nhưng dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu
được. Việc sử dụng thuốc cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu
về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính năng, tác dụng của thuốc và sử dụng một
cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng của con người. Vì vậy người thầy thuốc nói chung và người hành
nghề dược nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng. Người thầy thuốc hiện tại dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam luôn luôn phải tự giác ngộ, nhận thức và xác định tầm quan trọng của
đạo đức con người và ý thức nghề nghiệp, coi đó là việc củng cố hình tượng
cao đẹp trong lòng xã hội và xứng đáng với điều Chủ tịch Hồ Chí Minh mong
muốn: “Lương y như từ mẫu”.
Cho nên với mong muốn tìm hiểu vấn đề này, sau khi học xong môn Đạo
đức hành nghề dược, em đã chọn đề tài: “Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược” . I.
Đạo đức xã hội
1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, có thể hiểu đạo đức
là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự
nhiên và với cả bản thân mình. Bản chất đạo đức là ý thức xã hội đặc biệt
phản ánh tồn tại xã hội, nó cũng thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi.
Theo triết học Mác – Lênin, đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh
tồn tại xã hội, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của xã hội loài
người. Tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội thay đổi theo, nguồn gốc của sự 2
thay đổi là phương thức sản xuất. Thực tiễn mỗi phương thức sản xuất với
một dạng đạo đức phù hợp tương ứng. Song y thức đạo đức xã hội có tính
độc lập tương đối. Có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn phương thức
sản xuất và cũng có yếu tố tồn tại lâu bền hơn phương thức sản xuất mặc dù
điều kiện vật chất xã hội đã thay đổi. Như vậy, đạo đức luôn mang tính lịch
sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
2. Chức năng của đạo đức
Đạo đức gồm ba chức năng chính là định hướng, điều chỉnh hành vi và kiểm tra, đánh giá.
2.1. Chức năng định hướng
Đạo đức có tác dụng hình thành ở con người những quan điểm về bản
chất của đạo đức, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức; nhờ đó
con người hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Thông qua
hoạt động đạo đức của bản thân, mỗi người càng hiểu rõ hơn về vai trò to
lớn của lương tâm, của danh dự và các phẩm chất đạo đức của cá nhân đối
với sự tiến bộ của chính mình và sự tiến bộ của cộng đồng. Đó là những bài
học đạo đức mà chủ thể tự rút ra được nên chúng có giá trị sâu sắc và lâu
bền. Trên cơ sở đó, chủ thể đạo đức càng tin tưởng và tích cực làm điều thiện.
Những tấm gương đạo đức cao cả cùng với những giá trị của nó có sức
rung cảm mạnh mẽ làm thức tỉnh những tình cảm đạo đức trong tâm hồn
con người, có sức lôi cuốn, thôi thúc con người học tập, rèn luyện vươn tới
cái tốt đẹp, cái thiện. Thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy những người
cộng sản là những người sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả. Đó là
tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mình… vì tự do của Tổ quốc, 3
vì hạnh phúc của nhân dân. Những tấm gương ấy có sức thuyết phục và cổ
vũ con người học tập, tu dưỡng để xứng đáng hơn nữa và đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của công cuộc xây dựng xã hội mới. Bác Hồ đã nêu tấm
gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức là cái gốc của
cán bộ, đảng viên. Noi gương của Người, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã lao động,
chiến đấu quên mình, sẵn sàng hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp của con người.
Như vậy, đạo đức không những giáo dục con người mà còn giúp con
người nâng cao năng lực tự giáo dục mình. Do đó, công tác giáo dục đạo
đức xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển
nhân cách con người mới.
2.2. Chức năng điều chỉnh hành vi
Trong xã hội, cần có các quy tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Cho nên điều chỉnh hành vi của
con người trong xã hội là một yêu cầu khách quan. Có nhiều quy tắc, chuẩn
mực để đều chỉnh hành vi của con người: của pháp luật, của tôn giáo, của
phong tục tập quán và của đạo đức.
Điều chỉnh hành vi bằng đạo đức có đặc điểm là tự điều chỉnh. Sức mạnh
điều chỉnh hành vi bằng đạo đức là sức mạnh của lương tâm, sức mạnh của
dư luận xã hội. Nhờ nắm được những quan điểm đạo đức tiến bộ, hiểu rõ
vai trò của đạo đức, các chủ thể đạo đức luôn tự định hướng hoạt động của
mình vào lợi ích chung, trên cơ sở đó mà họ cũng được thỏa mãn những nhu
cầu đạo đức và những lợi ích chính đáng của mình. Để cho sự điều chỉnh có
hiệu quả thì mỗi người không chỉ điều chỉnh từ trong tình cảm và nhận thức
mà điều quan trọng hơn là biến những mong muốn tốt đẹp thành hoạt động 4
thực tiễn. Bản chất của sự điều chỉnh hành vi là quá trình đấu tranh giữa
thiện và ác, tốt và xấu và sự giữ bình an, thanh thản, trong sáng của lương
tâm. Trong đời sống, nhờ những mối quan hệ đạo đức được thiết lập mà con
người hiểu rõ mình, hiểu sâu sắc thêm những giá trị đạo đức.
2.3. Chức năng kiểm tra, đánh giá
Các quan điểm, tư tưởng đạo đức là kết quả của sự phản ánh đời sống xã
hội, đồng thời chúng còn là công cụ giúp con người nhận thức về xã hội.
Mỗi cá nhân vì cuộc sống của mình và sự tiến bộ của xã hội đều phải có
phẩm chất đạo đức và năng lực phù hợp. Chức năng nhận thức của đạo đức
thường tác động theo hai xu hướng:
Hướng thứ nhất: Những quan điểm đạo đức tiến bộ, khoa học giúp con người
nhận thức, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong đời sống ; giúp
con người đánh giá đúng cái gì là thiện, cái gì là ác; cũng như tự đánh giá
một cách đúng đắn những suy nghĩ, hành vi của bản thân mình. Trên cơ sở
đó con người định hướng một cách đúng đắn hành vi của mình trong thực
tiễn. Đồng thời thực tiễn đạo đức của nhân dân lao động trong quá trình xây
dựng xã hội mới có tác dụng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực đánh
giá đạo đức ở mỗi người ngày càng chính xác và sâu sắc hơn.
Hướng thứ hai: Ngược lại, những quan điểm sai lầm về đạo đức không
những làm cho hành động của con người dễ phạm sai lầm mà còn làm cho
họ thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và nhất định sẽ dẫn tới mức giảm
sút ý chí cũng như năng lực nhận thức và hành động.
Vì vậy, họ phải nắm được những tri thức phản ánh đời sống xã hội một
cách tích cực, đó là những quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, những
chuẩn mực hành vi đạo đức tiến bộ. Bác Hồ đã dạy “Ngọc càng mài càng 5
sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nghĩa là tri thức đạo đức và những phẩm
chất đạo đức tiến bộ không phải tự nhiên mà có, chúng ta phải trải qua quá
trình giáo dục, rèn luyện và đấu tranh bền bỉ hàng ngày thì mới có được.
Chức năng định hướng, chức năng điều chỉnh hành vi và chức năng kiểm
tra, đánh giá của đạo đức gắn bó mật thiết với nhau. Đạo đức hình thành ở
con người năng lực nhân thức, đánh giá đúng đâu là thiện, đâu là ác. Trên
cơ sở đó nâng cao năng lực tự giáo dục, biết được nghĩa vụ đạo đức của
mình và tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì cái thiện. Do vậy giáo dục
đạo đức không những có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách mà
còn góp phần ổn định và phát triển xã hội.
3. Các phạm trù của đạo đức
Đạo đức có các phạm trù cơ bản sau: - Phạm trù Hạnh phúc - Phạm trù Nghĩa vụ - Phạm trù Lương tâm - Phạm trù Danh dự - Phạm trù Thiện và ác II.
Đạo đức hành nghề Dược 1. Khái niệm
- Hành nghề dược là việc cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn của mình
để hoạt động kinh doanh dược và hoạt động lâm sàng.
- Đạo đức hành nghề dược là thái độ, hành vị ứng xử của người Dược sĩ
đối với con người, với cộng đồng nghề Dược, nghề Y và với cộng đồng
xã hội trong hành nghề, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân người dược
sĩ và cộng đồng xã hội vì sự tiến bộ, phát triển, hạnh phúc của mỗi con người và toàn xã hội. 6
2. Đặc điểm hành nghề dược
- Mục đích của nghề Dược mang tính nhân văn, nhân đạo cao. Chữa bệnh
cứu người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe là vốn quý nhất của con người.
- Đạo đức hành nghề Dược được hình thành trên mỗi cá nhân thực tiễn
nghề nghiệp, yêu cầu có một kiến thức, hiểu biết chuyên môn tốt. Các
hành động trong hoạt động nghề nghiệp phải có độ chính xác tỉ mỉ cao
yêu cầu về tính nghiêm túc, cẩn trọng trong công việc của nghề nghiệp.
- Mỗi một hoạt động thực hiện trong hoạt động nghề Dược đều gắn liền
nghĩa vụ, trách nhiệm, lương tâm, hạnh phúc của bản thân người Dược
sĩ, đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng xã hội.
Vì vậy, yêu cầu người dược sĩ phải có tính trung thực, sự lương thiện
trong hoạt động nghề nghiệp, phải luôn trau dồi học tập chuyên môn để có
tri thức, hiểu biết, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình trước cộng
động nghề nghiệp, cộng đồng xã hội. Đóng góp vào sự nghiệp phát triển
chung của ngành, của xã hội và đất nước.
3. Phạm trù đạo đức hành nghề dược
Theo em, phạm trù đạo đức hành nghề dược cũng giống như đạo đức xã hội
sẽ có các phạm trù như sau: - Phạm trù hạnh phúc - Phạm trù lương tâm - Phạm trù nghĩa vụ - Phạm trừ danh dự - Phạm trù thiện ác 7
III. Suy nghĩ về các phạm trù đạo đức hành nghề dược
1. Phạm trù hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khát vọng tự nhiên của con người, là sự
xúc cảm vui sướng, than thản, phấn chấn của con người trong cuộc sống khi
được thỏa mãn nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần
trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Có thể hiểu một cách khái quát hạnh phúc
là sự thoải mái về vật chất và tinh thần trong điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Dưới góc nhìn của em – một dược sĩ tương lai thì em nghĩ hạnh phúc là khi
dùng kiến thức, chuyên môn của mình để giúp đỡ mọi người, mang lại sức
khỏe cho mọi người. Có thể chúng ta đã đọc hay nghe rất nhiều trong sách
vở nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc: Mọi người đều
biết rằng một ngày nào đó mình sẽ chết nhưng thật trớ trêu là chỉ khi sắp
chết thì họ mới biết mình nên sống thế nào. Hạnh phúc là cho đi không phải
nhận lại, hạnh phúc sẽ không thể có được khi chỉ sống cho riêng mình. Bổn
phận của người Dược sĩ sinh ra là để cống hiến và giúp đỡ người khác, khi
giữ được điều đó có nghĩa chúng ta đã có được hạnh phúc. Đừng để tâm đến
những lời nói thị phi hay những câu chữ được vẽ ra từ giới truyền thông,
hãy tự hào rằng nghề thầy thuốc vẫn luôn luôn là một nghề cao quý trong
những nghề cao quý. Đó chính là động lực để chúng ta ngày ngày nỗ lực
hoàn thiện kỹ năng, kiến thức, chuyên môn của mình.
2. Phạm trù nghĩa vụ
Nguồn gốc của nghĩa vụ là từ nhu cầu và các nhiệm vụ mà quá trình phát
triển của xã hội, đặt ra cho cộng động và mỗi cá nhân trong những giai đoạn
lịch sử xã hội nhất định. Đầu tiên, là thái độ, cách ứng xử của mình đối với 8
những người xung quanh. Đó là sự yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm với
nhau. Sau đó, gửi vào cộng đồng xã hội cũng tình cảm đó nhưng rộng lớn
hơn, bao quát hơn, sâu sắc, y nghĩa và lý trí hơn, tạo thành nội dung cơ bản
của nghĩa vụ đạo đức mỗi người. Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân trước gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Theo em, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hành nghề dược là một trong
những nghĩa vụ của người hành nghề dược. Đó chính là phải đặt lợi ích của
người dân, người bệnh lên trên hết. Phải hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn
và tiếp kiệm cho người bệnh. Tích cực, chủ động tuyên truyền chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe cho người dân. Người dược sĩ phải tôn trọng và bảo vệ
quyền của người bệnh, không phát tán những thông tin về cá nhân người
bệnh hay khách hàng nếu không có sự chấp thuận và thông báo trước. Phải
phối hợp với đồng nghiệp và các nhân viên y tế, cơ quan khác để ra sức
tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, ốm đau cho cộng đồng.
Đồng thời chúng ta phải cư xử với người bệnh bằng lương tâm trong sáng
cũng như tránh có các hành động, thói quen hay tạo ra tình huống có khả
năng gây ra ảnh hưởng đến năng lực phán đoán chuyên môn. Phải xác định
được trách nhiệm của mình là gì, từ đó nỗ lực hết mình vì dân phục vụ. Chấp
hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác chặt chẽ
với cán bộ, công chức, nhân viên y tế; bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai, thảm
họa. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề
nghiệp. Cuối cùng là không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn của mình
để phục vụ xã hội như Lê – nin đã nói “Học, học nữa, học mãi”. 9
3. Phạm trù lương tâm
Một nhà hiền triết Hy Lạp đã nói: “Tính tự nhiên bao giờ cũng thắng tập
tục, lý trí, dục vọng, lòng tin thắng số phận, lương tâm trong sạch thắng nỗi
lo sợ. Bởi lẽ, không một ai biết được nỗi lo sợ một cách thanh thản như
người có tấm lòng trong sạch”. Lương tâm là lòng tốt, tấm lòng tốt và nó có
giá trị vô hình. Có thể hiểu lương tâm là y thức, trách nhiệm và tình cảm đạo
đức cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cư xử của mình trong đời sống
xã hội. Sự xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ với hành vi của mình là bước
đầu của cảm giác lương tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét suy nghĩ và
hành vi của mình đó chính là lương tâm. Nó là sự phản ánh hiện thực khách
quan của đời sống xã hội vào bộ óc của con người và là ý thức của sự phát triển xã hội.
Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu
người. Cùng với kiến thức giỏi về nghề, người thầy thuốc còn cần có lương
tâm và trách nhiệm trong việc cứu chữa người bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề
y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu
người. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân
thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái
vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình,
không nên cầu lợi kể công”. Lương tâm của người dược sĩ phải đặt lên hàng
đầu. Không vì lợi ích cá nhân mà đánh mất lương tâm của bản thân mình.
4. Phạm trù danh dự
Danh dự không tách rời với nghĩa vụ. Danh dự là nhân phẩm tốt đẹp chính
về tinh thần của cá nhân để nhận thức sâu sắc, gần gũi mà những người xung 10
quanh trong cộng đồng phải tôn trọng thừa nhận. Đó cũng là niềm vui sướng
vinh quang khi cá nhân đó có thành tích, công lao, có tài đức đã thực hiện
nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc được mọi người mến phục.
Danh dự gắn liền với người hành nghề dược. Là dược sĩ, chúng ta không thể
vì lợi ích cá nhân mà đánh mất danh dự của mình, làm mất đi hình ảnh đẹp
của người hành nghề y dược trong cộng đồng, xã hội.
5. Phạm trù thiện ác
Thiện và ác là những phạm trù cơ bản làm ranh giới thước đo đời sống
đạo đức của mỗi cá nhân. Cái thiện là cái tốt đẹp thể hiện lòng nhân ái của
con người trong đời sống hàng ngày. Đó là hành vi của mỗi cá nhân mang
lại những điều tốt lành cho người khác và cho cộng đồng. Hành vi thiện là
thể hiện cho sự phù hợp với lợi ích cộng đồng, phù hợp nhu cầu và sự tiến
bộ xã hội. Cuộc sống có ý nghĩa khi nhân bản của con người là hướng thiện,
muốn vậy phải đấu tranh, khắc phục, đầy lùi cám dỗ của điều ác có lời cho
mình và tính thiện tức là những điều thiện từ nhỏ đến lớn, có thể thiệt cho
mình và có ích cho người khác.
Nói về hành nghề dược, hoạt động nghề nghiệp hiện nay, nhất là lĩnh vực
kinh doanh sinh lời, ranh giới giữa cái thiện và cái ác trong lĩnh vực dược
rất mỏng manh. Nếu người dược sĩ không có thái độ đúng sẽ dẫn đến làm
việc không thiện, điều đó dù nhỏ vẫn ảnh hưởng xấu đến niềm tin và danh
dự của người dược sĩ trước đồng nghiệp và cộng đồng xã hội. Ví dụ như
trong quá trình kinh doanh thuốc, mình bán thuốc với giá sinh lời hơn 15 –
20% so với giá thị trường nhưng vẫn có người mua, giá cao hơn rất nhiều
so với các tiệm thuốc khác, thì đó đã là hành động đi ngược với cái thiện,
làm trái với lương tâm vì lợi ích cá nhân. 11
Vì vậy nghĩa vụ, danh dự và lương tâm của người dược sĩ phải rõ ràng,
trong sáng, cao đẹp. Người dược sĩ phải biết xấu hổ và tránh xa bất kỳ hành
động sai trái nào của nghề nghiệp dù là rất nhỏ, biết tôn vinh và tự hào, hạnh
phúc và tự giác làm những hành vi nghề nghiệp đúng, hiệu quả tốt dù là rất nhỏ.
IV. Thực trạng đạo đức hành nghề dược ở Việt Nam
Hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID – 19, những người hành nghề
dược đã cùng đồng hành với các nhân viên y tế, các tình nguyện viên,…
chung tay vừa phòng dịch, chống dịch, vừa điều trị nhằm giảm thiểu tử vong,
cứu sống bệnh nhân COVID – 19. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, đã
có biết bao cán bộ, y bác sĩ không quản khó khăn, vất vả, không toan tính
đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người
bệnh. Họ sẵn sàng lên đường ngay khi có lời hiệu triệu để cùng các địa
phương chống dịch. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y, bác sĩ, cán bộ, nhân
viên y tế phải nỗ lực gấp hai, gấp ba lần so với bình thường. Còn những
người hành nghề dược, ví dụ như những người buôn bán thuốc thì không
ngại bị nhiễm bệnh vẫn mở tiệm bán thuốc để phục vụ cho nhân dân, cộng
đồng. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực của hoạt động nghề dược thì vẫn còn
một phần tiêu cực xuất hiện trong xã hội. Do tác động từ mặt trái của kinh
tế thị trường, trong ngành y dược hàng loạt hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp đã được phát hiện đó là làm thuốc giả, nâng giá thuốc
vô tội vạ, đó là hàng loạt vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, kể cả làm chết người trong điều trị bệnh, đó là nạn phong bì khi muốn
khám và điều trị, đó là nạn làm GIÁ trong khám chữa bệnh thông qua các
xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, giá khám chữa bệnh mang hình thức kinh
doanh (mặc dù dưới chiêu bài phi lợi nhuận)… Những tiêu cực đó mặc dù 12
chỉ một phần nhỏ trong xã hội nhưng đã làm ảnh hưởng xấu đến danh dự
của nghề y dược, mong là nhà nước ta sẽ có biện pháp khắc phục triệt để
tiêu cực này. Thực hiện đạo đức nghề nghiệp một cách tự giác, tự nguyện sẽ
nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phát huy trí tuệ,
tiềm năng con người nhằm phát triển nền kinh tế trí thức. Người dược sĩ
luôn phấn đấu rèn luyện học tập làm việc một cách chuyên nghiệp và văn
hóa, không chạy theo quyền lực, danh lợi, tiền bạc. KẾT LUẬN
Qua việc học môn Đạo đức hành nghề Dược, em đã hiểu rõ hơn về khái
niệm, đặc điểm hành nghề dược cũng như phạm trù, nguyên tắc đạo đức
hành nghề dược. Bản thân em là sinh viên khoa Dược của trường đại học
Phenikaa và là dược tương lai của đất nước, em phải cố gắng học tập, phát
triển bản thân, không ngừng tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ chuyên
môn để khi ra trường có thể giúp ích cho xã hội. Bản thân cần tích cực nghiên
cứu, không ngừng sáng tạo để góp sức mình trong việc cải tiến kĩ thuật sản
xuất, nâng cao năng suất lao động. Với nhu cầu của tình hình xã hội hiện
nay, bản thân em cũng phải cố gắng thích nghi, đáp ứng qua những hành
động cụ thể, thiết thực như: tìm hiểu, tiếp cận các kỹ thuật mới phục vụ
chuyên môn nghề nghiệp, trau dồi kiến thức, tích cực học tập qua sách báo,
tạp chí thế giới, sử dụng Internet một cách hiệu quả để phục vụ cho học tập
và công việc hay trực tiếp tham gia vào những hội thảo để tìm hiểu nhiều
hơn về xu hướng toàn cầu, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc đổi
mới đất nước, học tập những cái tiến bộ của thế giới để áp dụng vào thực
tiễn tại Việt Nam nhưng vẫn gìn giữ bản sắc dân tộc. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Long(2019), Bài giảng đạo đức hành nghề dược,
KhoaDược Trường đại học Phenikaa.
2. Bộ Y Tế (1999), Quyết định về việc ban hành quy định “Đạo đứchành nghề Dược”. 14