-
Thông tin
-
Quiz
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba | Lý thuyết ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba Lời giải *Tác dụng của Ngôi kể thứ nhất Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 6 118 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.8 K tài liệu
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba | Lý thuyết ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba Lời giải *Tác dụng của Ngôi kể thứ nhất Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 6 118 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.8 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba
Câu hỏi: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba Lời giải
*Tác dụng của Ngôi kể thứ nhất
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” -
được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu
chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm
đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn
tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối
ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện
một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà
tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân
thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người
phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm
trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét
nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả
Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm
nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần:
ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải
chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì
“tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư
duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và
ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy
ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện
Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta
thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm
chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo
nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao
thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác,
vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác
phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc
lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả
năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
* Tác dụng của Ngôi kể thứ ba
Kể theo ngôi thứ ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của
chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những
gì diễn ra với nhân vật.
VD: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho
nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình
yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể.
Kiến thức mở rộng: 1. Ngôi kể là gì?
– Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
– Khi người kể xưng tôi -> ngôi thứ nhất.
– Khi người kế giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kế như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba.
2. Các ngôi kế thường gặp trong tác phẩm tự sự Ngôi kể thứ 3.
– Người kề gọi tên các nhân vật: chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.
– Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
– Đây là ngôi kể hay được sử dụng. Ngôi kể thứ nhất.
– Khi người kể xưng “tôi” là cách chọn ngôi kể thứ nhất.
Dế Mèn tự xưng là “tôi” – nhưng “tôi” không phải là tác giả Tô Hoài.
– Người kể có thế trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ…
– Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.
3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự
Khi kể, người ta có thế hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhất).
Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng.
– Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện).
– Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy
“tôi” chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy…
– Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
– Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan.
– Nhược điểm: thiếu tính khách quan. Ngôi kể thứ 3
– Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.
– Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ.
– Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.
---------------------------------------