Tác hại thói quen đổ lỗi | Ngữ Văn 12
Tác hại thói quen đổ lỗi | Ngữ Văn 12 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
Tác hại thói quen đổ lỗi A. Mở bài :
Chắc hẳn các bạn đã nghe qua những câu nói như :
Hời sao lại là mình nhỉ sao không phải người khác ?
Tại người này vì người kia mà mình bị thế này thế nọ.
Ấy chính là những câu nói vô cùng thân thuộc khi ta cảm thấy bất mãn, khó chịu
với hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Câu nói ấy dường như đang biến thành một câu
cửa miệng đầy quen thuộc của mỗi người nó như đang đánh vào hệ tự tưởng của xã
hội khiến nó trở thành một thói quen tai hại hệ lụy đến không chỉ cá nhân mỗi con
người mà còn đến toàn thể xã hội B. Thân bài :
1. Giải thích : Đổ lỗi là gì ?
“Đỗ lỗi” là hành vi không thừa nhận lỗi lầm của mình thay vào đó ngụy biện bởi
những lý do khách quan hay thậm chí ăn vạ, trách móc đổ tội cho những người khác
=> Biểu hiện : Đấy chính là biểu hiện của sự vô trách nhiệm, thiếu tôn trọng với mọi người xung quanh
Tại sao con người ít khi nhận lỗi về mình ?
2. Thực trạng và dẫn chứng :
Đáng buồn là hiện tượng này đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và bị mọi
người lạm dụng quá đáng
² Với học sinh chúng ta :
² Khi làm bài kiểm tra điểm kém đỗ lối do ốm mệt do đề khó hay do các bạn ồn ồn
bla bla => Sau đó các bạn ấy mới thật sự nhận lỗi về bản thân là chưa thực sự
học tập thật chăm chỉ cố gắng
² Hay đơn giản như khi chúng ta thấy các em bé chạy nhanh mà vô tình ngã xuống
đất, đau và khóc ré lên thì các phụ huynh của chúng đều chạy đến đỡ dậy, đồng
thời “đánh chừa” cái sàn nhà làm chúng đau. => Rất ít người dạy cho con việc tự
đứng lên và cố gắng đi đứng cẩn thận hơn => Chiều hư như vậy thì sẽ gieo rắc
nên một hệ tư tưởng sai lầm trong tâm trí đứa trẻ => ảnh hướng đến nhân cách của bản thân
² Hay như những quan chức cấp cao cũng đổ thừa trách nhiệm của mình cho những nhân viên khác
Như dự án metro Cát Linh Hà Đông với số vốn hàng nghìn tỉ đồng tưởng chừng sẽ
được đầu tư xây dựng hoàn thiện nhanh chóng có hiệu quả nhưng công trình ấy đã
12 lần bị vỡ tiến độ và phải cần đến gần một thập kỉ thì mới đưa vào hiện hành. Sự lOMoARcPSD|44744371
trì trệ ấy nguyên do lớn nhất do sự thiếu nhất quán cũng như cơ chế quản lí lỏng lẻo
của cơ quan chức năng và 3. Nguyên nhân :
Con người ta ai cũng có cái tôi thật lớn vậy nên ít nhiều gì thì trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, ai cũng tìm ra cho mình một lí do nào đó để đùn đẩy thiếu sót, rủi ro ra
khỏi mình. Không những vậy có người đỗ lỗi bởi thật chất trong suy nghĩ tính cách
của họ không có chút lương tâm, ý thức trách nhiệm nào đến với công việc với
nhiệm vụ của bản thân . Bên cạnh đó có một số người không dám nhận lỗi về bản
thân mình vì đơn giản họ sợ họ lo lắng trước những lời bình luận phán xét của
người khác về lỗi lầm của người khác. Hay cũng có những người không dám đối
diện trước thất bại của bản thân họ sợ rằng cái lỗi lầm họ gây ra ấy có thể sẽ ảnh
hưởng lên cơ đồ sự nghiệp của họ. Dù với lí do như thế nào thì chung quy lại việc
đổ lỗi xảy ra đều liên quan đến cái tôi của mỗi người. Việc đổ lỗi ấy có thể giúp họ
thoải mái như rũ bỏ được gánh nặng gì đó nên họ sẽ chấp nhận phủ nhận đi cái
thiếu sót của bản thân và dần dần biến lỗi sai ấy thành một thói quen tai hại cho bản
thân Bên cạnh việc ý thức của cá nhân còn yếu kém thì cũng không thể phủ nhận
rằng nguyên nhân cũng một phần đến từ cái suy nghĩ đỗ lỗi đã cắm rễ vào hệ tư
tưởng của mỗi người từ khi còn nhỏ. 4. Tác hại : Thói quen đỗ lỗi
“Những cái cớ là đinh được sử dụng để xây nên ngôi nhà của thất bại”. Khi bạn chỉ
chăm chăm đổ lỗi cho người khác thì chẳng khác nào bạn đang tự “thừa nước đục
thả câu” cho những yếu kém của mình lên ngôi nắm chủ chế ngự con người bạn.
Không những vậy khi bạn che đậy lấp liếm đi sai lầm của bản thân thì cũng đồng
nghĩa với việc bạn biến chính bản thân mình thành một kẻ “tiểu nhân ti tiện” hay
thậm chí là một “ác nhân tàn ác” với bạn trong tương lai. Bởi lẽ trong hiện tại bạn
chỉ biết quan tâm đến cái tôi yếu kém mà chẳng mảy may đến cái cơ hội “vàng” để
thay đổi hoàn thiện bản thân. “Con người tiến đến chân lý tưởng chừng không thể
vươn tới nhờ đi qua hàng loạt sai lầm” – Aldous Huxley – cuộc đời ngắn ngủi vậy
nếu bạn chỉ biết đổ lỗi chối bỏ bản thân mà không nhận lỗi sửa sai thì có lẽ bạn sẽ
chẳng tài nào đúc kết cho mình được những kinh nghiệm hay vốn sống nào cả. Đến
khi ấy, những mục tiêu những kế hoạch những mơ ước của bạn cũng sẽ dần hóa
thành hư vô ! Không những vậy việc bạn đổ lỗi của mình cho ai đó cũng sẽ chẳng
giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh chóng mà ngược lại nó còn làm cho công
việc ngày thêm trì trệ tổn thất. Hơn thế vì tâm thế lo lắng sợ bị chê cười nên mình
cứ luôn viện cớ đổ lỗi cho người khác thì đến suốt cuộc đời này chúng ta vẫn chỉ
sống dối trá, mãi chỉ sống trong ốc đảo an toàn của bản thân mà không khẳng định
được giá trị của mình đối với mọi người. Bên cạnh đó do cuộc sống hiện đại phát
triển quá nhanh chóng nên khiến con người chúng ta quá chú trọng đến vấn đề danh lOMoARcPSD|44744371
lợi, tiền bạc vật chất mà quên đi giá trị cốt lõi thực sự của “tình thương” giữa người
với người. Với những kẻ độc ác, mọi thứ đều là cái cớ - Volaire. Thế nên ngày ngày
càng thêm những kẻ mưu mô độc ác những người chỉ vì cái “lợi ích cá nhân” bé
nhỏ mà nhất quyết phủ nhận lỗi lầm, trách nhiệm của bản thân, chà đạp trục lợi tính
toán trước danh dự phẩm giá của mọi người xunh quanh. Điều đó không chỉ khiến
họ mất đi sự tin tưởng của mọi người xung quanh mà còn gây nên sự mất đoàn kết,
thiếu công bằng trong công việc công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Và hãy nghĩ mà xem nếu sự việc ấy diễn ra ngày một nghiêm trọng thì xã hội này sẽ
này sẽ ra sao có phải xã hội ấy cộng đồng ấy sẽ biến chất sẽ tràn ngập những cỗ
máy không cảm xúc hay sao ? 5. Giải pháp
Tự hỏi rằng một xã hội biến chất một xã hội chỉ tràn ngập những cỗ máy không cảm
xúc có phải là một xã hội chúng ta đang hằn ao ước không ? Nếu không thì ngay từ
bây giờ phải có sự chung tay vào cuộc của cả một xã để nhan chóng khắc phục sửa
chữa cho thói quen tai hại này. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là ý thức tự đấu tranh
ở mỗi người. Như lời CEO nỗi tiếng của hãng điện thoại Apple – Steve Jobs đã
từng chia sẻ rằng “Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy
nhanh chóng chấp nhận nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình.” Trước
hết ta phải biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và phải có nâng cao ý thức
hoàn thiện bản thân. Con người chúng ta chẳng ai là hoàn hảo tuyệt đối nên hãy cố
gắng cải thiện bản thân từng ngày từng giờ. Đừng vội đổ lỗi cho người khác trước
những khó khăn mà hãy tự nhìn lại bản thân mình đã làm thực sự tốt hay chưa.
Cuộc đời là một chuỗi trải nghiệm mỗi trải nghiệm sẽ giúp ta trưởng thành hơn nên
hãy thử họ cách thanh thản đón nhận, trân quý từng lỗi lầm đến với bạn trong cuộc
sống hãy học cách bình tĩnh đương đầu giải quyết nhìn nhận sửa chữa với tất cả
chúng “Chỉ vì số phận không chia cho bạn quân bài tốt không có nghĩa là bạn nên
bỏ cuộc. Nó chỉ có nghĩa là bạn phải chơi những quân bài đó với tiềm năng tối đa
của chúng”. Không những vậy chúng ta cũng không nên cười nhạo lên những
khiếm khuyết những sai lầm thiếu sót của người khác “ Hãy học từ sai lầm của
người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm.” –
Groucho Marx, hãy giúp họ hoàn thiện hơn con người của họ ấy cũng chính là một
cơ hội cho bạn trau dồi tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân mình. Hơn thế hãy
tập cho mình một lối sống trách nhiệm hơn hãy học cách quan tâm hơn đến mọi thứ
xung quanh hãy dám hy sinh cái tôi nhỏ bé để hướng đến một xã hội to lớn phát triển lành mạnh hơn. 6. Bài học :
Qua đây bản thân mỗi người cần nhận ra được tác hại to lớn của việc đổ lỗi cho
người khác và cố gắng khắc phục thay đổi thói quen xấu ấy từng ngày từng giờ. lOMoARcPSD|44744371
Muốn cải thiện nhanh chóng thói quen tai hại này con người cần dũng cảm bản lĩnh
cương quyết thay đổi cả trong nhận thức hành động tình cảm của bản thân . C. Kết bài :
Bạn tạo ra sai lầm. Sai lầm không tạo nên bạn. - Maxwell Maltz –
Vậy nên đừng sợ việc nhân lỗi đừng sợ những lời phán xét của mọi người xung
quanh về lỗi lầm của bạn mà hãy can đảm dũng mãnh đón nhân giải quyết vấn đề
ấy khi ấy cuộc sống vận mệnh của bạn mới thật sự đổi thay phát triển toàn diện.
Hãy yêu thương trân trọng con người mình cũng như không ngừng hoàn thiện con
người bạn khi ấy con sâu “đổ lỗi” mới thật sự tan biến hoàn toàn