



Preview text:
Tài chính doanh nghiệp là gì? Ví dụ vai trò tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là gì, vai trò và cho ví dụ về vai trò của nó sẽ được chúng tôi trao đổi
tại bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
• 1. Tài chính doanh nghiệp là gì?
• 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
1. Tài chính doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp là một thuật ngữ mà chúng ta hay nghe kể từ khi ngồi trên ghế nhà
trường qua các môn về kinh tế hay khi đi làm chúng ta cũng thường được trao đổi về tài
chính của công ty. Tài chính doanh nghiệp là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các hoạt động
liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp có thể là từ việc huy động vốn đến
việc sử dụng nguồn vốn huy động đó vào việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài
chính doanh nghiệp tiếng Anh là: “Coporate finance”.
Về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình vận động, tạo hợp, phân
phối, chuyển hóa hình thái và sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với
việc tạo lập, phân phối, chuyển hóa hình thái và sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt
động của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu sau:
• Lựa chọn và quyết định đầu tư: Trên cơ sở là dựa vào quá trình hoạch định dự toán
vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
• Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn: Cần xem xét cân nhắc trên: Kết cấu
nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động, chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn…
• Sử dụng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
• Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp;
• Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua tình hình thu, chi; các báo cáo tài
chính, … để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các quyết định trong hoạt động
kinh doanh và tài chính;
• Thực hiện kế hoạch nội dung tài chính. Nội dung tài chính được cụ thể hóa bằng các
quyết định tài chính. Các quyết định tài chính chiến lược. Ví dụ như quyết định đầu
tư; quyết định tài trợ hay huy động vốn; quyết định phân chia lợi nhuận (đối với công
ty cổ phần là quyết định trả cổ tức), ...
Tài chính doanh nghiệp có các chức năng chính như sau:
• Tạo và luân chuyển nguồn vốn: Các hoạt động của Tài chính doanh nghiệp sẽ giúp đảm
bảo đáp ứng đủ nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động, phục vụ cho việc kinh doanh lâu dài.
• Kiểm tra, giám sát cả quá trình vốn được luân chuyển: Bộ phận tài chính doanh nghiệp
sẽ phải theo dõi và kiểm tra quá trình luân chuyển vốn để đưa ra những đề xuất phù
hợp để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn vốn của những nhà quản trị, cấp trên của công ty.
• Phân phối thu nhập: Các hoạt động của tài chính doanh nghiệp sẽ cân đối vốn của công
ty để sử dụng hợp lý dòng tiền nhằm tối ưu hiệu quả trong kinh doanh cũng như đầu tư.
Tài chính doanh nghiệp là một thành tố, một bộ phận của mỗi doanh nghiệp nên nó chịu các
yếu tố từ chính doanh nghiệp đó như loại hình doanh nghiệp, đặc điểm của ngành nghề kinh
doanh, môi trường kinh doanh, ...
• Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 gồm có:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Công ty cổ
phần, Doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào loại hình doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tài
chính doanh nghiệp ở nhiều mặt như khả năng huy động và chuyển nhượng vốn, trách
nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ, ...
• Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh: Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm riêng ảnh
hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Các đặc điểm ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng
rất lớn đến tài chính của doanh nghiệp. Các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có
thể ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh hoặc có thể ảnh hưởng của tính chất
thời vụ và chu kỳ kinh doanh. Ví dụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì do đặc điểm
riêng của ngành mà có những quy định về vốn của doanh nghiệp.
• Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế, các yếu tố chính trị,
các ưu đãi đối với vùng miền hoặc tác động từ vĩ mô cũng ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
- Các đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:
• Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
• Mọi hoạt động tài chính từ huy động vốn đến sử dụng vốn đều phải lập kế hoạch cụ
thể, gồm kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các hoạt động này cần đảm bảo tôn
trọng pháp luật từ khâu lập dự án cho đến việc thực hiện.
• Tổ chức tài chính doanh nghiệp cần phải tiến hành hiệu quả để các hoạt động trong
doanh nghiệp đều tích cực. Quá trình này sẽ ảnh hưởng thu chi của doanh nghiệp.
• Hoạt động tài chính doanh nghiệp luôn cần cân bằng rủi ro và tỷ suất lợi nhuận. Doanh
nghiệp có thể áp dụng việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định, yếu tố then chốt trong quá
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Huy động vốn: Tổ chức huy động nguồn vốn để phục vụ cho việc đầu tư cũng như kinh
doanh được diễn ra đều đặn, liên tục. Một doanh nghiệp nếu không sở hữu nguồn vốn ổn
định sẽ khó kinh doanh được lâu dài và có thể dẫn tới tài chính không lành mạnh, nguy cơ đổ
vỡ là rất lớn. Tài chính doanh nghiệp huy động vốn để đảm bảo hoạt động bình thường. Tài
chính doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp đủ và ổn định
để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời.
Ví dụ: Các hình thức huy động vốn có thể thông qua các hoạt động cấp tín dụng đến từ các tổ
chức tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động vốn từ thị trường chứng khoán (nếu đủ điều kiện), ...
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tăng hiệu quả kinh doanh
nhờ tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra được những quyết định để đầu tư
đúng đắn và nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Thông qua những hoạt động của tài chính
doanh nghiệp, công ty sẽ thường xuyên được cung cấp vốn, giảm thiểu được những tổn thất
khi đình trệ vốn, giảm được các khoản phải thanh toán lãi vay, từ đó tăng lợi nhuận sau khi
nộp thuế cho công ty. Điều này đồng nghĩa với việc đem lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
Ví dụ: Công ty A nhờ có tài chính doanh nghiệp vững mạnh đã tận dụng lợi thế đầu tư vào
ngành F&B vào thời điểm kinh tế phục hồi sau đại dịch từ đó doanh thu từ mảng này đem lại
lợi nhuận rất lớn cho công ty A.
- Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: Kích thích, điều tiết hoạt động kinh
doanh thì tài chính doanh nghiệp cũng được xem là đòn bẩy để hoạt động kinh doanh diễn ra
thuận lợi và ổn định hơn thông qua việc cân đối mua hợp lý để thu hút nguồn vốn và đưa ra
giá bán hàng hóa, dịch vụ và chứng khoán phù hợp trên thị trường. Dựa vào tình hình thu chi
được thống kê lại hàng ngày và các báo cáo tài chính của công ty, nhà quản trị tài chính có thể
kiểm soát được những hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp và điều chỉnh hoạt động
kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh
doanh. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò là một công cụ để kiểm tra, giám sát cũng như
phân tích, nhận định tình hình hoạt động của một doanh nghiệp.
Ví dụ: Bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra các đề xuất phù hợp liên quan đến việc
nâng cao tính hiệu quả khi kiểm soát nguồn vốn cho những người điều hành, quản lý công ty.
Tất cả vai trò trên của tài chính doanh nghiệp cũng đều muốn nhắm đến mục đích cuối cùng
của mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh là làm sao tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tiết
kiệm các chi phí, gia tăng biên độ lợi nhuận.