Tài liệu Chương 8. Tỉ giá hối đoái - Kinh tế | Trường Đại học Vinh

Tài liệu Chương 8. Tỉ giá hối đoái - Kinh tế | Trường Đại học Vinh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chương 8. Tỷ giá hối đoái
I.KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc
gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác hay là quan hệ so sánh giữa hai đồng
tiền của các quốc gia khác nhau.
VD:
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Đôla Mỹ và đồng Việt Nam là: 1USD=24.285
VND, có nghĩa là 24.285 VND có thể mua được 1 USD.
II.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
• Tỷ lệ lạm phát
Việc thay đổi tỷ lệ lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc
đến tỷ giá hối đoái. Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối
đoái tăng, tức là giá trị đồng nội tệ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước
thấp hơn nước ngoài tức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.
• Lãi suất
Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp hơn
nước ngoài dẫn đến tỷgiá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm. Và ngược lại, trong
trường hợp lãi suất trong nướccao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, đồng
nội tệ tăng.
• Nợ công
Bên cạnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thì nợ công cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ, nợ công tăng dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng
cao, điều này gây ra tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
III. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
- Công cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng nội tệ với
đồng ngoại tệ
- Tỷ giá hối đoái tác động rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của
quốc gia
- Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh
tế
IV. THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) trong giai
đoạn 2018-2022 có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ giá USD/VND bắt đầu từ mức
22.730 VND/USD vào tháng 12/2018 và tăng lên mức 23.219 VND/USD vào
tháng 8/2023.
Năm 2018:
Trong năm 2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố trung bình khoảng
22.635 đồng, dao động quanh mức 22.386- 22.825 đồng. Tỷ giá USD/VND trên
thị trường tự do ở mức 23.337, tăng 2,6% so với cuối năm 2017.
Nguyên nhân:
-Kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng (GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với
mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8%
khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng.
-Xét yếu tố cơ bản trong nước, diễn biến lạm phát tăng và tình hình dòng vốn
đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với nhiều biến động khi nhà đầu nước ngoài liên
tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán vào cuối tháng 6/2018 cũng góp phần
tạo áp lực tăng tỷ giá
Chính sách CP:
-NHNN đã mua lượng lớn ngoại tệ từ các NHTM. Khi cầu ngoại tệ trên thị
trường tăng đột biến vào tháng 7/2018, NHNN đã nhanh chóng bán khoảng hơn
2 tỷ USD để bình ổn thị trường.
Năm 2019:
°Diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định. Theo đó, trong tháng đầu
năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250
VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động
quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng
cuối năm
Nguyên Nhân:
Thị trường tỷ giá tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ- Trung. Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần
trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng
lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.
Chính sách:
Tăng tỷ giá trung tâm của NHNN
Năm 2020:
°Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá
USD/VND. Tỷ giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02,
tăng 0.4% so với đầu năm do giá USD tăng mạnh, mức đỉnh này nhanh chóng bị
phá vỡ khoảng 2 tháng sau đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục leo lên mốc mới 23,272
đồng/USD vào ngày 24/04.
°Đà tăng của tỷ giá trung tâm USD/VND chững lại và bước vào giai đoạn
giảm đều từ ngày 19/05 cho đến cuối năm. Tính đến ngày 29/12/2020, tỷ giá
trung tâm USD/VND quay trở về mức xuất phát của đầu năm 2020, xấp xỉ
23,150 đồng/USD.
°Trong cả năm, tỷ giá trung tâm trung bình rơi vào khoảng xấp xỉ 23.212
đồng, dao động quanh mức 23.150 – 23.270 đồng
Giải pháp:
Để bình ổn tỷ giá, vào ngày 24/03/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
điều chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN với tỷ giá mua – bán ở mức
23,175-23,650 đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào và giảm giá bán 257 đồng
(tương đương hơn 1%) so với mức công bố hôm 23/03. Như vậy, mức giá bán
tại Sở giao dịch NHNN rẻ hơn so với các ngân hàng thời điểm đó khoảng 100
đồng.
Năm 2021:
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN công bố
tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm
khoảng 1.6% so với đầu năm.
Tỷ giá trung tâm của NHNN công bố không có nhiều biến động như năm
2020, rơi vào khoảng xấp xỉ 23.171 đồng, dao động quanh khoảng 23.101-
23.242 đồng.
Nguyên nhân:
Hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính
sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch
Giải pháp:
- NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ
trong nước dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu
năm thặng dư 225 triệu USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam
đạt mức kỷ lục 18.1 tỷ USD, bất chấp dịch Covid-19
- NHNN tích cực mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Mặt khác,
thông qua lượng tiền đồng đối ứng được bơm ra thị trường nhưng không bị hút
về, nhà điều hành đang muốn tạo điều kiện nguồn vốn dồi dào để các ngân hàng
thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đại dịch
Covid-19.
Năm 2022:
Trong 6 tháng đầu năm, mức tăng lãi suất ngày 15/6 (0,75 điểm %) lớn 
nhất trong vòng 28 năm qua và tiếp tục thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền
tệ.
Trong quý III, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm khoảng 600 đồng, 
cao hơn cả mức tăng lũy kế của cả 6 tháng đầu năm và chính thức vượt mốc
24.000 đồng. Chưa đầy 1 tháng sau đó, giá USD đã leo lên mức kỷ lục gần
24.900 đồng, đưa mức mất giá của tiền Đồng kể từ đầu năm lên 8,6% - cao nhất
trong nhiều năm qua.
Nguyên nhân:
Thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường: Căng
thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế - tài chính toàn
cầu.
Giải pháp:
-NHNN đã phải bán ra lượng lớn ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối để ổn định thị
trường.
-NHNN đã sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ như: Sử dụng Quỹ dự trữ
ngoại hối, tăng lãi suất, chuyển phương thức giao dịch ngoại tệ từ bán kỳ hạn 3
tháng sang phương thức bán giao ngay…
+ Lạm phát: Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 có xu hướng
tăng, từ mức 3,2% năm 2018 lên mức 5,91% năm 2022. Điều này khiến giá trị
của VND giảm sút so với USD.
+ Chênh lệch lãi suất: Lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam có xu hướng cao
hơn lãi suất tiền gửi VND. Điều này khiến các nhà đầu tư có xu hướng chuyển
đổi VND sang USD để gửi tiết kiệm, làm tăng cầu đối với USD và khiến tỷ giá
USD/VND tăng lên.
+ Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ: Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ
sau đại dịch COVID-19. Điều này đã thu hút dòng vốn đầu tư vào Mỹ, làm tăng
giá trị của USD và khiến tỷ giá USD/VND tăng lên.
Sự gia tăng của tỷ giá USD/VND có tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt
Nam, thể hiện qua một số khía cạnh sau:
+ Xuất khẩu và nhập khẩu: Khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất
khẩu. Ngược lại, giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng, làm tăng chi
phí của các doanh nghiệp nhập khẩu.
+ Thu nhập và chi tiêu của người dân: Khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị
tiền lương, tiền gửi tiết kiệm của người dân sẽ giảm, làm giảm thu nhập của
người dân. Ngược lại, giá trị của các khoản nợ bằng USD của người dân sẽ
tăng, làm tăng gánh nặng chi trả nợ của người dân.
+ Lãi suất: Khi tỷ giá USD/VND tăng, lãi suất trong nước có xu hướng
tăng để thu hút dòng vốn đầu tư, làm giảm áp lực lên tỷ giá. Ngược lại, khi tỷ
giá USD/VND giảm, lãi suất trong nước có xu hướng giảm để hỗ trợ xuất khẩu.
V. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
1.Kết Luận
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh
tế Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá này có thể mang lại cả lợi ích và thách
thức cho nền kinh tế Việt Nam.
2.Giải pháp
-Để ổn định tỷ giá hối đoái, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục thực
hiện các giải pháp sau:
+ Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cần tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, bao gồm việc điều hành tỷ
giá trung tâm, mua bán ngoại tệ trên thị trường mở, và kiểm soát hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): FDI là một
nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành khác để thu hút FDI, bao gồm việc cải
thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI.
+ Củng cố nền kinh tế: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần phối hợp
với các bộ, ngành khác để củng cố nền kinh tế, bao gồm việc kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
-Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động thích ứng với sự
biến động của tỷ giá hối đoái, bao gồm việc:
+ Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của tỷ giá hối
đoái.
+ Đa dạng hóa nguồn cung ngoại tệ.
+ Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái hiệu quả.
| 1/7

Preview text:

Chương 8. Tỷ giá hối đoái
I.KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc
gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác hay là quan hệ so sánh giữa hai đồng
tiền của các quốc gia khác nhau. VD:
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Đôla Mỹ và đồng Việt Nam là: 1USD=24.285
VND, có nghĩa là 24.285 VND có thể mua được 1 USD.
II.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI • Tỷ lệ lạm phát
Việc thay đổi tỷ lệ lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc
đến tỷ giá hối đoái. Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối
đoái tăng, tức là giá trị đồng nội tệ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước
thấp hơn nước ngoài tức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng. • Lãi suất
Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp hơn
nước ngoài dẫn đến tỷgiá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm. Và ngược lại, trong
trường hợp lãi suất trong nướccao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng. • Nợ công
Bên cạnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thì nợ công cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ, nợ công tăng dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng
cao, điều này gây ra tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
III. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
- Công cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ
- Tỷ giá hối đoái tác động rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia
- Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh tế
IV. THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) trong giai
đoạn 2018-2022 có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ giá USD/VND bắt đầu từ mức
22.730 VND/USD vào tháng 12/2018 và tăng lên mức 23.219 VND/USD vào tháng 8/2023. Năm 2018:
Trong năm 2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố trung bình khoảng
22.635 đồng, dao động quanh mức 22.386- 22.825 đồng. Tỷ giá USD/VND trên
thị trường tự do ở mức 23.337, tăng 2,6% so với cuối năm 2017. Nguyên nhân:
-Kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng (GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với
mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8%
khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng.
-Xét yếu tố cơ bản trong nước, diễn biến lạm phát tăng và tình hình dòng vốn
đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với nhiều biến động khi nhà đầu nước ngoài liên
tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán vào cuối tháng 6/2018 cũng góp phần
tạo áp lực tăng tỷ giá Chính sách CP:
-NHNN đã mua lượng lớn ngoại tệ từ các NHTM. Khi cầu ngoại tệ trên thị
trường tăng đột biến vào tháng 7/2018, NHNN đã nhanh chóng bán khoảng hơn
2 tỷ USD để bình ổn thị trường. Năm 2019:
°Diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định. Theo đó, trong tháng đầu
năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250
VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động
quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm Nguyên Nhân:
Thị trường tỷ giá tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ- Trung. Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần
trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng
lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm. Chính sách:
Tăng tỷ giá trung tâm của NHNN Năm 2020:
°Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá
USD/VND. Tỷ giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02,
tăng 0.4% so với đầu năm do giá USD tăng mạnh, mức đỉnh này nhanh chóng bị
phá vỡ khoảng 2 tháng sau đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục leo lên mốc mới 23,272 đồng/USD vào ngày 24/04.
°Đà tăng của tỷ giá trung tâm USD/VND chững lại và bước vào giai đoạn
giảm đều từ ngày 19/05 cho đến cuối năm. Tính đến ngày 29/12/2020, tỷ giá
trung tâm USD/VND quay trở về mức xuất phát của đầu năm 2020, xấp xỉ 23,150 đồng/USD.
°Trong cả năm, tỷ giá trung tâm trung bình rơi vào khoảng xấp xỉ 23.212
đồng, dao động quanh mức 23.150 – 23.270 đồng Giải pháp:
Để bình ổn tỷ giá, vào ngày 24/03/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
điều chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN với tỷ giá mua – bán ở mức
23,175-23,650 đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào và giảm giá bán 257 đồng
(tương đương hơn 1%) so với mức công bố hôm 23/03. Như vậy, mức giá bán
tại Sở giao dịch NHNN rẻ hơn so với các ngân hàng thời điểm đó khoảng 100 đồng. Năm 2021:
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN công bố 
tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm
khoảng 1.6% so với đầu năm.
Tỷ giá trung tâm của NHNN công bố không có nhiều biến động như năm 
2020, rơi vào khoảng xấp xỉ 23.171 đồng, dao động quanh khoảng 23.101- 23.242 đồng. Nguyên nhân:
Hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính
sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch Giải pháp:
- NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ
trong nước dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu
năm thặng dư 225 triệu USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam
đạt mức kỷ lục 18.1 tỷ USD, bất chấp dịch Covid-19
- NHNN tích cực mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Mặt khác,
thông qua lượng tiền đồng đối ứng được bơm ra thị trường nhưng không bị hút
về, nhà điều hành đang muốn tạo điều kiện nguồn vốn dồi dào để các ngân hàng
thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19. Năm 2022:
Trong 6 tháng đầu năm, mức tăng lãi suất ngày 15/6 (0,75 điểm %) lớn 
nhất trong vòng 28 năm qua và tiếp tục thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong quý III, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm khoảng 600 đồng, 
cao hơn cả mức tăng lũy kế của cả 6 tháng đầu năm và chính thức vượt mốc
24.000 đồng. Chưa đầy 1 tháng sau đó, giá USD đã leo lên mức kỷ lục gần
24.900 đồng, đưa mức mất giá của tiền Đồng kể từ đầu năm lên 8,6% - cao nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân:
Thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường: Căng
thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu. Giải pháp:
-NHNN đã phải bán ra lượng lớn ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối để ổn định thị trường.
-NHNN đã sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ như: Sử dụng Quỹ dự trữ
ngoại hối, tăng lãi suất, chuyển phương thức giao dịch ngoại tệ từ bán kỳ hạn 3
tháng sang phương thức bán giao ngay…
+ Lạm phát: Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 có xu hướng
tăng, từ mức 3,2% năm 2018 lên mức 5,91% năm 2022. Điều này khiến giá trị
của VND giảm sút so với USD.
+ Chênh lệch lãi suất: Lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam có xu hướng cao
hơn lãi suất tiền gửi VND. Điều này khiến các nhà đầu tư có xu hướng chuyển
đổi VND sang USD để gửi tiết kiệm, làm tăng cầu đối với USD và khiến tỷ giá USD/VND tăng lên.
+ Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ: Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ
sau đại dịch COVID-19. Điều này đã thu hút dòng vốn đầu tư vào Mỹ, làm tăng
giá trị của USD và khiến tỷ giá USD/VND tăng lên.
Sự gia tăng của tỷ giá USD/VND có tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt
Nam, thể hiện qua một số khía cạnh sau:
+ Xuất khẩu và nhập khẩu: Khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất
khẩu. Ngược lại, giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng, làm tăng chi
phí của các doanh nghiệp nhập khẩu.
+ Thu nhập và chi tiêu của người dân: Khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị
tiền lương, tiền gửi tiết kiệm của người dân sẽ giảm, làm giảm thu nhập của
người dân. Ngược lại, giá trị của các khoản nợ bằng USD của người dân sẽ
tăng, làm tăng gánh nặng chi trả nợ của người dân.
+ Lãi suất: Khi tỷ giá USD/VND tăng, lãi suất trong nước có xu hướng
tăng để thu hút dòng vốn đầu tư, làm giảm áp lực lên tỷ giá. Ngược lại, khi tỷ
giá USD/VND giảm, lãi suất trong nước có xu hướng giảm để hỗ trợ xuất khẩu.
V. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 1.Kết Luận
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh
tế Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá này có thể mang lại cả lợi ích và thách
thức cho nền kinh tế Việt Nam. 2.Giải pháp
-Để ổn định tỷ giá hối đoái, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
+ Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cần tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, bao gồm việc điều hành tỷ
giá trung tâm, mua bán ngoại tệ trên thị trường mở, và kiểm soát hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): FDI là một
nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành khác để thu hút FDI, bao gồm việc cải
thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI.
+ Củng cố nền kinh tế: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần phối hợp
với các bộ, ngành khác để củng cố nền kinh tế, bao gồm việc kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
-Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động thích ứng với sự
biến động của tỷ giá hối đoái, bao gồm việc:
+ Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của tỷ giá hối đoái.
+ Đa dạng hóa nguồn cung ngoại tệ.
+ Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái hiệu quả.