-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu "Đấu tranh ngăn ngừa chủ nghĩa dân túy"
Tài liệu "Đấu tranh ngăn ngừa chủ nghĩa dân túy" của Học viện hành chính quốc gia bao gồm các kiến thức liên quan đến học phần chủ nghĩa dân túy giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức cho bài thi học phần. Mời bạn đón xem!
Chủ nghĩa dân túy 4 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Tài liệu "Đấu tranh ngăn ngừa chủ nghĩa dân túy"
Tài liệu "Đấu tranh ngăn ngừa chủ nghĩa dân túy" của Học viện hành chính quốc gia bao gồm các kiến thức liên quan đến học phần chủ nghĩa dân túy giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức cho bài thi học phần. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa dân túy 4 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
ĐẤU TRANH NGĂN NGỪA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY
BPO - Từ những năm đầu thế kỷ XXI và nhất là từ năm 2016 trở lại đây,
chủ nghĩa dân túy mới trỗi dậy ở nhiều nước với việc nhiều nhà dân túy
giành được các vị trí lãnh đạo, gây ra những thay đổi trên chính trường
quốc gia và quốc tế. Có thể nói, chủ nghĩa dân túy là những thủ pháp, thủ
thuật của giới hoạt động chính trị nhằm lôi kéo sự chú ý của người dân,
thông qua nghệ thuật diễn thuyết với nội dung mơ hồ, khó thực hiện trong
thực tế, nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó có tính chất ngắn hạn, nhất
thời của người dân, nhất là của giới bình dân.
Hiện nay, chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ ảnh hưởng sâu và tiêu cực tới Việt
Nam, mặc dù ở Việt Nam chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị -
xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, mà mới chỉ tồn tại với tính cách là quan
điểm, tư tưởng, không thành hệ thống lý luận và chỉ biểu hiện ở phát ngôn, hành
động của một số người - nhất người của công chúng - đang có nguy cơ tăng lên
trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng và thấm sâu - trở thành mảnh đất
màu mỡ cho những kẻ cơ hội, mị dân lợi dụng - nên rất cần nhận diện và đấu
tranh phòng ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả. Biểu hiện chủ yếu và bước đầu
của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, một số phần tử phản động và cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền
xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phủ nhận chủ nghĩa xã hội
(CNXH), con đường đi lên CNXH và khả năng đổi mới, phát triển đất nước theo
con đường XHCN ở Việt Nam.
Thứ hai, những phát ngôn và hành động của những phần tử cơ hội chính trị, nhất
là những phát ngôn, những bài viết mang tính mị dân trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, diễn đàn, trang mạng xã hội,... thể hiện dưới dạng
những thủ đoạn và nội dung như: Có những phát ngôn và hành động trái với
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (đòi tự do, dân chủ không giới
hạn, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ
nghĩa,...). Lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để kích động chủ nghĩa dân tộc
cực đoan, phá hoại đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, âm mưu đẩy đất nước vào bất ổn, phá vỡ môi trường hòa bình, ổn định để
xây dựng đất nước. Lạm dụng các quyền tự do, dân chủ để đưa ra những đòi hỏi
phi lý, những chương trình hành động có tính mị dân, không đúng chính sách,
pháp luật, thiếu tính khả thi, xa rời thực tế; tranh thủ dư luận xã hội với dụng ý
xấu, động cơ không lành mạnh, từ đó gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ. Lợi
dụng tình hình đời sống và sản xuất còn có khó khăn, yếu kém, dịch bệnh để
kích động, lôi kéo một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân không vững vàng
đi theo, gây rối, chống phá, gây mất ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để bịa đặt, tung tin thất thiệt, gây hoang
mang trong dư luận xã hội; lợi dụng, thổi phồng những khó khăn, hạn chế, yếu
kém, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý, làm mất uy tín của Đảng và Nhà
nước; xuyên tạc lịch sử.
Những biểu hiện trên được chứng minh qua việc đối tượng Phạm Thị Đoan
Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và
ngoài nước, các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để
thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, các vấn
đề đang được xã hội quan tâm. Thực chất của những hành động này là lợi dụng
để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật
nhằm chống Đảng, Nhà nước.
Rồi đến kẻ núp bóng “vì tù nhân lương tâm” để chống phá, kích động - Nguyễn
Thúy Hạnh. Trên facebook, Hạnh đưa rất nhiều thông tin hoạt động “từ thiện”
dành tặng cho “tù nhân lương tâm” và người thân trong gia đình những kẻ bị bắt
về tội danh tuyên truyền chống nhà nước đã bị tòa án các cấp xử phạt và đang
thụ án. Và một số nhân vật thuộc người của công chúng có những phát ngôn
phản cảm, mị dân, phản ánh không đúng tình hình dịch bệnh, chủ trương chống
dịch của Đảng, Nhà nước ta gây hoang mang dư luận vừa qua đã bị cơ quan
chức năng mời làm việc.
Nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam
hiện nay là do: Ảnh hưởng của những nhân tố quốc tế, như mặt trái của kinh tế
thị trường, toàn cầu hóa, thông tin mạng toàn cầu; quá trình cá nhân hóa thông
tin tăng nhanh, thông tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ, không
rõ, không kịp nhiều vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin giả chi phối, dẫn dắt; sự
lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc và chống phá, can thiệp của
các thế lực thù địch từ bên ngoài. Những hạn chế, khó khăn trong phát triển đất
nước, thiên tai, dịch bệnh... Trình độ văn hóa, pháp luật và trình độ dân trí nói
chung trong xã hội chưa cao, nhận thức của người dân vẫn còn những hạn chế,
nhất là chưa phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy.
Để phòng ngừa và ngăn chặn những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam
hiện nay, trước hết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng
viên và nhân dân nhận biết được những nguy cơ, biểu hiện và tác hại của chủ
nghĩa dân túy; kịp thời nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện cụ thể của
chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam; định hướng thông tin đúng đắn trên báo chí, tạo
hiệu ứng truyền thông tích cực, liên tục nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu
tranh chống các quan điểm sai trái và những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy.
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, phòng, chống có hiệu quả
tình trạng tham nhũng, tiêu cực; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự
trong sạch, vững mạnh, toàn tâm, toàn lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước,
thực hiện đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân, ta
phải hết sức làm”, “việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, để củng cố
niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Kiên định phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc
lập, chủ quyền trong quá trình hội nhập quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông, nâng cao khả
năng định hướng dư luận xã hội của báo chí, truyền thông. Đồng thời, phát hiện,
xử lý nghiêm và khắc phục kịp thời những biểu hiện và hậu quả của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam.