-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tài liệu Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP (Chúa bên các em)
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị)
đối tượng nào hiện nay được xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Giải thích vì sao? -
Câu 2: Hãy làm rõ các chức năng của xã hội học pháp luật. 1. Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết biểu hiện ở chỗ, xã hội
học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên
cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển
của pháp luật bằng tri thức xã hội học qua việc nghiên cứu hệ thống các khái
niệm, lí thuyết và phương pháp của môn học. Trong khi chỉ ra những quy luật
khách quan của sự kiện, hiện tượng pháp luật, xã hội học pháp luật đã tạo ra
những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển cao hơn của sự kiện, hiện tượng
được 1 Một số nội dung Mục II Chương 1 có tham khảo sách: TS. Ngọ Văn Nhân,
Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr. 41 - 54. nghiên cứu cũng
như các mặt, các lĩnh vực riêng lẻ của nó.
Hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật cung cấp bằng chứng thực
nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính
xác về nguồn gốc, bản chất của pháp luật; thực trạng của hệ thống pháp luật; về
trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp xã hội; về
tình hình vi phạm pháp luật ở từng thời điểm, từng khu vực địa lí nhất định.
Nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, hậu quả của hành vi sai lệch
giúp cho các cá nhân, nhóm xã hội nhận thức đầy đủ hơn vị thế, vai trò của mình,
từ đó có thái độ, hành vi phù hợp với các quy định của chuẩn mực pháp luật, phát
huy tính tích cực xã hội, hạn chế hành vi sai lệch.
Xã hội học pháp luật còn là cơ sở phát triển tư duy khoa học, tạo điều kiện hình
thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã hội và quá trình phức tạp trên cơ sở
thực nghiệm khoa học. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng cho các chủ thể có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước tác phong nắm bắt thông tin kịp thời, cụ thể, sâu sắc về
các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống và xu hướng biến đổi của
các quan hệ xã hội, chỉ ban hành pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật khi có
đầy đủ thông tin và những luận chứng khoa học về nó. 2. Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ mật thiết với chức năng
nhận thức. Việc nghiên cứu xã hội học pháp luật không chỉ đơn thuần là vận dụng
vào nhận thức hiện thực các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn
mà quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, kịp thời kiểm soát các sự kiện,
hiện tượng đó. Sự phong phú, đa dạng của xã hội học pháp luật cả ở mặt lí luận và
thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng
pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc
biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát có ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa
học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với các tầng lớp nhân dân, chính từ
đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống
pháp luật, của các văn bản pháp luật.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật củng cố và xây dựng
những luận cứ khoa học giúp cho Đảngvà Nhà nước hoạch định chủ trương, chính
sách, pháp luật đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng
giai đoạn cụ thể. Quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc
thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội; đặc điểm
dân cư, nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp; dân tộc, giới tính, trình
độ học vấn... thông tin từ các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là cơ sở quan trọng để
xây dựng các quy định pháp luật phù hợp. Các cuộc khảo sát xã hội học pháp luật
trên thế giới cho thấy, nhân tố chính làm giảm hiệu quả của pháp luật không phải
là do sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện pháp luật mà do sự không tương thích
của pháp luật với những đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết các lợi ích xã hội.
Sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật sẽ
đảm bảo được sự đầy đủ và toàn diện lợi ích, ý nguyện của nhân dân và sẽ là điều
kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau này. Thực
tế đã cho thấy, các đề xuất về pháp luật như nâng giá điện, thu phí đối với xe
mang biển số ngoại tỉnh vào Hà Nội, quy định vòng ngực, cân nặng đối với người
tham gia giao thông hay đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam... gặp phải
sự phản đối gay gắt của dư luận do không phù hợp với lợi ích của đông đảo người dân.
Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt, khía cạnh của đời sống
pháp luật cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin
cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch,
từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. 3. Chức năng dự báo
Pháp luật được thực thi hiệu quả, mang tính ổn định lâu dài là do nội dung pháp
luật có tính dự báo, các quy định của pháp luật không chỉ phù hợp với nhu cầu xã
hội hiện tại mà còn phù hợp với xu thế phát triển đi lên của nhân loại. Lịch sử nhà
nước và pháp luật các nước trên thế giới chứng minh rằng, sự ra đời của những
đạo luật phù hợp lợi ích chung, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại sẽ làm cho
quốc gia sở hữu những đạo luật đó có sự tiến bộ nhảy vọt so với các nước trên
thế giới. Dự báo là một chức năng quan trọng của xã hội học nói chung, xã hội học
pháp luật nói riêng. Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật bao gồm:
- Trên cơ sở các kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lí thông tin, các nhà xã hội
học pháp luật phân tính logic, tính khách quan, nhận diện các sự kiện, hiện tượng
pháp luật trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm
sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai.
- Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập
thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA)1 giúp
các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng có thể xảy ra khi văn bản
pháp luật được ban hành. Đặc biệt là đối với các dự thảo, dự án luật, các nghiên
cứu của xã hội học pháp luật sẽ làm sáng tỏ các điều kiện cụ thể mà ở đó các văn
bản pháp luật đang được dự thảo hoặc sắp được ban hành. Từ việc đánh giá tác
động pháp luật đối với thực tiễn xã hội, giúp cho các chủ thể có thẩm quyềnđưa
ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng của hệ
thống pháp luật, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
- Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về ý thức pháp luậtcủa các nhóm xã hội, về
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu
tranh phòng, 1 RIA viết tắt của Regulatory Impact Assesment. chống hành vi sai
lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm
pháp luật và tội phạm trongtương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra
các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.
Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật có ý nghĩa vôcùng quan trọng đối với
hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc hiểu biết sự kiện hiện tại
và xu hướng phát triển sự kiện đó trong tương lai là yếu tố cần thiết giúp cho các
cơ quan nhà nước thông qua các quyết định một cách đúng đắn. Lựa chọn một
giải pháp tối ưu gắn liền với việc nhận thức đúng đắn những hậu quả pháp lí và xã
hội của việc ban hành quyết định đó, cũng như môi trường mà
Câu 3: Trình bày tóm tắt các giai đoạn một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật.
Giai đoạn chuẩn bị để tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp
luật, sự kiện, hiện tượng pháp luật bao gồm các bước cụ thể sau:
1.1. Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu
Câu 4: Hãy cho biết các chức năng xã hội của pháp luật?Theo anh (chị) Chức năng
nào là quan trọng nhất. Giải thích vì sao?
Câu 5: Hãy cho biết các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội
Câu 6: Hãy làm rõ vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội
Câu 7: Chuẩn mực chính trị là gì? So sánh chuẩn mực chính trị với chuẩn mực tôn giáo
Câu 8: Chuẩn mực tôn giáo là gì? So sánh chuẩn mực tôn giáo với chuẩn mực phong tục tập quán
Câu 9: Bất bình đẳng xã hội là gì? Phân loại bất bình đẳng xã hội, loại nào ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đối với cá nhân. Giải thích vì sao?
Câu 10: Sai lệch chuẩn mực pháp luật là gì? Phân loại hành vi sai lệch và nêu hậu
quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Câu 11: Nêu những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Tại sao nói “Bất
bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật”.
Câu 12: Phân tích một số loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật cơ bản trong
xã hội Việt Nam hiện nay.
Câu 13: Ly hôn là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ly hôn dưới góc độ xã hội học.
Tại sao trong xã hội ngày nay ly hôn đang dần trở thành hiện tượng xã hội phổ biến.
Câu 14: Phân tích vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay. Vai trò nào
là quan trọng nhất. Giải thích vì sao?
Câu 15: Tại sao nói “Chuẩn mực xã hội xác định sự chính xác trong hành vi xã hội của mỗi cá nhân”.
Câu 16 : Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo với pháp luật
Câu 17: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức với pháp luật
Câu 18: Phân tích nhận định sau:“Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không
chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật dẫn tới các hành vi sai
lệch chuẩn mực pháp luật”.
Câu 19: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Hãy
trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
Câu 20: Tại sao nói “Dư luận xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xây dựng pháp luật”