-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu luật lao động | Học viện Hành chính Quốc gia
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, liên quan đến nhiều vấn đề. ảo vệ người lao động không chỉ bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động mà còn phải bảo vệ những giá trị nhân văn gắn liền với con người: tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Tài liệu luật lao động | Học viện Hành chính Quốc gia
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, liên quan đến nhiều vấn đề. ảo vệ người lao động không chỉ bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động mà còn phải bảo vệ những giá trị nhân văn gắn liền với con người: tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876 I. Nguyên tắc bve nlđ 1. CSLL
- Trước hết trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng coi mục tiêu và động lực chính
của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”
Khi phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước xác định:
“Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tể, thừa
nhận trên thực tế còn có bóc lột, sự phân hoá giàu nghèo nhẩt định trong xã hội,
nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích người lao động” và
“thường xuyên chăm lo đời sổng vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chỉnh đảng hợp
pháp của công nhân và những người lao động” đồng thời
“Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng
cường thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các vỉ phạm pháp luật lao động, đưa việc thỉ
hành pháp luật lao động vào nền nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ”
Quan điểm đó cũng được thể hiện trong chính sách của nhà nước về lao động: “Bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của người lao động, người làm việc
không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao
động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động” (khoản 1 Điều 4 BLLĐ năm 2019)
Bảo vệ người lao động là một trong những tư tưởng xuyên suốt hệ thống quy phạm
pháp luật về lao động từ trước đến nay. Bảo vệ người lao động là một lẽ dĩ nhiên bởi vì
khi người lao động bắt đầu tham gia quan hệ lao động thì họ phải đối mặt với rất nhiều
nguy cơ và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những khó khăn phát sinh
trong quan hệ này. Ví dụ như những người lao động phải trực tiếp thực hiện những
công việc trong những môi trường làm việc không thuận lợi như nắng nóng, khói bụi,
tiếng ồn và những yếu tố nguy hiểm khác, đương nhiên nếu không có sự bảo vệ của
pháp luật thì sức khoẻ, tính mạng của họ không được đảm bảo. Hoặc những khó khăn
này có thể xuất phát từ phía thị trường lao động vì quan hệ cung – cầu lao động trên thị
trường thường sẽ bất lợi cho người lao động. hoặc từ phía chủ quan của người lao động
(như nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...) hoặc do khả năng kinh tế,
tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế nên những chi phí để đảm bảo điều kiện lao
động còn mức độ, do đó người lao động phải chấp nhận làm việc ngay cả khi thiếu an
toàn và vệ sinh lao động. Chính vì thế mà người lao động khó có thể thoả thuận bình
đẳng thực sự với bên là người sử dụng lao động và thế nên người lao động cần được
bảo vệ để hạn chế những bất lợi hay những sức ép do các điều kiện khách quan mang
lại. Nếu không có sự bảo vệ của pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. lOMoARcPSD|50730876
=>Từ những cơ sở trên, có thể thấy nguyên tắc bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ
bản của luật lao động. Đây cũng là lí do chủ yếu cho sự ra đời và tồn tại của luật lao
động và nó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình ban hành, sửa đổi, thực thi pháp
luật lao động ở nước ta hiện nay. 2. Nội dung
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, liên quan đến nhiều vấn đề.
bảo vệ người lao động không chỉ bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của người lao động trong quan hệ lao động mà còn phải bảo vệ những giá trị
nhân văn gắn liền với con người: tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm...
Do vậy, nguyên tắc bảo vệ người lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
2.1. Bảo vệ việc làm cho người lao động
Việc làm luôn là mối quan tâm được người lao động đặt lên hàng đầu bởi vì có việc làm thì
mới có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình mình. Vì thế, để bảo vệ người lao
động thì trước hết phải bảo vệ việc làm cho họ. Chính vì vậy, trong luật lao động, bảo vệ việc
làm cho người lao động không chỉ trong một chương, một chế định cụ thể mà nó xuyên suốt
toàn bộ các quy định của pháp luật lao động. Để bảo vệ việc làm cho người lao động, bên
cạnh việc quy định các quyền có việc làm và tự do lựa chọn việc làm của người lao động
(Điều 5, Điều 10 BLLĐ năm 2019)
, pháp luật còn quy định trách nhiệm của nhà nước, của người sử dụng lao động, của xã hội
trong việc tạo điều kiện để giải quyết và đảm bảo việc làm cho người lao động (Điều 9, Điều 12 BLLĐ năm 2019).
Ngoài ra, trong các chương cụ thể của BLLĐ năm 2019 (việc làm, giáo dục nghề nghiệp,
HĐLĐ, thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể, tiền lương...) ở các mức độ khác
nhau đều có những quy định để bảo vệ việc làm cho người lao động. Thực chất của tất cả các
quy định này là pháp luật hướng đến bảo vệ người lao động để họ có được việc làm ổn định,
bền vững và chất lượng.
Trong trường hợp các bên muốn thay đổi hoặc người sử dụng lao động muốn tạm thời điều
động công việc thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về lao động. Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
“trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60
ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản”.
Bên cạnh đó, để bảo vệ công việc lâu dài cho người lao động thì pháp luật cũng luôn khuyến
khích các bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, vì thế quy định về pháp luật
lao động mới đưa ra quy định giới hạn về số lần ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
và thời hạn thực hiện hợp đồng với loại hợp đồng này. Điều 20 Bộ Luật Lao động quy định:
“Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn
thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải
ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
2.2. Bảo vệ thu nhập cho người lao động lOMoARcPSD|50730876
Thu nhập của người lao động chủ yếu bao gồm: mức lương, phụ cấp, tiền thưởng... được gọi
chung là tiền lương của người lao động.
Thu nhập là mục đích quan trọng và cơ bản nhất đối với mỗi người lao động khi tham gia thị
trường lao động. Tuy nhiên, khi tham gia lao động thì thu nhập của người lao động sẽ có khả
năng là không tương xứng với trình độ chuyên môn, công sức mà họ bỏ ra hoặc sẽ bị cắt
giảm bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác.
=>Vì vậy, bảo vệ thu nhập cho người lao động cũng là nội dung quan trọng của nguyên tắc
bảo vệ người lao động
Việc bảo vệ này chủ yếu nhằm mục đích, một mặt tôn trọng sự thoả thuận, quyền tự định
đoạt của các bên trong quan hệ lao động, mặt khác giảm thiểu đến mức thấp nhất những bất
lợi cho người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động về tiền lương.
Theo đó, pháp luật lao động hướng đến các nội dung sau đây:
Pháp luật đưa ra quy định về mức thu nhập bắt buộc phải đảm bảo thông qua mức lương tối
thiểu và những thoả thuận về thu nhập của người lao động phải tương xứng với sức lao động
mà họ đã bỏ ra chẳng những thế, pháp luật còn quy định về những vấn đề đảm bảo đời sống
cho người lao động, như trường hợp nếu người lao động nghỉ việc hoặc ốm đau, thai sản,…
thì họ sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp để ổn định cuộc sống nếu như họ tuân thủ đúng quy
định và điều kiện mà pháp luật đưa ra.
-Quy định các khoản thu nhập cấu thành nên tiền lương (Điều 90 BLLĐ năm 2019); -
Quy định mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động (Điều 91 BLLĐ năm 2019); -
Quy định việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động của đơn vị sử
dụnglao động (Điều 93 BLLĐ năm 2019); -
Quy định về việc áp dụng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương, chế độ
tiền thưởng (Điều 103, Điều 104 BLLĐ năm 2019); -
Quy định về bảo vệ tiền lương cho đối tượng lao động đặc thù (lao động nữ, lao động
khuyết tật, lao động chưa thành niên...); -
Quy định về giải quyết tiền lương trong những trường hợp đặc biệt: tạm ứng lương; trả
lương khi ngừng việc, trả lương thông qua người cai thầu; tiền lương làm thêm giờ; đền bù
tiền lương... (Điều 98, Điều 99, Điều 100,101 BLLĐ năm 2019); -
Chế độ trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt quan hệ lao động (Điều 41, Điều 46, Điều 47 BLLĐ năm 2019); -
Vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động trong việc bảo vệ thu nhập cho người lao
động(Điều 93 BLLĐ năm 2019)
2.3. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động
Pháp luật không chỉ bảo vệ về thu nhập của người lao động mà còn bảo vệ về tính mạng, sức
khoẻ của người lao động lOMoARcPSD|50730876
Được làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động là quyền của người lao
động được nhà nước quan tâm thực hiện, khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định:
‘‘Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn;...”,
Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định chính sách của nhà nước về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và “Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn
lao động, vệ sinh lao động” (khoản 1 Điều 133 BLLĐ năm 2019). Bên cạnh vai trò của Nhà
nước, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 132, Điều 134 BLLĐ năm 2019). Điều đó
cho thấy tàm quan trọng và sự cần thiết bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động khi
tham gia quan hệ lao động. Chính sách, ché độ an toàn lao động, vệ sinh lao động được quy
định tương đối toàn diện từ việc khám sức khoẻ khi tuyển dụng, bố trí công việc phù hợp với
thể lực người lao động đến việc định kì kiểm tra sức khoẻ khi làm việc; từ các biện pháp để
phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện về an toàn lao động, chăm sóc sức khoẻ...) cũng như biện pháp khắc phục
khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (trích luật an toàn vệ sinh lao động 2015)
Chẳng những thế, pháp luật còn bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động,
người sử dụng lao động phải tôn trọng và đối xử đúng đắn với họ. Điều 8 Bộ Luật Lao động
quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: “Phân biệt đối xử trong lao động”.
2.4. Bảo vệ quyền được nghỉ ngơi của người lao động
Làm việc và nghỉ ngơi là hai vấn đề có mối quan hệ khầng khít với nhau, không thể chỉ có
lao động mà không có nghỉ ngơi hơn nữa nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc
sống con người nói chung. Do đó, bên cạnh các quy định về thời giờ làm việc, pháp luật còn
đưa ra các quy định điều chỉnh thời giờ nghỉ ngơi trong quan hệ lao động. Khoản 2 Điều 35
Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Người làm công ăn lương được bảo đảm... chế độ nghỉ ngơi...”.
Trong luật lao động, căn cứ vào tính chất mỗi ngành, nghề, đặc điểm công việc, chuyên
môn... Nhà nước, ngoài việc quy định có tính chất tiêu chuẩn hoá thời giờ làm việc để trên
cơ sở đó người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về thời giờ làm việc trong
quan hệ lao động còn có nhiều quy định chi tiết nhằm đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lí nhằm
tạo điều kiện để người lao động phục hồi sức khoẻ hoặc giải quyết nhiều nhu cầu có tính cá nhân.
Theo quy định, thời gian nghỉ ngoi của người lao động là thời gian họ không phải thực hiện
nghĩa vụ lao động nhưng vẫn được tính thời gian làm việc và nói chung là có hưởng lương,
cụ thể đó là thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ về việc riêng, nghỉ
trong giờ làm việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội...và được quy định tại các điều 109, 110,
111, 112, 113, 114, 115, 116... BLLĐ năm 2019. Ngoài ra, pháp luật lao động cũng khuyến
khích người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc tăng thời gian nghỉ ngoi cho người
lao động (Điều 105 BLLĐ năm 2019), đồng thời quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của
một số đối tượng lao động đặc thù có tính chất ưu đãi và bảo vệ nhóm đối tượng này (Điều
137, Điều 144, Điều 148 BLLĐ năm 2019). lOMoARcPSD|50730876
2.5. Bảo vệ quyền tự do liên kết của người lao động
Tự do liên kết thông qua việc thành lập và gia nhập các tổ chức đại diện để bảo vệ mình là
nhu cầu khách quan của người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường. về nguyên tắc,
người lao động có quyền lựa chọn bất cứ tổ chức nào có khả năng để bảo vệ quyền lợi cho
mình trong quan hệ lao động.
Tuy nhiên, tuy nhiên trước khi blld2019 được ban hành và có hiệu lực, theo quy định của
pháp luật (Luật Công đoàn năm 2012; BLLĐ năm 2012) thì tổ chức có tư cách pháp lí đầy
đủ để đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao động là các tổ chức công đoàn trực thuộc Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam. Điều này cho thấy để thực hiện quyền tự do liên kết của mình,
người lao động chỉ có một lựa chọn là tham gia tổ chức công đoàn. Rõ ràng quy định này đã
hạn chế quyền tự do liên kết của người lao động trong quan hệ lao động.
Sau khi VN kí kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ thường xuyên Thái bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự
do giữa VN và liên minh châu âu (EAFTA)... trong đó có những cam kết về quyền tự do
công đoàn của người lao động,, tức là NLD VN sẽ có có quyền lựa chọn tổ chức đại diện
cho mình khi tham gia quan hệ lao động.
Theo đó BLLD2019 lần đầu tiên đã quy định về quyền tự do thành lập tổ chức đại diện của
NLD (K3D3 BLLD2019). Đây được đánh gúa là quy định sd,bs mới nhất có tính đột phá của BLLD2019.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và các chủ
thể liên quan để công đoàn thực hiện vai trò đại diện của mình trong quan hệ lao động. (Đ175,177 BLLD2019) II.
Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) là đảm bảo các
quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho NSDLĐ được thực hiện, không bị các chủ thể
khác xâm hại bên cạnh việc bảo vệ người lao động, với tư cách là một bên chủ thể của quan
hệ pháp luật lao động, mặc dù được coi là “kẻ mạnh” trong quan hệ nhung người sử dụng lao
động cũng được pháp luật lao động lưu tâm bảo vệ 1. Csll
Điều 4 (khoản 2) BLLĐ năm 2019 quy định về chính sách của nhà nước về lao động đã ghi
nhận: “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lí lao động
đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội”
Xuất phát từ tầm quan trọng của vai trò quản lý trong quan hệ lao động nói riêng, lực lượng
lao động xã hội nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Bên cạnh
đó, người sử dụng lao động là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao
động. Nếu không thu được các quyền và lợi ích cần thiết trong quá trình sử dụng lao động thì
họ và các nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ không thể tiếp tục đầu tư, giải quyết việc làm cho
NLĐ và phát triển kinh tế đất nước. lOMoARcPSD|50730876
Cơ sở lí luận của nguyên tắc này xuất phát từ chính bản chất của quan hệ lao động là quan hệ
bình đẳng, song phương và mặc dù có những mâu thuẫn, đổi lập nhất định nhưng lợi ích mà
các bên quan tâm, hướng tới trong quan hệ chỉ có thể đạt được nếu quan hệ giữa hai bên
được giải quyết trên cơ sở biện chứng của sự thống nhất các mặt đối lập. Do vậy, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên trong quan hệ lao động là điều kiện, cơ sở cần thiết
cho sự bền vững, ổn định, hài hoà của quan hệ lao động. 2. Nd
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động được nhà nước cho phép toàn quyền quản lí
nên cũng không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với người lao
động. Chính vì thế mà nguyên tắc này có phạm vi hẹp hơn so với nguyên tắc bảo vệ người
lao động, chủ yếu là nhằm đảm bảo những quyền với tư cách là người thuê mướn, người
quản lí và sử dụng lao động
Cụ thể, người sử dụng lao động được bảo vệ các quyền và lợi ích sau: -
Quyền sở hữu về tài sản và những lợi ích hợp pháp trong và sau quá trình lao động
được pháp luật thừa nhận, bảo hộ khi có sự xâm hại (ví dụ: được yêu cầu bồi thường thiệt hại
khi có sự vi phạm của người lao động và chủ thể khác) -
Quyền tuyển dụng lao động với số lượng, chất lượng lao động theo nhu cầu sử dụng lao động;
Khoản 2 Điều 16 BLLĐ có quy định “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông
qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động
phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật”. -
Quyền thương lượng với đại diện tập thể lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ
lao động (đối thoại, thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể...), quyền tham gia tổ
chức của giới sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; chương 5 -
Quyền thực hiện các biện pháp quản lí, tổ chức, điều hành lao động: ban hành nội quy
lao động, thay đổi, chấm dứt họp đồng, khen thưởng, xử lí kỉ luật đối với người lao động...;
“tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức
tạp…” (Khoản 1 Điều 92) có quyền “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” (Khoản 1 Điều 38) -
Được nhà nước ưu đãi khi đủ các điều kiện (sử dụng nhiều lao động nữ, lao động
khuyết tật...) hoặc hỗ trợ nếu gặp khó khăn theo quy định pháp luật;
5 chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật là:
- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật; lOMoARcPSD|50730876
- Miễn/giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đối với từng chính sách ưu đãi mà sẽ có các điều kiện hưởng khác nhau.
Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
a) Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo
quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật
làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và
quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc
cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã
hội.Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định
hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
d) Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
đ) Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê
đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử
dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh
doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt
bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng
quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. 2.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục,
tiêu chí xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức hỗ trợ kinh phí quy định tại Điểm a và
Điểm đ Khoản 1 Điều này. 3.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định tỷ lệ lao động là người
khuyết tật; trình tự, thủ tục, hồ sơ để cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở
lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi thấy quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị vi phạm. khi có tranh chấp lao động xay ra mà 2 bên ko tự hòa giải được
thì có thể đưa ra toàn án nhân dân
Như vậy, pháp luật lao động đã ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong nhiều
chế định và bảo vệ họ ở mức độ cần thiết. Về nội dung, quyền và lợi ích của NSDLĐ cũng lOMoARcPSD|50730876
được đảm bảo trên nhiều lĩnh vực nhưng trong khuôn khổ luật định. Khuôn khổ đó đảm bảo
cho NSDLĐ đạt được mục đích chính đáng của mình ở mức rối đa nhưng không làm phương
hại đến NLĐ và các chủ thể khác, đến đời sống xã hội và lợi ích chung. Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của NSDLĐ cũng là cách giải quyết vấn đề lợi ích hợp lý trong xã hội, yếu tố
không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc bảo vệ này mà quan hệ lao động
có thể phát triển bền vững, NLĐ cũng có điều kiện ổn định việc làm, đảm bảo cuộc sống.