-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tài liệu lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
1 . Định nghĩa qp Pháp Luật : là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện để điều chỉnh các quanh hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước
Quy phạm : là những quy tắc xử sự chung dùng để điều chỉnh các QUAN HỆ PHÁP LUẬT:
1 CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1Chủ thể quan hệ pháp luật
– Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi
phù hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như
nghĩa vụ pháp lý theo quy định.
– Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể:
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có
quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng
hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp
lý khi bị phá sản, giải thể.
3Khách thể quan thể quan hệ pháp luật
– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được đó là lợi ích về
vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
– Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay
hành vi xử sự của con người. Ví dụ:
+ Vàng, trang sức, đá quý, tiền. xe, nhà, đất,… (tài sản vật chất)
+ Khám chữa bệnh, vận chuyển hàng hóa, chăm soc sắc đẹp, tham gia bầu cử,…(hành vi xử sự)
+ Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, học hàm học vị,…(Lợi ích phi vật chất)
2Nội dung quan hệ pháp luật
– Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp của các chủ thể tham giam trong quan hệ đó. Trong đó:
+ Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc thực hiện các hành vi
trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.
+ Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải sử xự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2 SỰ KIỆN PHÁP LÍ LÀ
Sự kiện pháp lí là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan với
sự xuật hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Phân loại : + Sự biến : là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể
quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà sự
xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.
+ Hành vi: là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hành vi xử sự do
chính con người thực hiện và theo quy định của pháp luật, chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được hậu quả của nó
Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lí được chia thành ba loại:
Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện một ngừơi chết làm phát sinh quan hệ
thừa kế, việc kết hôn dẫn đến hình thành quan hệ hôn nhân.
Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản làm
thay đổi tình trạng xã hữu tài sản trong hôn nhân; dù rằng quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục được duy trì;
việc sáp nhập doanh nghiệp A và doanh nghiệp Bcó thể làm thay đổi chủ thể và cả một số nội dung của
quan hệ hợp đồng còn dang dở mà bên A đã ký kết và đã chuyển giao cho B tiếp tục thực hiện
Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện chị X bị tai nạn chết sẽ làm chấm dứt
quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động có liên quan đến chị X. Vậy việc ông Y trả
nợ sẽ làm chấm dứt quan hệ hợp đồng vay tài sản với chủ nợ.
Các đk cấu thành quan hệ pháp luật - Năng lực Chủ thể :
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân
đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá
nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật và chấm
dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể. -
Có quy phạm pháp luật điều chỉnh : là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quanh hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước -
Có sự kiện pháp lí sảy ra : là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có
liên quan với sự xuật hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Đề có thể cho phân tích các điều kiện làm phát sinh một quan hệ pháp luật
Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng. Giữa A và B có
lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B.
Chị A: có năng lực pháp luật (vì không bị Tòa án hạn chế hay là tước đoạt năng lực pháp luật); có năng
lực hành vi (đủ tuổi và không mắc các bệnh theo quy định pháp luật). Vì thế, chị A có năng lực chủ thể đầy đủ.
Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự như chị A. Quy phạm pháp luật:
+ Giả định: chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng.
+ Quy định: Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Sự kiện pháp lí: Làm phát sinh hợp đồng cho vay giữa các chủ thể được công chứng theo đúng trình tự,
thủ tục luật định ( chưa biết đúng sai)
3 CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật -
Tuân thủ pháp luật : là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó , các chủ thể pháp luật kiềm
chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm
Ví dụ : A rủ B buốn bán mma túy với mình nhưng B không đồng ý . vì biết đó là hành vi pháp luật cấm
( không làm những điều pl cấm ) -
Thi hành pháp luật : là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện
nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành động tích cực
Ví dụ : Anh A nộp thuế đầy đủ cho nhà nước -
Sử dụng pháp luật : là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện
quyền chủ thể của mình ( thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép)
Ví dụ : A và B kí kết hợp đồng mua bán đất . Nhưng tới ngày trả tiền B không trả đủ cho A. Thấy bị xâm
phạm về quyền và lợi ích của mình nên đã sử dụng quyền khởi kiện của mình để khởi kiện B ra tòa . -
Áp dụng pháp luật : nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để tạo ra các quy định làm
phát sinh thay đổi , đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể -
Các trường hợp áp dụng pháp luật
+ khi những quan hệ pl với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiéu sự
can thiệp của nhà nước
VÍ dụ : phát hiện 1 xác chết trên sông có dấu hiệu bi giết cơ quan điều tả ra quyết định khởi tố vụ án ,
trưng cầu giám định pháp lí
+ Khi sảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia vào qh pl mà các
bên đó không tự giải quyết được
Ví dụ : 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ
vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết
+ Khi cần áp dụng các biện pháp chế tài đc nhà nước quy định trong các quy phạm pl nhằm bảo đảm
cho pl đc thực hiện nghiêm minh
Ví dụ : Chị a vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thoong xử phạt hành chính
+ Trong 1 số qh pl nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra , giám sát hoạt động của các
bên tham gia qh đó , hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại 1 số vụ việc , sự kiện thực tế
Ví dụ : Ông A tuổi cao nên qua đời , nhà nước công nhận cái chết của ông A và cho ông A giấy báo tử
4 So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Sự giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật vă
và n bản áp dụng pháp luật đều là những văn bản có vai trò quan
trọng trong nhà nước ta, đều được ban hành bởi những tổ chức cá nhân có thẩm quyền.
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước
+ Được ban hành theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định Văn bản quy phạm pháp luật và
văn bản áp dụng pháp luật đều có hiệu lực bắt buộc đối với các các nhân hoặc tổ chức liên quan
+ Được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHÁI NIỆM
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có
Văn bản áp dụng pháp luật là văn
chứa quy phạm pháp luật, được ban hành
bản chứa đựng các quy tắc xử sự
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
cá biệt, do cơ quan, cá nhân có
thủ tục quy định của Pháp luật (Điều 2 Luật
thẩm quyền ban hành, được áp
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
dụng một lần trong đời sống và 2015).
bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. ĐẶC ĐIỂM
+ Chứa quy phạm pháp luật
+ Chứa quy tắc xử sự đặc biệt
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung,
+ Áp dụng một lần đối với một tổ
có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
chức cá nhân là đối tượng tác
lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
động của văn bản,Nội dung của
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc
văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ
đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào
nước, người có thẩm quyền quy định trong
phải thực hiện hành vi gì.
Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
+ Đảm bảo tính hợp pháp (tuân
thủ đúng các van bản quy phạm
+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể
pháp luật), phù hợp với thực tế
trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
(đảm bảo việc thi hành) chính nhất định
+ Mang tính cưỡng chế nhà nước
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện cao THẨM QUYỀN
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Các văn bản này được ban hành BAN HÀNH
quy định tại chương II Luật xây dựng văn bản bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quy phạm pháp luật 2015.
quyền ban hành, nhưng thường là
cá nhân ban hành nhiều hơn.
HÌNH THỨC TÊN 15 hình thức quy định tại điều 4 Luật ban
Chưa được pháp điển hóa tập GỌI
hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật,
trung về tên gọi và hình thức thể Luật,….) hiện
thường được thể hiện dưới hình
thức: Quyết định, bản án, lệnh,… PHẠM VI ÁP
Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc Chỉ có hiệu lực đối với một hoặc DỤNG
phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước
một số đối tượng được xác định
hoặc đơn vị hành chính nhất định. đích danh trong văn bản THỜI GIAN CÓ
Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ
Thời gian có hiệu lực ngắn, theo HIỆU LỰC
ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh vụ việc CƠ SỞ BAN
Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy
Thường dựa vào ít nhất một văn HÀNH
phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền
bản quy phạm pháp luật hoặc dựa
ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp
vào văn bản áp dụng pháp luật
luật là nguồn của luật
của chủ thể có thẩm quyền. Văn
bản áp dụng pháp luật hiện tại
không là nguồn của luật TRÌNH TỰ BAN
Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục
Không có trình tự luật định. HÀNH
luật định tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. SỬA ĐỔI, HỦY
Theo trình tự thủ tục luật định
Thường thì do tổ chức cá nhân BỎ ban hành
5 Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật :
Khái niệm : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Dấu hiệu : + Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
+ Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
+ Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể
6 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pl : + hvi nguy hiểm cho xh
+ hậu quả thiệt hại cho xh
+ mối quan hệ nhân quả giữa hvi giữa hvi nguy hiểm cho xh và hậu quả
+ thời gian , địa điểm , phương tiện , công cụ , cách thức thực hiện
Khách thể của vi phạm pl : là những qh xh đc pl ghi nhận và bảo về nhưng bị hvi trái pl xâm hại
Mặt chủ quan của vi phạm pl : + lỗi : là trạng thái tâm lý phản ánh thái đọ của chủ thể
đối với hvi trái pl của mình cũng như đối với hậu quả của hvi đó
Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý do cẩu thả
+ Động cơ : lí do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pl
+Mục đích : là kết quả chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm
Chủ thể của vi phạm pháp luật
Ví dụ: tự tim giúp tìm không ra
7 CỞ SỞ ĐỂ ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ Cơ sở thực tế: - Vi phạm pháp luật
+ Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ + Yếu tố cấu thành
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật Chủ thể của vi phạm pl -
Văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền
+ Khái niệm: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực
hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. 8
Hình thức của pháp luật: Hình thức bên trong -
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận. Quy phạm pl là tế bào của hệ thống pháp luật -
Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh 1 nhóm các quan hệ xh cùng
loại , đồng tính chất trong cùng 1 ngành luật - Ngành luật
Hình thức bên ngoài : là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật dưới dạng - Tập quán pháp - Tiền lệ pháp - Luật tôn giáo -
Văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực vb quy phạm pl
+ Hiệu lực về thời gian của vb quy phạm pl được xác định từ thời điểm phát sinh cho
đến khi chấm dứt sự tác động của vb đó
+ Hiệu lực về không gian: giới hạn tác động về không gian của vb quy phạm pl được xác
định bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc theo vùng nhất định
+ Hiệu lực về đối tượng áp dụng : đối tượng tác động của văn bản quy phạm pl bao gồm
cá nhân, các tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực
9 sự kiện pháp lí
Khái niệm: là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan với sự
xuật hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật. Phân loại : -
căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí
+ Sự biến : là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ
pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà sự xuất
hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.
+ Hành vi: là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hành vi xử sự
do chính con người thực hiện và theo quy định của pháp luật, chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được hậu quả của nó -
căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lí
+ Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện một ngừơi chết làm phát sinh
quan hệ thừa kế, việc kết hôn dẫn đến hình thành quan hệ hôn nhân.
+ Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài
sản làm thay đổi tình trạng xã hữu tài sản trong hôn nhân; dù rằng quan hệ hôn nhân vẫn tiếp
tục được duy trì; việc sáp nhập doanh nghiệp A và doanh nghiệp Bcó thể làm thay đổi chủ thể và
cả một số nội dung của quan hệ hợp đồng còn dang dở mà bên A đã ký kết và đã chuyển giao
cho B tiếp tục thực hiện
+ Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện chị X bị tai nạn chết sẽ làm
chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động có liên quan đến chị X.
Vậy việc ông Y trả nợ sẽ làm chấm dứt quan hệ hợp đồng vay tài sản với
Phân loại quy phạm pl và qh pl: phải có căn cứ
* Phân loại quy phạm pháp luật -
căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh quy phạm pháp luật có thể phân
chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,… -
căn cứ vào nội dung của quy phạm pl
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể
tham gia trong các quan hệ xã hội; gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép;
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà
nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật cho phép
10 Cấu trúc của ý thức pháp luật -
Hệ tư tưởng pháp luật : là toàn bộ những tư tưởng quan điểm và học thuyết của pl. Hệ tư tưởng
mang tính tự giác, tính hệ thống, tính khoa học. Tư tưởng pháp luật xhcn ở nước ta được hình
thành trên cơ sở học thuyết mác lenin, tư tưởng HỒ CHÍ MINH, quan điểm, đường lối, chính
sách của đảng và nhà nước ta về pháp luật -
Tâm lí pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và
các hiện tượng pháp lí cụ thể khác . Ý thức pháp luật có thể hiểu trên nhiều cấp độ khác
nhau, vì vậy có thể phân chia ý thức pháp luật thành các loại: ý thức pháp luật cá nhân,
ý thức pháp luật giai cấp, ý thức pháp luật xã hội.
11 So sánh mối liên hệ giữa ý thức pl với pl
Giữa ý thức pháp luật và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Những
nguyên lý và cơ sở để xây dựng và thực hiện pháp luật đồng thời cũng là những nguyên lý và
cơ sở để hình thành và phát triển ý thức pháp luật.
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ở những điểm sau:
+ ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề tư tưỏng trực tiếp để xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
+ Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội
+ Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố, phát triển nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa