-
Thông tin
-
Hỏi đáp
[TÀI LIỆU] NCKH - giá trị | Trường Đại học Hải Phòng
1. Lý do chọn đề tài : Kỹ năng nghe là một trong những thành tố thiết yếu trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là với tiếng Trung Quốc, vốn có những đặc điểm riêng về âm điệu, ngữ âm và âm tiết khác biệt so với tiếng Việt. Điều này biến kỹ năng nghe thành một thách thức lớn cho người học. Việc nắm bắt được kỹ năng nghe sẽ giúp sinh viên ngành .Ngôn ngữ hiểu rõ hơn cách phát âm, ngữ điệu, ý nghĩa từ vựng cũng như cấu trúc câu trong quá trình học tiếng Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn hóa Anh (ENG5269) 15 tài liệu
Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
[TÀI LIỆU] NCKH - giá trị | Trường Đại học Hải Phòng
1. Lý do chọn đề tài : Kỹ năng nghe là một trong những thành tố thiết yếu trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là với tiếng Trung Quốc, vốn có những đặc điểm riêng về âm điệu, ngữ âm và âm tiết khác biệt so với tiếng Việt. Điều này biến kỹ năng nghe thành một thách thức lớn cho người học. Việc nắm bắt được kỹ năng nghe sẽ giúp sinh viên ngành .Ngôn ngữ hiểu rõ hơn cách phát âm, ngữ điệu, ý nghĩa từ vựng cũng như cấu trúc câu trong quá trình học tiếng Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn hóa Anh (ENG5269) 15 tài liệu
Trường: Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hải Phòng
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050
NHÓM : HOÀNG THỊ PHƯƠNG LINH (NHÓM TRƯỞNG) PHẠM THỊ DINH ĐÀO THỊ MINH VŨ THỊ LOAN NGUYỄN THỊ KIM ÁNH BÙI XUÂN MAI TRẦN THỊ KHÁNH LINH PHẠM THỊ BÍCH DIỆP
------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NGHE CỦA SINH VIÊN LỚP NNTQ1.K24
KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng nghe là một trong những thành tố thiết yếu trong việc học ngoại ngữ, đặc
biệt là với tiếng Trung Quốc, vốn có những đặc điểm riêng về âm điệu, ngữ âm và
âm tiết khác biệt so với tiếng Việt. Điều này biến kỹ năng nghe thành một thách thức
lớn cho người học. Việc nắm bắt được kỹ năng nghe sẽ giúp sinh viên ngành Ngôn
ngữ hiểu rõ hơn cách phát âm, ngữ điệu, ý nghĩa từ vựng cũng như cấu trúc câu trong
quá trình học tiếng Trung.
Trong quá trình học tiếng Trung, nhiều sinh viên thường gặp khó khăn khi tiếp cận
kỹ năng nghe, đặc biệt khi phải lắng nghe người bản xứ giao tiếp. Việc lựa chọn đề
tài này nhằm mục đích tìm hiểu các nguyên nhân gây ra những khó khăn đó, từ đó
đề xuất các giải pháp cải thiện kỹ năng nghe cho sinh viên hiện nay. Trong lớp Ngôn
ngữ Trung Quốc 1. K24 - Trường Đại học Hải Phòng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải
quyết liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nghe.Việc nghiên cứu đề tài này có thể
giúp lấp đầy khoảng trống trong các nghiên cứu học thuật, đồng thời cung cấp tài
liệu tham khảo quý báu cho cả giảng viên và sinh viên. lOMoARcPSD|50202050
Vì vậy, là một sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại
học Hải Phòng, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học tập
và giao tiếp. Do vậy, tôi đã quyết định chọn “Nghiên cứu kỹ năng nghe của sinh viên
lớp Ngôn ngữ Trung Quốc 1. K24 - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hải Phòng”
làm tiểu luận cho học phần của mình, với hy vọng sẽ khai thác tối đa vai trò nghiên
cứu vào đối tượng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng nghe tiếng Trung cũng như về việc học ngoại ngữ
nói chung đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi theo thời gian: *Trong giai đoạn đầu:
Trước thế kỷ XX, các nghiên cứu về ngôn ngữ học và việc học ngoại ngữ chủ yếu
tập trung vào ngữ pháp và dịch thuật, trong khi đó kỹ năng nghe không được đánh
giá cao như kỹ năng đọc và viết. Việc học ngôn ngữ trong thời kỳ này chủ yếu dựa
vào các phương pháp ngữ pháp - dịch thuật, mà nơi đó kỹ năng nghe không phải là
mục tiêu chính. *Giai đoạn phát triển:
Đến đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm hơn đến kỹ năng nghe như
một phần thiết yếu của quá trình học ngôn ngữ. Các phương pháp giảng dạy mới,
bao gồm phương pháp trực tiếp ( Direct Method ) và phương pháp âm thanh nghe
nhìn ( Audio Lingual Method ), đã xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
tiếng Trung. Sự phát triển của công nghệ ghi âm và phát thanh cũng giúp người học
dễ dàng tiếp cận các bài giảng, đoạn hội thoại và chương trình phát thanh tiếng Trung
nhằm cải thiện kỹ năng nghe.
*Trong giai đoạn hiện đại:
Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, nhờ có sự phát triển công nghệ và internet, việc học
nghe tiếng Trung đã có những bước tiến đáng kể. Các phương pháp giảng dạy hiện
nay thường chú trọng vào giao tiếp và tiếp cận toàn diện, với sự nhấn mạnh vào
tương tác thực tế và kỹ năng nghe hiểu. Các công cụ kỹ thuật số như ứng dụng học
ngôn ngữ, podcast và video học tiếng Trung đã mở rộng cơ hội tiếp xúc với ngôn
ngữ, giúp người học cải thiện kỹ năng nghe một cách linh hoạt và thuận tiện hơn. lOMoARcPSD|50202050 2.2. Ở Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu kỹ năng nghe cũng đã được khai
thác với nhiều công trình có giá trị. Chẳng hạn, Thạc sĩ Lê Thị Minh Hằng đã
thực hiện nghiên cứu về “Việc giảng dạy kỹ năng nghe tiếng Trung trong môi
trường Đại học: Thực trạng và giải pháp”, cùng với Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà,
người nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học kỹ năng nghe
tiếng Trung”. Ngoài ra, Thạc sĩ Phan Thị Thanh Tâm cũng đã làm nghiên cứu về
“Ảnh hưởng của phương pháp giáo dục đến kỹ năng nghe tiếng Trung của sinh
viên Việt Nam”. Những nghiên cứu này rất hữu ích cho giảng viên và sinh viên
trong quá trình dạy và học.
Nhìn chung, cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến kỹ năng nghe của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung, tuy nhiên vẫn còn
chưa đề cập hết các địa bàn nghiên cứu. Do đó, có thể khẳng định rằng đề tài này
mở ra những hướng đi mới so với các nghiên cứu trước đây.
3. Đối tượng nghiên cứu
-Kỹ năng nghe của sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc 1.K24 - Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Hải Phòng. CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NGHE
CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng
1.1.2. Khái niệm về kỹ năng nghe
1.1.3. Khái niệm về sinh viên
1.1.4. Khái niệm về kỹ năng nghe của sinh viên lOMoARcPSD|50202050
1.2. Đặc điểm kỹ năng nghe của sinh viên trong việc học ngoại ngữ
1.2.1. Về vật chất
1.2.2. Về tinh thần
1.2.3. Về học tập
1.2.4. Về sức khỏe
1.3. Mối quan hệ của kỹ năng nghe với các kĩ năng khác 1.3.1. Kỹ năng nói
1.3.2. Kỹ năng đọc
1.3.3. Kỹ năng viết
1.4. Vai trò của việc nghiên cứu kỹ năng nghe của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc