Tài liệu ôn tập chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tài liệu ôn tập chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu ôn tập chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tài liệu ôn tập chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

144 72 lượt tải Tải xuống
Nhóm 8.
Thành viên:
Lương Quỳnh Nhung
Lê Thanh Thảo Nguyên
Lê Bùi Phương Thái
Nguyễn Thị Mai Vân
Nguyễn Thị Ngọc An
Nguyễn Thanh Trúc
Võ Điệp Đan Thanh
Chủ đề 8: Hãy phân tích chính sách của Đảng, nhà
nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
I. Khái quát về tôn giáo và tín ngưỡng
Theo (Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Tín ngưỡng niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Theo chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tôn giáo một hình thái ý thứchội phản ánh hiện thực khách quan, thông qua
sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu nhiên, thần bí.
Theo wikipedia.
Tín ngưỡng niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một
vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là
dạng thấp hơn của tôn giáo.
Tôn giáo thể được định nghĩa một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin
bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể
hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm
đạo đức, hoặc tổ chức liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc
tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những chính xác
cấu thành một tôn giáo.
Theo Từ điển tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa như sau:
1.Hình thái ý thức hội gồm những quan niệm dựa trên sở tín sùng bái
những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng những lực lượng siêu tự nhiên quyết định
số phần con người, con người phải phục tùng và tôn thờ.
2.Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào
đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
II. Cần phải phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan
Những điểm khác nhau của tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan:
Tín ngưỡng, tôn giáo mang tính chất niềm tin, lối sống, phong tục tập
quán và tình cảm của con người. Còn mê tín hiện tượng cuồng tín (ý thức, hành vi)
con người đã đến mức thiếu hiểu biết, vi phạm đạo đức, nếp sống văn hoá cộng
đồng, gây hậu quả trực tiếp đến đời sống, vật chất, cá nhân và cộng đồng xã hội.
Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tính ngưỡng tôn giáo mục đích thể hiện nhu
cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt động mê tín dị
đoan lợi dụng vào tôn giáo, tín ngưỡng các đối tượng muội, mất niềm tin vào
chính họ cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu nhập cho gia
đình bản thân họ chính. Những người sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt
định tại sở thờ tự thì những người hoạt động tín dị đoan thường hoạt động
không định kỳ, phải lợi dụng một không gian nào đó của những sở thờ tự để
hành nghề hoặc hành nghề tại gia đình của họ. Đó là một hiện tượng hội tiêu cực
cần phải kiên quyết loại bỏ để có đời sống tinh thần và xã hội lành mạnh.
III. Nguồn gốc của tôn giáo
-Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
Trong hội nguyên thủy , do trình độ sản xuất thấp con người cảm thấy yếu
đuối bất lực trước thiên nhiên, vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh,
quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những
biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của
thế giới giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai
cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… tất cả họ quy về số phậnđịnh mệnh. Từ đó, họ đã
thần thánh hóa một số người thành thần khả năng chi phối suy nghĩ hành động
người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy, sự bất lực của con người trước thế lực tự nhiên và thế lực xã hội là nguồn
gốc sâu xa của tôn giáo.
-Nguồn gốc nhận thức:
Khi sự nhận thức về tự nhiênhội con ngườingay cả bản thân họ đều
giới hạn nào đó. Cái giới hạn đó ở đây là những cái chưa biết.
+ Khả năng nhận thức chưa đầy đủ , khi những điều khoa học chưa giải thích
được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo( ngay cả khi
khoa học)
+ Cái cường điệu hóa nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, rơi vào
ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng, biến cái khách quan-> cái thần thánh.
-Nguồn gốc tâm lý:
Tâm bi quan sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh trí trước những hiện tượng tự
nhiên, xã hội(Ví dụ những lúc ốm đau bệnh tật, gặp xui xẻo thất bại hoặc tâm lý muốn
bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm tới tôn giáo)
Phản ánh tình cảm nhân dân( thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thần làng hoàng
làng,...) những cái đấy thể hiện nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân.
IV. Tình hình tôn giáo trên Thế Giới tình hình tôn giáo Việt
Nam
*Tình hình tôn giáo trên Thế Giới
Tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế
chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể một quốc gia nhất định thể suy tàn, hưng
thịnh hoặc mất đi,song nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo sẽ luôn tồn tại
trong xã hội con người.
Hiện nay , số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng. Theo ước tính, trên
thế giới khoảng 20.000 tôn giáo. Khoảng 2000 tôn giáo lượng tín đồ 1 triệu
người trở lên. Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng nhiều. Như , Châu Phi
8000 tôn giáo mới, Hoa Kỳ cũng có 3000 tôn giáo mới.
Tính đến năm 2015, có hơn 80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kito
giáo khoảng 2,3 tỷ tín đồ( gồm 51% Công giáo , 37% Tin lành,12% Chính thống
giáo), 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo, 1,2 tỷ người không có tôn giáo, 1,1 tỷ người tín đồ Hindu
giáo đạo ( Ấn độ giáo) , 500 triệu tín đồ Phật giáo. Các tôn giáo khác tín ngưỡng
dân số có số lượng tín đồ nhỏ hơn. Dưới đây số liệu tình hình các tôn giáo lớn
trên thế giới.
*Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Nằm ở giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, Việt Nam là nơi giao lưu của các luồng
tư tưởng, văn hóa khác nhau. Với địa hình phong phú và đa dạng, lạivùng nhiệt đới
gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng đồng người sống đây. Do đó,
thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, mong muốn nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng siêu
nhiên. Dân tộc Việt Nam lịch s lâu đời nền văn minh hình thành sớm, lại kề
bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung HoaẤn Độ, nên tín ngưỡng, tôn
giáo nhận sự ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, xuất hiện nhiều nhân vật có công trong
việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm
thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chữa đựng đạo “uống nước nhớ nguồn”. Điều đó
được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ.
Hiện nay, Việt Nam tồn tại hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; các tôn giáo khu vực như Đạo giáo; tôn giáo bản địa
như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,… Tính đến
hết năm 2016, nước ta có 15 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp đăng
công nhận, với hơn 24 triệu tín đồ. Trong đó, tín đồ Phật giáo hơn 13 triệu,
chiếm hơn 12% dân số cả nước; tín đồ Công giáo hơn 6,5 triệu, chiếm khoảng 7% dân
số cả nước; Tin lành khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,4% dân số cả nước; Hồi giáo khoảng
75 ngàn, chiếm khoảng 0,08% dân số cả nước; Cao Đài hơn 2,4 triệu, chiếm khoảng
2,8% dân số cả nước; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,7% dân số cả
nước; các tôn giáo khác khoảng gần 2 triệu, chiếm khoảng 1,9% dân số cả nước.
Trong đó, 53 tộc người thiểu số với trên 10 triệu người sống tập trung ở 3 khu vực
chính: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hầu
hết các tộc người thiểu số đều theo tín ngưỡng đa thần, theo quan niệm vạn vật hữu
linh, thờ cúng theo phong tục truyền thống. Sau này, theo thời gian, các tộc người
thiểu số tiếp nhận các tôn giáo hiện đại.
Tộc người Khmer theo Phật giáo Nam tông. Tộc người Chăm theo Hồi giáo. Một số
tộc người ở Tây Nguyên theo Công giáo, gần đây theo đạo Tin lành khá đông. Đồng
bào các tộc người thiểu số ở Tây Bắc theo Công giáo, Tin lành.
Dưới góc độ văn hóa, sự đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã góp phần
làm chon hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Mỗi loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
đều góp mặt trang điểm cho bộ mặt văn hóa Việt Nam đa sắc, đa màu. Chúng ta có thể
nói đến văn hóa Phật giáo, giá trị Phật giáo được thể hiện trong đời sống tinh thần,
trong kiến trúc, hội họa,… Tương tự ta cũngthể nói văn hóa Công giáo, Tin lành,
Hồi giáo; văn hóa trong thờ cúng tổ tiên, trong các hình thức tín ngưỡng của các tộc
người thiểu số… Đây một thế mạnh, một lợi thế trong phát triển kinh tế hội
hiện nay. Chúng ta có thể khai thác các giá trị văn hóa này để phát triển kinh tế du lịch
văn hóa, có thể quảng bá giá trị văn hóa này trong giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay.
Dưới góc độ quản lý xã hội, sự đa dạng, phong phú của tín ngưỡng, tôn giáo đòi hỏi
Đảng, Nhà nước vừa phải quan điểm, chính sách chung đúng đắn, vừa phải cụ thể
hóa để phù hợp với từng tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người cụ thể. Với một bộ
phận đồng bào dân tộc thiểu số tín ngưỡng, tôn giáo đã đặt ra cho Đảng, Nhà nước
ta cùng lúc giải quyết cả vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo vốn là hai trong những vấn
đề khá phức tạp, nhạy cảm.
Dù vậy Tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam tuy có tính phổ biến cao, nhưng,
chủ yếu ở cấp độ tâm lý thấp.
V. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Nhà nước ta hiện
nay
* Về Quan điểm chỉ đạo:
Nghị quyết 25 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhà nước ta về tôn giáo,
chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo:
Một , tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa hội nước ta. Nước
ta hiện nay có khoảng 16 tôn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiếm khoảng 13,7% dân
số và nhiều tổ chức tôn giáo; hơn 80 hiện tượng tôn giáo mới; hơn 85% dân số có đời
sống duy tâm. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang đứa con tinh thần của một bộ phận
đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa
nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đangnhững thay đổi vô cùng mạnh mẽ
trước biến động của thế giới sự phát triển đi lên của đất nước. vậy,quán triệt
quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong
nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dântộc:
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy,thực
hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau;
mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, giải
quyết tốt mối quan hệ người tín ngưỡng khác nhau với người theo chủ nghĩa
thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố
kỵ, mặc cảm do tín ngưỡng tôn giáo kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân
dân. Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác tôn giáogắn với
mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu trên
chính tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của nhân dân
đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng nhân dân bao gồm: tín đồ, chức sắc,
nhà tu hành chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần
chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo. Công tác vận động quần chúng
trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chứcphong trào
quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống
chính trị ở địa phương, cơ sở. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện:
Hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần
chúng.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo
liên quan đến tất cả lĩnh vực, mọi mặt của đời sống hội, mọi ngành nghề mọi cấp
bậc từ Trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng là nhân tố lãnh đạo,quyết
định toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nước quản
hoạt động tôn giáo công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; Mặt
trận các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước về vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Quán
triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ
đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý, lấn sân lẫn nhau.
Năm là, vấn đề theo đạo truyền đạo. Đây cũng một quan điểm quan trọng
nhằm xác định các hoạt động tôn giáo (bao gồm: hành đạo, quản đạo truyền
đạo)đều phải tuân thủ Hiến pháppháp luật. Nhà nước bảo hộ chính đạo, đồng thời
bài trừ tà đạo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô
bạo vào công việc nội bộ tôn giáo; buông lỏng quản trước các hành vi vi phạm các
quy định của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tôn giáo.
*Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo:
Nghị quyết nêu là:6 nhiệm vụ
(1) Thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách các chương trình phát triển
kinh tế - hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đóđồng
bào các tôn giáo.
(2) Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sáchvà
pháp luật của nhà nước.
(3) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo"
trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành sở. Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
(4) Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh
làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá
hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
(5) Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo
của Đảng Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên
tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác
tôn giáo ở nước ta.
(6) Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo.
Tăng cường nghiên cứu bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa
học cho việc xây dựng thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt lâu dài
đối với tôn giáo.
*Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Nhà nước qua các kỳ Đại hội
Đảng từ X - XIII:
Sau Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 (khóa IX), quan điểm, chính sách tôn
giáo tiếp tục được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng X, XI, XII, XIII. Thực ra,
xuyên suốt các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam từ đại hội VII đến Đại hội
XIII đều có hai quan điểm không thay đổi đó là: tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; chống việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn
hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Các kỳ đại hội trên đều thể hiện quan điểm:
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Mọi công dân đều
quyền theo tôn giáo, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo của mình. Mọi hành vi xâm phạm
quyền tự do ấy đều bị xử lý theo pháp luật; không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng
trong những hoạt động xã hội. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, thường xuyên củng cố tình
đoàn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, giữa tín đồ các tôn giáo với
nhau, "Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảm
các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trong, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung hoàn
thiện triển khai thực hiện tốt các chính sách tôn giáo; thực hiện tốt đoàn kết tôn
giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc."; đồng thời "nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước".
Câu hỏi
1. Có bao nhiêu nhiệm vụ công tác tôn giáo ?
A. 2
B. 3
C. 9
D. 6
2. Hiện nay tôn giáo nào ở Việt Nam có số lượng tín đồ đông nhất?
A. Phật giáo
B. Công giáo
C. Tin lành
D. Hồi giáo
3. Nguồn gốc hình thành nên tôn giáo ?
A. Nguồn gốc kinh tế-xã hội
B. Nguồn gốc nhận thức
C. Nguồn gốc tâm lý
D. Tất cả các ý trên đều đúng
4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về tôn giáo?
A. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài; tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực phù
hợp với hội mới; đồng bào tôn giáo một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
B. Tôn giáo những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực phù hợp với hội mới;
đồngbào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài; đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
| 1/8

Preview text:

Nhóm 8. Thành viên:
Lương Quỳnh Nhung
Lê Thanh Thảo Nguyên
Lê Bùi Phương Thái
Nguyễn Thị Mai Vân
Nguyễn Thị Ngọc An
Nguyễn Thanh Trúc
Võ Điệp Đan Thanh
Chủ đề 8: Hãy phân tích chính sách của Đảng, nhà
nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

I. Khái quát về tôn giáo và tín ngưỡng
Theo (Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Theo chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, thông qua
sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu nhiên, thần bí. Theo wikipedia.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá
nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một
vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là
dạng thấp hơn của tôn giáo.
Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin
bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể
hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm
đạo đức, hoặc tổ chức liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc
tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.
Theo Từ điển tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa như sau:
1.Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tín và sùng bái
những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định
số phần con người, con người phải phục tùng và tôn thờ.
2.Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào
đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
II. Cần phải phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan
Những điểm khác nhau của tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan:
Tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập
quán và tình cảm của con người. Còn mê tín là hiện tượng cuồng tín (ý thức, hành vi)
mà con người đã đến mức thiếu hiểu biết, vi phạm đạo đức, nếp sống văn hoá cộng
đồng, gây hậu quả trực tiếp đến đời sống, vật chất, cá nhân và cộng đồng xã hội.
Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tính ngưỡng tôn giáo có mục đích là thể hiện nhu
cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt động mê tín dị
đoan lợi dụng vào tôn giáo, tín ngưỡng và các đối tượng mê muội, mất niềm tin vào
chính họ và cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu nhập cho gia
đình và bản thân họ là chính. Những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt
định kì tại cơ sở thờ tự thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường hoạt động
không có định kỳ, phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự để
hành nghề hoặc hành nghề tại gia đình của họ. Đó là một hiện tượng xã hội tiêu cực
cần phải kiên quyết loại bỏ để có đời sống tinh thần và xã hội lành mạnh.
III. Nguồn gốc của tôn giáo
-Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
Trong xã hội nguyên thủy , do trình độ sản xuất thấp mà con người cảm thấy yếu
đuối và bất lực trước thiên nhiên, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh,
quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những
biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của
thế giới giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai
cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã
thần thánh hóa một số người thành thần có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động
người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy, sự bất lực của con người trước thế lực tự nhiên và thế lực xã hội là nguồn
gốc sâu xa của tôn giáo.
-Nguồn gốc nhận thức:
Khi mà sự nhận thức về tự nhiên xã hội con người và ngay cả bản thân họ đều có
giới hạn nào đó. Cái giới hạn đó ở đây là những cái chưa biết.
+ Khả năng nhận thức chưa đầy đủ , khi những điều mà khoa học chưa giải thích
được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo( ngay cả khi khoa học)
+ Cái cường điệu hóa nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, rơi vào
ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng, biến cái khách quan-> cái thần thánh.
-Nguồn gốc tâm lý:
Tâm lý bi quan sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh lí trí trước những hiện tượng tự
nhiên, xã hội(Ví dụ những lúc ốm đau bệnh tật, gặp xui xẻo thất bại hoặc tâm lý muốn
bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm tới tôn giáo)
Phản ánh tình cảm nhân dân( thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thần làng hoàng
làng,...) những cái đấy thể hiện nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân.
IV. Tình hình tôn giáo trên Thế Giới và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
*Tình hình tôn giáo trên Thế Giới
Tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế
chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng
thịnh hoặc mất đi,song nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo sẽ luôn tồn tại trong xã hội con người.
Hiện nay , số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng. Theo ước tính, trên
thế giới có khoảng 20.000 tôn giáo. Khoảng 2000 tôn giáo có lượng tín đồ 1 triệu
người trở lên. Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng nhiều. Như là , Châu Phi có
8000 tôn giáo mới, Hoa Kỳ cũng có 3000 tôn giáo mới.
Tính đến năm 2015, có hơn 80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kito
giáo khoảng 2,3 tỷ tín đồ( gồm có 51% Công giáo , 37% Tin lành,12% Chính thống
giáo), 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo, 1,2 tỷ người không có tôn giáo, 1,1 tỷ người tín đồ Hindu
giáo đạo ( Ấn độ giáo) , 500 triệu tín đồ Phật giáo. Các tôn giáo khác và tín ngưỡng
dân số có số lượng tín đồ nhỏ hơn. Dưới đây là số liệu và tình hình các tôn giáo lớn trên thế giới.
*Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Nằm ở giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, Việt Nam là nơi giao lưu của các luồng
tư tưởng, văn hóa khác nhau. Với địa hình phong phú và đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới
gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng đồng người sống ở đây. Do đó,
thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, mong muốn nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng siêu
nhiên. Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề
bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn
giáo nhận sự ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, xuất hiện nhiều nhân vật có công trong
việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm
thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chữa đựng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Điều đó
được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ.
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; các tôn giáo khu vực như Đạo giáo; tôn giáo bản địa
như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,… Tính đến
hết năm 2016, nước ta có 15 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp đăng
ký và công nhận, với hơn 24 triệu tín đồ. Trong đó, tín đồ Phật giáo hơn 13 triệu,
chiếm hơn 12% dân số cả nước; tín đồ Công giáo hơn 6,5 triệu, chiếm khoảng 7% dân
số cả nước; Tin lành khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,4% dân số cả nước; Hồi giáo khoảng
75 ngàn, chiếm khoảng 0,08% dân số cả nước; Cao Đài hơn 2,4 triệu, chiếm khoảng
2,8% dân số cả nước; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,7% dân số cả
nước; các tôn giáo khác khoảng gần 2 triệu, chiếm khoảng 1,9% dân số cả nước.
Trong đó, 53 tộc người thiểu số với trên 10 triệu người sống tập trung ở 3 khu vực
chính: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hầu
hết các tộc người thiểu số đều theo tín ngưỡng đa thần, theo quan niệm vạn vật hữu
linh, thờ cúng theo phong tục truyền thống. Sau này, theo thời gian, các tộc người
thiểu số tiếp nhận các tôn giáo hiện đại.
Tộc người Khmer theo Phật giáo Nam tông. Tộc người Chăm theo Hồi giáo. Một số
tộc người ở Tây Nguyên theo Công giáo, gần đây theo đạo Tin lành khá đông. Đồng
bào các tộc người thiểu số ở Tây Bắc theo Công giáo, Tin lành.
Dưới góc độ văn hóa, sự đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã góp phần
làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Mỗi loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
đều góp mặt trang điểm cho bộ mặt văn hóa Việt Nam đa sắc, đa màu. Chúng ta có thể
nói đến văn hóa Phật giáo, giá trị Phật giáo được thể hiện trong đời sống tinh thần,
trong kiến trúc, hội họa,… Tương tự ta cũng có thể nói văn hóa Công giáo, Tin lành,
Hồi giáo; văn hóa trong thờ cúng tổ tiên, trong các hình thức tín ngưỡng của các tộc
người thiểu số… Đây là một thế mạnh, một lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội
hiện nay. Chúng ta có thể khai thác các giá trị văn hóa này để phát triển kinh tế du lịch
văn hóa, có thể quảng bá giá trị văn hóa này trong giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay.
Dưới góc độ quản lý xã hội, sự đa dạng, phong phú của tín ngưỡng, tôn giáo đòi hỏi
Đảng, Nhà nước vừa phải có quan điểm, chính sách chung đúng đắn, vừa phải cụ thể
hóa để phù hợp với từng tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người cụ thể. Với một bộ
phận đồng bào dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, tôn giáo đã đặt ra cho Đảng, Nhà nước
ta cùng lúc giải quyết cả vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo vốn là hai trong những vấn
đề khá phức tạp, nhạy cảm.
Dù vậy, Tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam tuy có tính phổ biến cao, nhưng
chủ yếu ở cấp độ tâm lý thấp.
V. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
* Về Quan điểm chỉ đạo:
Nghị quyết 25 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo,
chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nước
ta hiện nay có khoảng 16 tôn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiếm khoảng 13,7% dân
số và nhiều tổ chức tôn giáo; hơn 80 hiện tượng tôn giáo mới; hơn 85% dân số có đời
sống duy tâm. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là đứa con tinh thần của một bộ phận
đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ
trước biến động của thế giới và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy,quán triệt
quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong
nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dântộc:
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy,thực
hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau;
mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, giải
quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau với người theo chủ nghĩa vô
thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố
kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân
dân. Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác tôn giáogắn với
mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu trên
chính là tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của nhân dân có
đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng nhân dân bao gồm: tín đồ, chức sắc,
nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần
chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo. Công tác vận động quần chúng
trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chứcphong trào
quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống
chính trị ở địa phương, cơ sở. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện:
Hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo
liên quan đến tất cả lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành nghề mọi cấp
bậc từ Trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng là nhân tố lãnh đạo,quyết
định toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nước quản lý
hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; Mặt
trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước về vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Quán
triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ
đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý, lấn sân lẫn nhau.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Đây cũng là một quan điểm quan trọng
nhằm xác định rõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm: hành đạo, quản đạo và truyền
đạo)đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước bảo hộ chính đạo, đồng thời
bài trừ tà đạo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô
bạo vào công việc nội bộ tôn giáo; buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các
quy định của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tôn giáo.
*Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo:
Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là:
(1) Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
(2) Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sáchvà
pháp luật của nhà nước.
(3) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo"
trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
(4) Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh
làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá
hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
(5) Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên
tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.
(6) Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo.
Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa
học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo.
*Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội Đảng từ X - XIII:
Sau Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 (khóa IX), quan điểm, chính sách tôn
giáo tiếp tục được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng X, XI, XII, XIII. Thực ra,
xuyên suốt các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam từ đại hội VII đến Đại hội
XIII đều có hai quan điểm không thay đổi đó là: tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; chống việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn
hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Các kỳ đại hội trên đều thể hiện quan điểm:
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Mọi công dân đều có
quyền theo tôn giáo, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo của mình. Mọi hành vi xâm phạm
quyền tự do ấy đều bị xử lý theo pháp luật; không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng
trong những hoạt động xã hội. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, thường xuyên củng cố tình
đoàn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, giữa tín đồ các tôn giáo với
nhau, "Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảm
các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trong, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung hoàn
thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách tôn giáo; thực hiện tốt đoàn kết tôn
giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc."; đồng thời "nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước". Câu hỏi
1. Có bao nhiêu nhiệm vụ công tác tôn giáo ? A. 2 B. 3 C. 9 D. 6
2. Hiện nay tôn giáo nào ở Việt Nam có số lượng tín đồ đông nhất? A. Phật giáo B. Công giáo C. Tin lành D. Hồi giáo
3. Nguồn gốc hình thành nên tôn giáo ?
A. Nguồn gốc kinh tế-xã hội B. Nguồn gốc nhận thức C. Nguồn gốc tâm lý
D. Tất cả các ý trên đều đúng
4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về tôn giáo?
A. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài; tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực phù
hợp với xã hội mới; đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới;
đồngbào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài; đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc