-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập - Tư Tưởng hồ chí Minh | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Câu 1.2: Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí MinhTrong những tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành nên TTHCM thì CNMLN làTiền đề lí luận quan trọng quyết định đến bản chất TTHCM.
Tư Tưởng hồ chí Minh (HCM 756) 11 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tài liệu ôn tập - Tư Tưởng hồ chí Minh | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Câu 1.2: Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí MinhTrong những tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành nên TTHCM thì CNMLN làTiền đề lí luận quan trọng quyết định đến bản chất TTHCM.
Môn: Tư Tưởng hồ chí Minh (HCM 756) 11 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KHỐI 1
Câu 1.2: Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin đối với sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong những tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành nên TTHCM thì CNMLN là
Tiền đề lí luận quan trọng quyết định đến bản chất TTHCM.
+ Chủ nghĩa mác - lênin là yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến quá trình
hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi CNMLN cung cấp,
trang bị cho HCM giới quan duy vật, nhân sinh quan cách mạng khoa học và
phương pháp luận biện chứng.
+ Chủ nghĩa Mác - Lê nin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bước
phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trở
thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Chính trên cơ sở của lý luận mác - lênin đã giúp người tiếp thu và chuyển hóa
những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hóa của dân tộc và của
nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử.
+ Chủ nghĩa Mác - Lê nin cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoa học
để nhìn nhận hiện thực, tiếp thu đúng các giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa
nhân loại để làm giàu cho tri thức của mình.
+ Chủ nghĩa Mác - Lê nin trang bị cho Hồ Chí Minh lập trường quan điểm,
phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của các mạng Việt Nam.
+ Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hồ Chí Minh đã
giải quyết được cuộc khủng hoàng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách
mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa mác - lênin. Đối với
người, đến với chủ nghĩa mác - lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách
mạng vô sản. Từ đây, người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính,
triệt để: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải
phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
+ Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin theo phương pháp nhận thức
mác xít trên tinh thần "đắc ý vong ngôn" của phương Đông, cốt nắm lấy cái
tinh thần, linh hồn, bản chất của phép biện chứng chứ không trói buộc vào vỏ ngôn từ.
+Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã giúp Hồ Chí Minh tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc và góp phần làm nên thắng lợi cách mạng Việt Nam. Như Người
khẳng định: "Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không là cái kim
chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS" about:blank 1/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
+ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không những
đã xây dựng sáng tạo mà còn bổ sung phát triển và làm phong phú chủ nghĩa
Mác- Lê nin trong thời đại mới.
Đến với chủ nghĩa mác - lênin, tư tưởng, quan điểm của HCM có bước nhảy
vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân
tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước
lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa mác - lênin.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của minh, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: chủ
nghĩa mác - lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất,
"muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa mã khắc tư và chủ nghĩa
lê-nin". Đối với người, chủ nghĩa mác - lênin là cơ sở thế giới quan, phương
pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người
không bao giờ xa rời chủ nghĩa mác-lenin, đồng thời kiên quyết chống chủ
nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa mác - lênin là một
nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng hỗ chỉ minh là một bộ phận
hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng hồ chí minh không thể đặt tư
tưởng HCM ra ngoài hệ tư tưởng mác - lênin, hay nói cách khác, không thể
tách tư tưởng HCM khỏi nền tăng của nó là chủ nghĩa mác - lênin.
Câu 1.3: Hãy nêu những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chi Minh
về cách mạng giải phóng dân tộc. Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo
lý luận của người? Vì sao?
Các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
+ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
+ Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam muốn thắng
lợi phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
+ Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân
tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng
+ Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
+ Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng
Luận điểm "Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc" thể hiện
sự sáng tạo nổi bật, tư duy độc lập của Hồ Chí Minh vì:
Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của HCM. Trong phong trào
CSQT đã từ tồn tại quan điểm xem thăng lợi của cách mạng thuộc địa hoàn
toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Như quan điểm của QTCS
tại đại hội VI đã khẳng định: "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải
phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiền tiến"
+ Do nhận thức Thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế
quốc. Đó là nơi tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại (gc, dt); đồng thời gắn
liền với sự tồn tại phát triển của CNTB. Đây trở thành "nguồn sống"; miếng
mồi "béo bở" cho chủ nghĩa đế quốc. (vì thuộc địa bản chất là thị trường
nguyên liệu; lao động, tiêu thụ; cung ứng chiến tranh cho CNTB, CNĐQ). Tại about:blank 2/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đại hội V Quốc tế Cộng sản, trong Phiên họp thứ Tám, ngày 23-6-1924, Hồ
Chí Minh đã phát biểu để "thức tỉnh.. về vấn đề thuộc địa"
Người cho rằng: "nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa
đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc"; nếu thờ ơ về vấn để cách
mạng ở thuộc địa thì như "đánh chết rắn đằng đuôi". Cho nên, cách mạng ở
thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô sản ở chính quốc
tiêu diệt chủ nghĩa để quốc.
+ Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa,
mà theo Người nói sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một "lực lượng khổng lồ"
khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng. Hồ Chí Minh đánh giá
cao tinh thần đầu tranh cách mạng quyết liệt của các dân tộc thuộc địa.
+ Căn cứ vào luận điểm của C.Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp
công nhân trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, khi kêu gọi các dân
tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc, Người viết: "Hỡi
anh em ở các thuộc địa... Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận
dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em".
+ Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn
nhau giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính
quốc - đó là mỗi quan hệ bình đẳng, tương hỗ. Trong Đường Cách Mệnh, HCM
viết: "An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp
yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ. Và nếu công nông
Pháp làm cách mệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do"
+ Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn,
một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận MLN đã được thắng lợi của
cách mạng gpdt ở VN và thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Câu 1.4: Phân tích quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về một số đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội Việt Nam Là xã hội có bản chất khác hẳn các xã hội khác
đã tồn tại trong lịch sử, xã hội xã hội chủ nghĩa có nhiều đặc trưng và theo Hồ
Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa có một số đặc trưng như sau:
Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ
Chế độ dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện trước hết là xã
hội do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
trên nền tảng liên minh công - nông. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vị cao
nhất là nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lợi, quyền
lực, quyền hạn thuộc về nhân dân mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân.
Những tư tưởng cơ bản về đặc trưng chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa
nêu trên không chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn cho
thấy Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân
dân; về sự thắng lợi của CNXH khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy động
được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân.
Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao about:blank 3/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh
tế của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế này dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Quan hệ sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa là lấy nhà máy, xe lửa, ngân
hàng,... làm của chung, tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân.
Đây là một xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao
động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tăng phát triển khoa
học - kỹ thuật ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.
Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ
nghĩa là xã hội có trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự
công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội.
Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa thể
hiện: xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người; con người được tôn
trọng, được bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau.
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã
hội. Đó là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân;
mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ; ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động, ai cũng được
hưởng thành quả lao động của mình trên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều,
làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng, tất nhiên là trừ những người
chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là công
trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ,
lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là
chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ
nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp xây dựng này, Hồ Chí Minh khẳng định "Cần có
sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn
tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng
một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì
mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công"
Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa
các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch
sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện
chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều
chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự đo, bình đẳng, công bằng, dân chủ,
bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị. KHỐI 2:
Câu 2.1:Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết
dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam about:blank 4/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
a.Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng
Tư tưởng ĐĐKDT của HCM có ý nghĩa chiến lược, nó là một tư tưởng cơ
bản nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng VN từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là chiến lược tập hợp mọi
lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân
tộc trong cuộc đầu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng
Việt Nam; là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc. Trong từng thời kỳ, từng
giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương
pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau song không
được thay đổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng.
- HCM đã nêu ra những luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta".
"Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công". "Đoàn kết là thắng lợi".
ĐK là điểm mẹ "điểm này thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt". "Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công"
b. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng ĐKDT phải được nhận thức và quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Mặt trận.
Ngay trong Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930, nhiệm vụ ĐKDT đã
được vạch ra trong Sách lược vắn tắt. Trong Lời bế mạc buổi ra mắt Đảng lạo
động VN ngày 3-3-1951, HCM đã khẳng định: "Mục đích của Đảng LĐVN có
thể gồm trong 8 chữ: ĐK toàn dân, phụng sự Tổ quốc".
Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn, Người chỉ rõ: "Trước cách mạng tháng
Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào
hiểu được mấy việc. Một là đK. Hai là làm cách mạng hay kháng chiên đê đòi
độc lập. Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: "Một là đk. Hai là xd
CNXH. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà"
- ĐKDT không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục
tiêu nhiệm vụ của dân tộc. Như vậy ĐKDT chính là đòi hỏi khách quan của bản
thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, là sự nghiệp của
quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập
hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan tự phát của quần chúng
thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô
địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc tự do, hạnh phúc của nhân dân
Câu 2.4: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân
1,Nhà nước của nhân dân
Là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân.
Theo quan điêm của Hồ Chí Minh là nhà nước của dân thì nhân dân là chủ và làm chủ. about:blank 5/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhân dân được hưởng mọi quyền dân
chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà PL không cấm và có nghĩa vụ
tuân theo PL. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết chế
dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.
Nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua hai hình thức: dân chủ trực
tiếp quy định tại Điều 32 HP 1946 và dân chủ gián tiếp quy định tại Điều 4 HP
1959. Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân trực tiếp
quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và quyền lợi của nhân dân.
Còn trong hình thức dân chủ gián tiếp thì quyền lực nhà nước là thừa ủy
quyền của nhân dân. Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có
quyền bãi miễn những đại biểu mà mình lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán
những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên; Luật pháp dân chủ và là công cụ
để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Các vị đại diện của dân, do dân cử
ra chỉ là sự thừa ủy quyền của dân, chỉ là ‘công bộc" của dân theo đúng ý nghĩa của từ này.
2. Nhà nước do nhân dân:
Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền lợi và nghĩa vụ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng
vào các cơ quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) thông
qua chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi
miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan
Chính phủ đó không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi
ngược lại lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh phân tích: Nhân dân cử ra những
người đại diện cho mình, đồng thời "có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân"
Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân có
quyền tham gia công việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát,
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Hồ
Chí Minh viết: "Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và
phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân"
Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải
có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách nhiệm đó được
Người gọi là "đạo đức công dân"). Người nói: "Làm chủ sao cho ra làm chủ,
không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm" ,
làm chủ thì chớ nên "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau". Nhà nước do dân bầu
ra, phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho Nhà nước
3.Nhà nước vì nhân dân:
Là nhà nước mà mọi hoạt động đều hướng đến nhân dân. Lấy nhân dân làm
xuất phát điểm và cũng là điểm kết thúc.
Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích của đất nước và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân. about:blank 6/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân để tự chăm lo
đời sống của mình. Trách nhiệm của Nhà nước là: "Đem tài dân, sức dân, của
dân làm lợi cho dân". Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung,
Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp,
các tầng lớp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội.
Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhà nước phục vụ
nhân dân không phải nhà nước cai trị nhân dân
Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng về
tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người
nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và
hạnh phúc của quốc dân.
Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chôn tù tội xông pha sự
hiểm nghèo là vì mục đích đó". Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn:
" ...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành"; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chỉ tiếc: " ...tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".
". Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý
chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt: "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó
không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục"; đó là điểm tựa giúp
Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đem đến bờ hạnh phúc.
Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh
đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương
yêu nhân dân, dựa vào dân, vì "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", vì sức
mạnh của nhân dân là vô địch, phải "lấy dân làm gốc" KHỐI 3
Câu 3.2: Phân tích quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực
đạo đức cách mạng " Trung với nước, hiếu với dân" ,
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước,
với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất
đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đã có
trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội
dung hạn hẹp. Trung với vua hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối
với vua, con cái đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung
mới đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân, đồng thời người đã loại
bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước
là của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Bao nhiêu quyền hạn đều của
dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đầu hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, about:blank 7/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bác vừa kêu gọi
hành động vừa định hướng chính trị đạo đức cho mỗi người Việt Nam.
Đối với cán bộ Đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng,
đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với
Đảng, với dân, phần tận trung, tận hiếu thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung
thành, vừa là người lãnh đạo của dân, dân là đối tượng để phục vụ hết lòng.
Phải nắm vững dân tình, hiều rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để
hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.
Nội dung chủ yếu của trung với nước bao gồm:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nội dung của hiếu với dân bao gồm:
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực
hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân
Câu 3.3: Phân tích quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực
đạo đức cách mạng " Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"
Đức tính "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", theo Hồ Chí Minh là nền
tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Đây là
những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi
rọi, thực hiện trong mọi hoạt động.
Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính
nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp
phong kiến không bao giờ thực hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm,
liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân
dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ
này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần, tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một
cách thông minh sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức
Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ
kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của
chữ Cần là lười biếng. Bác cho rằng người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm, tức là tiết kiệm sức/sử dụng hợp lý thời gian, tiền của, công sức của
dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô
trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Bác giải thích, tiết kiệm không phải
là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không
nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu
của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm, nghĩa là trong sạch, không tham lam, không tư lợi; luôn luôn tôn
trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vi, không tham tiền tài, không about:blank 8/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
tham danh vọng. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh
chính đại, không bao giờ hủ hóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc
hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm thì không bằng
súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy". Do vậy, Bác
yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ, lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Bác
cũng chỉ rõ ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư,
đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước
làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là "giặc nội xâm", là trộm cướp,
là kẻ thù của nhân dân. Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính, nghĩa là trung thực, thẳng thắn, đứng đắn trong mọi mối quan hệ.
Đối với mình phải khiêm tốn, cầu thị, không tự cao, tự đại, không kiêu ngạo,
hủ hóa. Đối với người phải chân thành, nhân ái, khoan dung. Không nịnh bợ
người trên, không coi khinh kẽ dưới. Đối với việc cần phải đặt việc công lên
trên việc tư, việc nước lên trên việc nhà.
Trái ngược với chính đó là Tà. Tà là không trung thực thực, thẳng thắn. Tà là
gian dối. Nói về chính, Bác viết "Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải
chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số
người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội,
tuy có trăm công, nghìn việc song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ:
việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người ác
Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần
cô ngành lá, hoa, quả, mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm
nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị,
không màng công danh, vinh hoa phú quý; "phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể , nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình,
muốn "mọi người vì mình". Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm
HCM chỉ ra rằng, các đức tính cần, kiệm liêm, chính, có quan hệ chặt chẽ với nhau:
+ Cần và kiệm: cần mà không kiệm như thùng không đáy, kiệm mà không
cần thì lấy gì mà kiệm. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con
người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trông, như nước đổ vào cái
thùng không đáy, làm chùng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không.
Kiệm mà không Cân thì không tăng thêm và không phát triển được.
+ Cần, Kiệm, Liêm: là gốc rễ của Chính , như một cây không chỉ cần có gốc
rễ mà còn phải có cành lá, hoa quả mới hoàn chỉnh.
+ Cần, Kiệm, Liêm, Chính: là tứ đức của con người, những đức tính không
thể thiếu được của con người, thiếu một đức tính thì cũng không thành người,
cũng như: "Trời thì có bốn mùa...Đất thì có bốn phương... Thiếu một mùa thì
không thành... Thiếu một phương thì không thành đất" about:blank 9/10 23:41 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
+ Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu sang cả về chất ,vững mạnh
về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của dân tộc, cần, kiệm, liêm, chính còn là nền
tảng của đời sống mới
+ Chí công vô tư, thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính vì vậy nó có
mối quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện được cần kiêm liêm chính sẽ dẫn đến
chí công vô tư, ngược lại đã chí công vô tư một lòng vì nước, vì dân, vì đảng,
thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiêm, liêm, chính. about:blank 10/10