-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn thi Kỹ thuật năng lượng
Tài liệu ôn thi Kỹ thuật năng lượng
Kỹ thuật năng lượng (KTNL2101) 2 tài liệu
Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Tài liệu ôn thi Kỹ thuật năng lượng
Tài liệu ôn thi Kỹ thuật năng lượng
Môn: Kỹ thuật năng lượng (KTNL2101) 2 tài liệu
Trường: Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Preview text:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 2
Chương 1: GIAO THOA ÁNH SÁNG
Câu 1: Trong sóng ánh sáng, yếu tố nào sau đây gây cảm giác sáng trên mắt? A. Điện trường B. Cường độ sáng
C. Tần số ánh sáng D. Từ trường
Câu 2: Thông số nào quyết định màu sắc ánh sáng?
A. Biên độ sóng ánh sáng
B. Tần số sóng ánh sáng
C. Năng lượng sóng ánh sáng
D. Cường độ sóng ánh sáng
Câu 3: Chiếu một tia sáng đơn sắc có bước sóng từ không
khí đến vuông góc với mặt bên của một lăng kính thủy tinh có
tiết diện hình tam giác vuông cân, chiết suất n = 1,5 (hình vẽ),
với I là trung điểm cạnh AC. Quang lộ của phần tia sáng đi trong lăng kính là: A. a.n B. a.n/2 C. a.n + D. 2a.n + 2 2
Câu 4: Một nguồn sáng điểm, đơn sắc được đặt ở trước và gần mặt phản chiếu của một gương phẳng
nhỏ. Khi đó vùng không gian trước gương:
A. Xuất hiện các điểm sáng và tối xen kẽ nhau. B. Sáng đều C. Tối đều
D. Sáng hơn khi không có gương
Câu 5: Hai sóng kết hợp là:
A. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp
B. Hai sóng có cùng phương dao động, cùng chu kỳ và hiệu pha không thay đổi theo thời gian.
C. Hai sóng đồng thời xuất phát từ cùng một nguồn và được phân đi theo hai đường khác nhau.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 6: Trên một bản thủy tinh phẳng chiết suất
n1 = 1,4. Người ta phủ một màng mỏng chiết suất
n2 = 1,5. Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song
bước sóng = 0,6µm thẳng góc với mặt bản. Bề dày
tối thiểu của màng mỏng để hiện tượng giao thoa của
chùm tia phản xạ có cường độ cực tiểu là: A. 0,1 µm B. 1 µm C. 0,2 µm D. 0,15 µm 1
Câu 7: Với bản mỏng có bề dày không đổi, vân giao thoa cùng độ nghiêng là:
A. Vân thẳng nằm trên mặt bàn
B. Vân tròn nằm trên mặt bàn
C. Vân tròn nằm trên tiêu diện ảnh của thấu kính hội tụ có trục chính vuông góc với bàn
D. Vân thẳng nằm trên tiêu diện ảnh của thấu kính hội tụ có trục chính vuông góc với nhau.
Câu 8: Chiếu một chùm sáng song song, đơn sắc có
bước sóng vuông góc với một màng mỏng chiết suất
n2 = 1,4 được phủ trên tấm thủy tinh chiết suất
n1 = 1,6. Với bề dày nhỏ nhất của màng là d= 0,12µm
thì ánh sáng phản xạ giao thoa có cường độ cực tiểu. Bước sóng bằng: A. 0,768 µm B. 0,672 µm C. 0,687 µm D. 0,762 µm
Câu 9: Người ta phủ lên một tấm thủy tinh chiết suất
n1= 1,5 một màng mỏng chiết suất n2 = 1,6 để tăng
cường sự phản xạ của ánh sáng bước sóng = 500nm.
Bề dày của màng mỏng có thể là: A. 250 nm B. 156 nm C. 625 nm D. 391 nm
Câu 10: Đôi lúc, khi nhìn vào một vũng nước có một
lớp dầu mỏng trên bề mặt (dầu có chiết suất lớn hơn
nước), chúng ta thấy các màu sắc của cầu vồng. Tuy nhiên, cũng có khi lớp dầu chỉ toàn một màu đen. Điều đó là do:
A. Lớp dầu quá mỏng nên các tia phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của nó triệt tiêu lẫn nhau.
B. Lớp dầu hấp thụ hết ánh sáng phản xạ.
C. Có một độ lệch pha bằng π (rad) giữa các tia phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của lớp dầu. D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Người ta chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng
= 0,75µm tới một bản mỏng có chiết suất n = 1,5 dưới góc
tới i = 30o. Bề dày tối thiểu để bảng mỏng cho vân tối là: A. 0,365 µm B. 0,265 µm C. 0,193 µm D. 0,410 µm
Câu 12: Trong khoảng trống giữa thấu kính và bản thủy tinh của hệ thống cho vân tròn Newton chứa
đầy một chất lỏng có chiết suất no > n, với n là chiết suất của thấu kính và bản thủy tinh, R là bán kính
cong của mặt lồi thấu kính. Bán kính của vân tròn thứ hai là: 5R 3R R 2R A. r B. r C. r D. r 2no 2no no n o 2
Câu 13: Trong khoảng trống giữa thấu kính và bản thủy tinh của hệ thống cho vân tròn Newton chứa
đầy một chất lỏng có chiết suất no < n, với n là chiết suất của thấu kính và bản thủy tinh, R là bán kính
cong của mặt lồi thấu kính. Bán kính của vân tối thứ k là: 1 k R kR kR 2 2kR A. r B. r C. r D. r no 2no n n o o
Câu 14: Một thiết bị cho vân tròn Newton đặt trong không khí, có bán kính mặt cong thấu kính là
R = 20m, bán kính chu vi thấu kính là a = 5cm. Bước sóng ánh sáng tới là = 0,5µm. Tổng số vân tối
(trừ điểm tối giữa) quan sát được là: A. 250 B. 251 C. 252 D. 249
Câu 15: Chiếu một chùm tia đơn sắc song song đến vuông góc với bản thủy tinh phẳng của hệ thống
cho vân tròn Newton. Bán kính mặt lồi của thấu kính là R = 10m. Bán kính của vân tối bậc 20 là
r = 10mm. Bước sóng của ánh sáng tới là: A. 0,5 µm B. 1 µm C. 0,6 µm D. 1,2 µm
Câu 16: Chiếu hai chùm sáng đơn sắc song song bước sóng lần lượt là 1 = 0,45 µm và 2 = 0,54 µm
vuông góc với một nêm không khí có góc nghiêng α. Ở mặt trên của nêm, khoảng cách ngắn nhất từ
cạnh nêm đến vị trí có hai vân tối trùng nhau là 2,7mm. Góc nghiêng α bằng: A. 2.10-3 rad B. 2.10-4 rad C. 0,5.10-3 rad D. 0,5.10-4 rad
Câu 17: Chiếu một chùm tia sáng song song, bước sóng thẳng góc với mặt dưới của một nêm thủy
tinh có chiết suất n = 1,5 và góc nghiêng α = 10-4 rad đặt trong không khí. Vị trí của vân sáng thứ tư ở
mặt trên của nêm cách cạnh nêm 0,7cm. Bước sóng bằng: A. 0,4 µm B. 0,5 µm C. 0,6 µm D. 0,7 µm
Câu 18: Một chùm sáng đơn sắc song song bước sóng = 0,6µm được chiếu vuông góc với một nêm
không khí có góc nghiêng α rất nhỏ. Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp trên mặt nêm là 1,2cm. Góc nghiêng α bằng: A. 10-4 rad B. 10-3 rad C. 2.10-4 rad D. 2.10-3 rad
Câu 19: Từ không khí chiếu một chùm sáng song song đơn sắc đến vuông góc với mặt dưới của một
nêm thủy tinh mỏng có chiết suất n = 1,5 được đặt trên một môi trường chiết suất no = 1,6. Cạnh nêm sẽ: A. Là vân tối B. Là vân sáng
C. Có cường độ trung gian giữa vân sáng và vân tối
D. Là vân sáng hay vân tối tùy thuộc giá trị bước sóng.
Câu 20: Công thức nào sau đây xác định vị trí vân sáng của nêm không khí? Với k = 1, 2, 3, …
A. d 2k 1
B. d 2k 1 C. d k D. d k 4 4 4 2 3
Chương 2: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Trong hệ vân tròn đồng tâm của hình nhiễu xạ qua lỗ tròn, điểm giữa:
A. Luôn luôn là điểm sáng
B. Luôn luôn là điểm tối
C. Là điểm sáng hoặc điểm tối
D. luôn luôn là điểm tối nhất
Câu 2: Giữa nguồn sáng điểm O và điểm M, ta đặt một màn chắn có khoét một lỗ tròn có chứa 6 đới
cầu Fresnel. Nếu hai đới cầu đầu tiên bị che khuất hoàn toàn bởi một đĩa tròn chắn sáng thì cường độ sáng tại M là: 2 2 a 2 a B. I a3 a6 C. I a2
D. I a3 3 A. I 6 2 2 3 2 2 2
Câu 3: Giữa nguồn sáng điểm O và điểm M, ta đặt một màn chắn có khoét một lỗ tròn chứa 8 đới cầu
Fresnel. Nếu ba đới cầu đầu tiên bị che khuất hoàn toàn bởi một đĩa tròn chắn sáng thì cường độ sáng tại M là: a2 a2 a a 2 a a A. I 4 B. I 4 C. I 2 4 4 8 D. I 8 4 2 2 2 2 2
Câu 4: Chiếu một chùm sáng song song bước sóng tới vuông góc với một màn chắn có lỗ tròn bán
kính r. Tâm hình nhiễu xạ M ở trên trục của lỗ và cách lỗ một khoảng b đang tối nhất. Muốn M sáng
nhất thì ta phải di chuyển M trên trục lỗ trong như thế nào?
A. Tiến lại gần lỗ tròn một đoạn bằng b B. Tiến lại gần lỗ tròn một đoạn bằng b/2
C. Ra xa lỗ tròn một đoạn bằng b/2
D. Ra xa lỗ tròn một đoạn bằng b
Câu 5: Một nguồn sáng điểm phát ánh sáng có bước sóng = 0,5µm, nằm ở trước và trên trục của lõ
tròn, cách lỗ 2m. Trên trục và phía sau lỗ, ở cách lỗ 2m là điểm tối nhất. Bán kính lỗ bằng: A. 0,71 mm B. 1 mm C. 1,41 mm D. 1,225 mm
Câu 6: Giữa nguồn sáng điểm đơn sắc S và điểm M là một màn chắn có lỗ tròn nằm trên trục SM. Lỗ
tròn chứa một đới cầu Fresnel, ta có: A. M là điểm tối nhất
B. M là điểm có cường độ sáng trung bình
C. M là điểm gần như tối
D. M là điểm sáng gấp 4 lần khi không có màn chắn
Câu 7: Chiếu một chùm tia sáng trắng song song có bước sóng từ 0,4µm đến 0,76µm thẳng góc với
một lỗ tròn có bán kính r = 1mm. Sau lỗ tròn đặt một màn quan sát vuông góc với trục của lỗ và cách lỗ
1m. Lỗ tròn chứa một số nguyên đới cầu Fresnel của bức xạ nào trong dãy sóng này: A. 0,5 µm B. 0,6 µm C. 0,4 µm D. 0,7 µm
Câu 8: Chiếu chùm sáng đơn sắc song song, bước sóng = 0,5µm vuông góc với một khe hẹp có bề
rộng b = 2,5µm. Số cực đại quan sát được trên màn là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 1
Câu 9: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ qua một khe hẹp. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Màn quan sát đặt ở vị trí bất kỳ nào sau khe cũng thu được ảnh nhiễu xạ
B. Trong vùng giữa các cực đại nhiễu xạ là các cực đại giao thoa
C. Cực đại chính giữa có cùng độ rộng nhưng sáng hơn các cực đại khác rất nhiều.
D. Không có phát biểu đúng.
Câu 10: Trên hình nhiễu xạ qua một khe hẹp có bề rộng b, vị trí trên màn quan sát ứng với sin 2b là vị trí của: A. Cực tiểu thứ nhất B. Cực đại thứ nhất
C. Một nơi trong cực đại giữa
D. Không có câu nào đúng 5
Câu 11: Trên hình nhiễu xạ qua một khe hẹp có bề rộng b, vị trí trên màn quan sát ứng với sin 2b là vị trí của: A. Vân tối thứ ba B. Vân tối thứ hai C. Vân sáng thứ hai D. Vân sáng thứ nhất
Câu 12: Chiếu chùm sáng đơn sắc song song, bước sóng = 0,42µm vuông góc với một khe hẹp có bề
rộng b = 3µm. Số các cực đại tối đa quan sát được trên màn là: A. 6 B. 7 C. 12 D. 13
Câu 13: Chiếu chùm sáng đơn sắc song song, bước sóng =0,75µm vuông góc với một khe hẹp có bề
rộng b = 2,5µm. Số cực tiểu tối đa quan sát được trên màn là: A. 3 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 14: Trong nhiễu xạ của ánh sáng đơn sắc qua một khe hẹp, nếu dịch chuyển khe song song với
chính nó (các thành phần còn lại của thí nghiệm được giữ nguyên không thay đổi) thì:
A. Hình nhiễu xạ dịch chuyển theo cùng chiều với khe
B. Hình nhiễu xạ dịch chuyển ngược chiều với khe
C. Hình nhiễu xạ không thay đổi
D. Hình nhiễu xạ thay đổi không theo quy luật nào
Câu 15: Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song đến vuông góc với một khe hẹp có bề rộng 0,1mm.
Sau khe đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự 1m. Bề rộng vân cực đại giữa trên tiêu diện thấu kính là
1,2cm. Bước sóng ánh sáng bằng: A. 0,4 µm B. 1,2 µm C. 0,06 µm D. 0,6 µm
Câu 16: Chiếu một chùm tia song song gồm hai bước sóng 1 = 0,45µm và 2 = 0,75µm đến vuông
góc với một khe hẹp có độ rộng b = 3µm. Số cực đại của hai sóng trùng nhau kể cả cực đại giữa là: A.1 B. 7 C. 5 D. 3 2
Câu 17: Trong hình nhiễu xạ qua 5 khe hẹp có d = 5b (b là bề rộng mỗi khe, d là khoảng cách giữa hai
khe liên tiếp), số cực đại chính giữa hai cực tiểu chính (liên tiếp, ở cùng một phía) và số cực đại phụ
giữa hai cực đại chính là: A. 4 và 3 B. 5 và 3 C. 5 và 4 D. 4 và 4
Câu 18: Một cách tử có chu kỳ d = 6µm và bề rộng một khe là b = 1,2µm. Ánh sáng đơn sắc chiếu
thẳng góc với mặt cách tử có bước sóng = 0,6µm. Số ccuwcj đại chính cho bởi cách tử là: A. 17 B. 19 C. 21 D. 23
Câu 19: Một cách tử có chu kỳ d = 7,2µm và bề rộng một khe là b = 1,2µm được chiếu bằng chùm
sáng đơn sắc thẳng góc với mặt cách tử. Số cực đại chính giữa hai cực tiểu chính đầu tiên (bậc 1) là: A. 13 B. 11 C. 9 D. 7
Câu 20: Một chùm sáng song song được rọi vuông góc với một cách tử. Biết rằng góc nhiễu xạ đối với
vạch quang phổ 1 = 0,6µm trong quang phổ bậc 2 là 1 = 30o. Vậy góc nhiễu xạ ứng với vạch quang
phổ 2 = 0,5µm trong quang phổ bậc ba là: A. 38,68o B. 48,68o C. 28,68o D. 58,68o 3
CHƯƠNG 3: PHÂN CỰC ÁNH SÁNG
3.1. Ánh sáng phản chiếu trên một mặt thủy tinh đặt trong không khí sẽ bị phân cực toàn phần
góc khúc xạ r = 30o. Chiết suất của loại thủy tinh trên? A. 1,33 B. 1,5 C. 1,6 D. 1,73
3.2. Chiếu một chùm ánh sáng tự nhiên lên mặt một bản thủy tinh nhẵn bóng, nhúng trong một
chất lỏng. Tia phản xạ (trên mặt bản thủy tinh) hợp với tia tới một góc = 97o, và bị phân cực
toàn phần. Xác định chiết suất của chất lỏng? cho chiết suất của thủy tinh ntt = 1,5 A. 1,33 B. 1,5 C. 1,6 D. 1,73
3.3. Góc tới Briuxtơ của một mặt thủy tinh có chiết suất n1 = 1,57 là bao nhiêu? Cho môi trường
ánh sáng tới là không khí. A. 30o B. 45o C. 57o30’ D. 37o30’
3.4. Một chất có góc giới hạn của hiện tượng phản xạ toàn phần bằng 45o. Tìm góc tới Briuxtơ
ứng với chất đó? A. 44o44’ B. 54o44’ C. 64o44’ D. 34o44’
3.5. Một chùm tia sáng, sau khi truyền qua chất lỏng đựng trong một bình thủy tinh, phản xạ trên
đáy bình. Tia phản xạ bị phân cực toàn phần khi góc tới trên đáy bình bằng 45o37’, chiết suất của
bình thủy tinh n = 1,5. Chiết suất của chất lỏng là bao nhiêu? A. 1,63 B. 1,5 C. 1,6 D. 1,73
3.6. Một chùm tia sáng phân cực thẳng (có bước sóng trong chân không λ = 0,589 ) được gọi
thẳng góc với quang trục của một bàn tinh thể băng lan. Chiết suất của tinh thể băng lan đối với
tia bất thường lần lượt bằng no = 1,658 và ne = 1,488. Bước sóng của tia thường và tia bất thường
trong tinh thể lần lượt là: A. 0,355µm và 0,395µm B. 0,395µm và 0,355µm C. 0,355µm và 0,359µm D. 0,533µm và 0,395µm 1
3.7. Bề dày sóng là bao nhiêu? Nếu biết chiết suất của bản đối với tia thường và tia bất 2
thường lần lượt bằng no = 1,658 và ne = 1,488; bước sóng ánh sáng λ = 0,589µm.
A. 1,73 (2k + 1) (µm), k = 0, 1, 2, …
B. 2,73 (2k + 1) (µm), k = 0, 1, 2, …
C. 1,37 (2k + 1) (µm), k = 0, 1, 2, …
D. 7,31 (2k + 1) (µm), k = 0, 1, 2, … 1
3.8. Bề dày nhỏ nhất của bản bước sóng là bao nhiêu? Cho biết chiết suất của bản đối với tia 4
thường và tia bất thường lần lượt bằng no = 1,658 và ne = 1,488; bước sóng ánh sáng λ = 0,545 µm. A. 0,6 µm B. 0,7 µm C. 0,8 µm D. 0,9 µm
3.9 Với ánh sáng có bước sóng λ= 5.10-7m, chiết suất của bản tinh thể đối với tia thường và tia
bất thường lần lượt là n0= 1,542 và ne= 1,5533. Bề dày nhỏ nhất của bản thạch anh có mặt cắt
được cắt song song với quang trục để ánh sáng phân cực thẳng sau khi truyền qua bản trở thành
ánh sáng phân cực tròn là: A. 1,5 µm B. 1,4 µm C. 1,7 µm D. 1,8 µm
Chương 4: QUANG HỌC LƯỢNG TỬ
Câu 1: Khi một vật phát ra bức xạ nhiệt dừng (bức xạ nhiệt cân bằng, năng lượng bức xạ = năng lượng
hấp thụ), thì nhiệt độ của vật:
A. Giảm dần theo thời gian B. Tăng dần C. Không đổi D. Khi tăng khi giảm
Câu 2: Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc:
A. Phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ tới và nhiệt độ của vật
B. Chỉ phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ tới
C. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 3: Hệ số phát xạ đơn sắc (năng suất bức xạ đơn sắc) của một vật:
A. Chỉ phụ thuộc vào bước sóng phát xạ
B. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật
C. Phụ thuộc vào bước sóng phát xạ và nhiệt độ của vật
D. Phụ thuộc vào bước sóng phát xạ, nhiệt độ và bản chất của vật
Câu 4: Công thức để tính hệ số phát xạ đơn sắc (năng suất bức xạ đơn sắc) của vật đen tuyệt đối trong
lý thuyết Planck phù hợp với thực nghiệm ở vùng bước sóng: A. Vùng hồng ngoại B. Vùng tử ngoại
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy được
D. Mọi giá trị của bước sóng
Câu 5: Từ một lỗ nhỏ rộng 6cm2 của một lò nấu (coi là vật đen tuyệt đối) cứ mỗi giây phát ra 8,28 cal. Nhiệt độ của lò là: A. T 100K B. T 1000K C. T 10000K D. T 1000oC
Câu 6: Một vật đen tuyệt đối có diện tích bề mặt 10cm2, bức xạ với max = 0,724µm. Năng lượng do
vật bức xạ trong một phút bằng: A. 873,079 J B. 14515 J C. 8709.106 J D. 1451,5.104 J
Câu 7:Một dây tóc bóng đèn nóng sáng ở nhiệt độ 2727oC. Bước sóng bức xạ mang năng lượng nhiều
nhất do đèn phát ra (bước sóng ứng với năng suất bức xạ đơn sắc cực đại) là: A. max = 1,18 µm B. 0,97 µm C. 1,06 µm D. 0,47 µm
Câu 8: Nhiệt độ của một vật đen tuyệt đối tăng từ 1000K đến 3000K thì năng suất phát xạ toàn phần của vật tăng lên: A. 3 lần B. 9 lần C. 27 lần D. 81 lần
Câu 9: Công suất bức xạ của một vật đen tuyệt đối tăng lên bao nhiêu lần nếu trong quá trình nung
nóng, bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại dịch chuyển từ 0,7µm đến 0,6µm? A. 1,85 lần B. 1,36 lần C. 1,16 lần D. 1,58 lần 1
Câu 10: Chọn câu sai.
A. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ bằng 1 với mọi nhiệt độ và bước sóng
B. Cực đại đồ thị của hàm phổ biến (năng suất phát xạ đơn sắc) dịch chuyển về phía tần số lớn
khi nhiệt độ vật đen tăng.
C. Va chạm giữa electron và photon trong hiện tượng Compton là hoàn toàn không đàn hồi
D. Va chạm giữa electron và photon trong hiện tượng Compton là va chạm đàn hồi
Câu 11:Hiện tượng lệch phương truyền của tia X trong hiệu ứng Compton là:
A. Hiện tượng nhiễu xạ B. Hiện tượng tán xạ C. Hiện tượng khúc xạ
D. Hiện tượng phản xạ
Câu 12: Trong hiện tượng Compton, các photon tán xạ trên các electron liên kết yếu với hạt nhân có bước sóng:
A. Bằng bước sóng photon ban đầu
B. Lớn hơn bước sóng photon ban đầu
C. Nhỏ hơn bước sóng photon ban đầu
D. Bằng bước sóng Compton
Câu 13: Một photon có bước sóng = 0,6µm, khối lượng của photon bằng: A. 3,68.10-36 kg B. 11.10-28 kg C. 1,23.10-44 kg D. 3,68.10-32 kg
Câu 14: Sự thay đổi bước sóng trong hiệu ứng Compton (tán xạ Compton) được cho bởi công thức: θ 2 2 θ A. λ' - λ = 2λ C sin B. λ - λ' = 2λ Csin 2 2 θ C. λ - λ' = 2λ sin2θ D. λ' - λ = 2λ sin2 C C 2 h Trong đó C
0, 0243.1010 m là bước sóng Compton mec
Câu 15: Trong hiện tượng Compton năng lượng photon tới là 6,625.10-14 J, năng lượng electron sau tán
xạ là 4,1.10-14 J. Bước sóng photon sau tán xạ là: o o o A. 0,03 A B. 0,0787 A C. 0,0185 A D. 2,6.10-20 m
Câu 16: Photon ban đầu có năng lượng 0,25MeV bay đến va chạm với một electron đang đứng yên và
tán xạ theo góc . Biết rằng năng lượng của photon tán xạ là 0,144MeV, góc tán xạ có giá trị: A. 30o B. 60o C45o D. 120o
Câu 17: Trong tán xạ Compton, động năng do electron thu được sau tán xạ là: hcλ' - λ hcλ'λ 1 1 A. B. 1 1 C. λ'λ λ' - λ ' D. ' o
Câu 18: Độ gia tăng bước sóng của một photon trong tán xạ Compton là = 0,0135 A . Góc tán xạ của photon là: 2 A. 44o B. 54o C. 64o D. 74o o
Câu 19: Trong hiện tượng Compton, bước sóng của photon tới là 0,03 A , góc tán xạ là = 90o.
Năng lượng mà photon truyền cho electron là: A. 168 keV B. 178 keV C. 186 keV D. 196 keV o
Câu 20: Một photon có bước sóng = 0,0357 A tới tnas xạ Compton trên một electron tự do đang
đứng yên. Biết góc tán xạ là = 90o, bước sóng photon sau tán xạ bằng: o o o o A. 0,0477 A B. 0,0837 A C. 0,0123 A D. 0,0597 A 3
Chƣơng 5: CƠ HỌC LƢỢNG TỬ
Câu 1: Tính chất hạt của bức xạ điện từ thể hiện càng rõ khi:
A. Bước sóng của nó càng ngắn
B. Bước sóng của nó càng dài
C. Tần số của nó càng bé D. Cả A và C
Câu 2: Tần số và bước sóng của sóng De Broglie liên kết với electron tự do 10eV bằng: A. 1,5.10-34 Hz; 3,9.10-10 m B. 1,5.1034 Hz; 1,3.10-34 m C. 2,4.1015 Hz; 1,2.10-7 m D. 2,4.1015 Hz; 3,9.10-10 m
Câu 3: Một electron chuyển động trong một trường có thế năng thay đổi. Trong vùng có thế năng bằng
1eV thì electron có bước sóng là , còn trong vùng có thế năng bằng 5eV thì bước sóng là 2. Hãy tìm bước sóng : A. 0,376 nm B. 0,475 nm C. 0,531 nm D. 0,613 nm
Câu 4: Photon nặng hơn electron khoảng 1840 lần. Cả hai chuyển động với vận tốc nhỏ hơn nhiều so
với vận tốc ánh sáng và có cùng bước sóng. Động năng của electron -------------- động năng proton. A. lớn hơn B. nhỏ hơn C. bằng
D. không xác định được
Câu 5: Các electron được gia tốc qua một hiệu điện thế rồi đến gặp hai khe hẹp song song. Ảnh giao
thoa cho thấy bước sóng electron là 1,0nm. Hãy tìm động năng electron khi đến hai khe: A. 1240 eV B. 620 eV C. 15 eV D. 1,5 eV
Câu 6: Một electron có bước sóng 0,5nm và có năng lượng toàn phần lớn gấp đôi thế năng của nó.
Năng lượng toàn phần của electron bằng bao nhiêu? A. 6,02 eV B. 12,0 eV C. 2480 eV D. 4960 eV
Câu 7: Người ta lần lượt gửi đến cùng một khe hẹp các hạt electron, notron và photon có cùng động
năng là 20eV. Hạt nào tạo ra nhiễu xạ trung tâm hẹp nhất? A. Electron B. Notron C. Photon
D. Không xác định được
Câu 8: Giả sử hằng số Planck bằng 0,006625J.s. Người ta ném ngẫu nhiên cacstrais banh khối lượng
66,25g với vận tốc 5m/s vào trong một ngôi nhà qua hai cửa sổ hẹp song song, cách nhau 0,6m. Tìm
khoảng cách giữa các vân xuất hiện trên bức tường ở sau và cách của sổ 12m. A. 0,4 m B. 0,6 m C. 0,8 m D. 1,0 m
Câu 9: Trạng thái của vi hạt luôn luôn được mô tả bởi hàm sóng: i
Et p.r
iEt p.r
i Et p.r A. Ae B. Ae C. Ae D. Tất cả đều sai.
Câu 10: Cho (x) là hàm sóng chuyển động dọc theo trục Ox. Xác suất tìm thấy hạt trong khoảng [a,b] là: A. (a) - (b) B. 2(b) 2(a). 1 b b 2 C. *(a) (b) dx D. (x) dx a a
Câu 11: Một vi hạt chuyển động trên trục Ox trong hố thế cao vô hạn có bề rộng a. Vi hạt sẽ không có
mặt giữa hố thế khi nó ở trạng thái có mức năng lượng: A. E1 B. E3 C. E4 D. E5
Câu 12: Một vi hạt chuyển động trên trục Ox trong hố thế cao vô hạn có bề rộng a. Khi hạt có năng
lượng E3 thì xác suất tìm thấy hạt trong khoảng [0; a/3] bằng: A. 1/2 B. 1/4 C. 1/3 D.1/6
Câu 13: Trong một giếng thế vô hạn một chiều, năng lượng cơ bản của một electron là 2,0eV. Nếu bề
rộng giếng thế tăng gấp đôi, mức năng lượng cơ bản sẽ là: A. 0,5 eV B. 1,0 eV C. 2,0 eV D. 4,0 eV
Câu 14: Biên độ của hàm sóng mô tả trạng thái của vi hạt trong một giếng thế vô hạn một chiều được xác định từ: A. Điều kiện biên
B. Điều kiện chuẩn hóa C. Điều kiện ban đầu D. Điều kiện đơn trị
Câu 15: Một vi hạt ở trong giếng thế vô hạn một chiều có độ rộng a, đang ở trạng thái có hàm sóng: 2 3πx ψ(x) = sin
. Có bao nhiêu vị trí trong giếng thế ứng với xác suất tìm thấy hạt cực đại? a a A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Chọn phát biểu đúng đối với các vi hạt:
A. Vị trí và động lượng có thể xác định đồng thời
B. Vị trí và năng lượng không thể xác định đồng thời
C. Có bản chất hạt và bản chất sóng
D. Mỗi trạng thái được biểu diễn bằng một hàm sóng , với ψ 2 biểu diễn xác suất tìm thấy hạt ở trạng thái đó.
Câu 17: Chọn phát biểu sai:
A. Với hạt tự do năng lượng chính là động năng
B. Hiệu ứng đường ngầm là một hiện tượng biểu hiện rõ tính chất của vi hạt
C. Hàm sóng mang tính chất thống kê
D. Nếu năng lượng của hệ ở một trạng thái nào đó càng bất định thì thời gian tồn tại ở trạng thái đó càng ngắn.
Câu 18: Electron chuyển động trong nguyên tử có: A. Quỹ đạo xác định B. Vận tốc xác định
C. Động lượng xác định D. Tất cả đều sai 2
Câu 19: Hiệu ứng đường ngầm là hiện tượng vi hạt xuyên qua hàng rào thế có độ cao U khi năng lượng E của hạt: A. lớn hơn U B. ít nhất bằng U C. bằng U D. nhỏ hơn U
Câu 20: Một vi hạt chuyển động trên trục Ox tới hàng rào thế năng có bề rộng a, bề cao Uo. Nếu hạt có
năng lượng E < Uo thì:
A. Khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng nhỏ
B. Khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng lớn
C. Hạt không thể qua được rào với mọi a
D. Hạt chắc chắn qua được rào 3
Document Outline
- Chương 2: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
- CHƯƠNG 3: PHÂN CỰC ÁNH SÁNG
- Chương 4: QUANG HỌC LƯỢNG TỬ
- Chƣơng 5: CƠ HỌC LƢỢNG TỬ