Tài liệu ôn thi - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Chọn phán đoán đúng về Chủ nghĩa Mác – Lênin?a. Là học thuyết khoa học đã phát triển đến mức hoàn toàn đầy đủ, không cần phát triển gì thêm.b. Là học thuyết khoa học, trong đó, mọi vấn đề đã được giải quyết triệt để, chỉ cần nghiên cứu và vận dụng nótrong thực tiễn.c. Là học thuyết khoa học có thể thay thế mọi khoa học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023
Bình Dương, tháng 03 năm 2023
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Chọn phán đoán đúng về Chủ nghĩa Mác – Lênin?
a. Là học thuyết khoa học đã phát triển đến mức hoàn toàn đầy đủ, không cần phát triển gì thêm.
b. Là học thuyết khoa học, trong đó, mọi vấn đề đã được giải quyết triệt để, chỉ cần nghiên cứu và vận dụng nó trong thực tiễn.
c. Là học thuyết khoa học có thể thay thế mọi khoa học.
d. Là học thuyết khoa học không ngừng phát triển trên cơ sở tổng kết những thành tựu mới của sự phát triển các
khoa học và thực tiễn xã hội.
2. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?
a. Triết học Mác – Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học. d. Cả ba bộ phận kia.
3. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì?
a. Thế giới quan duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen.
b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L.Phoiơbắc.
c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L.Phoiơbắc.
d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơbắc.
4. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người.
b. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
c. Vấn đề thế giới quan của con người.
d. Vấn đề về con người.
5. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan?
a. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”.
b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”.
c. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm không có vật”.
6. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan?
a. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác.
b. Nguyễn Du viết: “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
c. “Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật chất”.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “Ngoài tâm không có vật”.
7. Nhận định “Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử” thuộc lập
trường triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
8. Hiểu theo nghĩa chung nhất vận động là gì? Chọn phán đoán sai.
a. Mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
b. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
c. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
d. Vận động là sự chuyển dịch của các vật thể trong không gian.
9. Sắp xếp 5 hình thức vận động theo thứ tự từ thấp lên cao theo cách chia của Ănghen?
a. Lý học, cơ học, hoá học, sinh học, xã hội.
b. Cơ học, lý học, hoá học, sinh học, xã hội.
c. Xã hội, sinh học, hoá học, lý học, cơ học.
d. Sinh học, cơ học, hoá học, xã hội, lý học.
10. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự thống nhất của thế giới?
a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.
b. Thế giới thống nhất trong sự sáng tạo của Thượng đế.
c. Thế giới thống nhất vì được tạo thành từ một bản nguyên đầu tiên.
d. Thế giới thống nhất vì được con người nghĩ về nó như một cái thống nhất.
11. Ý thức có tồn tại không? Tồn tại ở đâu? a. Không tồn tại.
b. Có tồn tại, tồn tại khách quan.
c. Có tồn tại, tồn tại chủ quan.
d. Có tồn tại, tồn tại trong linh hồn.
12. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về phản ánh?
a. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất.
b. Phản ánh là thuộc tính của ý thức.
c. Phản ánh chỉ là đặc tính của một số dạng vật chất.
d. Phản ánh chịu sự quy định bởi hoạt động của bộ não.
13. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất nào? a. Vật chất vô sinh.
b. Giới tự nhiên hữu sinh.
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương. d. Bộ óc người.
14. Trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào thể hiện mặt năng động của ý thức? a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm. d. Tiềm thức.
15. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, vật chất và ý thức quan hệ với nhau như thế nào?
a. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức.
b. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức.
c. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại.
d. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối.
16. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?
a. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức.
b. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức.
c. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại.
d. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối.
17. Câu nói “Trời sinh voi, sinh cỏ” thể hiện quan điểm của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. c. Chủ nghĩa duy vật.
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
18. Câu nói “Thương nhau quả ấu cũng tròn/ Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo” thể hiện quan điểm của
trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy vật tầm thường. 3
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
19. Câu nói “Cái đẹp không nằm ở má hồng của người thiếu nữ mà nằm ở ánh mắt của kẻ si
tình” thể hiện
quan điểm triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
20. Đặc trưng của phương pháp biện chứng là gì? Chọn phán đoán sai.
a. Xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến.
b. Xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động.
c. Xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái phát triển không ngừng.
d. Xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái tuyệt đối hóa tính ổn định.
21. Đặc trưng của phương pháp siêu hình là gì?
a. Xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập tách rời.
b. Xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái tuyệt đối hóa tính ổn định.
c. Xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
22. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu?
a. Do lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, ý niệm) quy định.
b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới.
c. Do tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội.
d. Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất.
23. Quan điểm của trường phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng,
quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
24. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những nguyên tắc
phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?
a. Quan điểm phát triển, lịch sử - cụ thể.
b. Quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể.
c. Quan điểm toàn diện, phát triển.
d. Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể.
25. Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển?
a. Vận động và phát triển là hai khái niệm đồng nhất nhau.
b. Phát triển bao hàm mọi sự vận động.
c. Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
d. Vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng không có quan hệ với nhau.
26. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật nào?
a. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
b. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.
c. Những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
27. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi:
a. Sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
b. Sự vận động của mâu thuẫn trong bản thân sự vật.
c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
28. Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật là gì?
a. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra động lực phổ biến của quá trình vận động, phát triển.
29. Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam là bước nhảy gì? a. Lớn, dần dần. b. Nhỏ, cục bộ.
c. Lớn, toàn bộ, đột biến. d. Lớn, cục bộ.
30. Việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết khi tích luỹ về lượng đã đạt đến
giới hạn Độ là biểu hiện của xu hướng nào? a. Hữu khuynh.
b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. c. Tả khuynh. d. Quan điểm trung dung.
31. Việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lượng ở mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là biểu hiện của xu hướng nào? a. Tả khuynh. b. Hữu khuynh.
c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. d. Quan điểm trung dung.
32. Trong đời sống xã hội, quy luật lượng – chất được thực hiện với điều kiện gì?
a. Vì là quy luật nên sự tác động là tất nhiên, không cần đến hoạt động có ý thức của con người.
b. Cần hoạt động có ý thức của con người.
c. Không cần bất cứ điều kiện nào.
d. Cần có sự tham gia của con người chỉ trong một số trường hợp nhất định.
33. Mặt đối lập có nguồn gốc từ đâu?
a. Do ý thức, cảm giác của con người sinh ra.
b. Do sự sáng tạo của Thượng đế.
c. Là cái vốn có của thế giới vật chất.
d. Do sự ngẫu hợp những đặc điểm khác biệt nhau của thế giới vật chất.
34. Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?
a. Thống nhất với nhau, vì cùng nằm trong một sự vật hiện tượng.
b. Đấu tranh, bài trừ, phủ định lẫn nhau.
c. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau và chuyển hóa lẫn nhau.
d. Chúng chuyển hóa lẫn nhau một cách tất yếu mà không cần phải đấu tranh.
35. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong PBCDV?
a. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra động lực của quá trình vận động, phát triển.
36. Chọn quan điểm sai về phủ định biện chứng?
a. Phủ định biện chứng mang tính khách quan.
b. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa.
c. Phủ định biện chứng là sự phủ định đồng thời mang tính khẳng định.
d. Phủ định biện chứng là sự phủ định toàn bộ cái cũ để xây dựng cái mới.
37. Quan điểm ủng hộ cái mới tiến bộ, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển là quan điểm
được rút ra trực tiếp từ quy luật nào của phép biện chứng?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
b. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 38. Thực tiễn là gì?
a. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người.
b. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
c. Là hoạt động vật chất – cảm tính, có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
d. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội.
39. Hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức khác nhau ở điểm nào?
a. Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích.
b. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất.
c. Hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính chất lịch sử - xã hội.
d. Không có phán đoán nào đúng.
40. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quyết định?
a. Hoạt động sản xuất vật chất.
b. Hoạt động chính trị - xă hội. c. Thực nghiệm khoa học.
d. Chúng có vai trò như nhau.
41. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con
người là giai đoạn nhận thức nào?
a. Nhận thức lý tính.
b. Nhận thức kinh nghiệm.
c. Nhận thức thông thường. d. Nhận thức cảm tính.
42. Chọn phán đoán sai về nhận thức cảm tính?
a. Nhận thức cảm tính chỉ phản ánh được cái biểu hiện ra bên ngoài của sự vật cụ thể với tất cả tính phong phú, đa dạng của nó.
b. Nhận thức cảm tính chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật chi phối sự vận động và phát triển của sự vật.
c. Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn nên nó phản ánh đúng bản chất, quy luật của sự vật.
d. Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái bản chất và cái không bản chất.
43. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Chọn phán đoán sai.
a. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành quá trình nhận thức.
b. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều có những chức năng và nhiệm vụ giống nhau.
c. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, còn nhận thức lý tính, giúp cho nhận thức cảm tính có được
sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
d. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai quá trình vừa tách biệt vừa thống nhất nhau.
44. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Chọn phán đoán sai.
a. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
b. Thực tiễn là nơi nhận thức áp đặt những tri thức do con người sáng tạo ra để cải tạo hiện thực.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
45. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý là gì? a. Thực tiễn. b. Tính hợp logic.
c. Được nhiều người thừa nhận.
d. Được các vĩ nhân thừa nhận.
46. Quan điểm “Thời biến, pháp biến” trong cách trị nước của Pháp gia (Trường phái triết học Trung Quốc
thời cổ đại) thể hiện đặc trưng quan điểm nào? a. Biện chứng. b. Siêu hình. c. Duy vật. d. Duy tâm.
47. Quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, t.3. Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1993, tr216) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đường lối cách mạng thể hiện đặc trưng quan điểm nào sau đây? a. Biện chứng. b. Siêu hình. c. Duy vật. d. Vô thần.
48. Quan điểm “Mục đích bất di, bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ,…, nhưng
sách lượt của ta thì linh hoạt” (Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, t.7, tr 319) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể
hiện đặc trưng quan điểm nào sau đây? a. Biện chứng. b. Siêu hình. c. Duy vật. d. Phát triển.
49. Nhận diện đâu là đặc trưng của phương pháp biện chứng?
a. Thừa nhận bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là...".
b. Thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó.
c. Thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
50. Thừa nhận “Bên cạnh cái “hoặc là…” còn có cả cái “vừa là…”” đây là đặc trưng của phương pháp nào? a. Siêu hình. b. Biện chứng. c. Vận động. d. Biến đổi.
51. Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của sự chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn là thể hiện trực tiếp
của việc không tôn trọng nội dung quy luật nào trong phép biện chứng duy vật? a. Mâu thuẫn.
b. Phủ định của phủ định. c. Lượng – chất.
d. Mối liên hệ phổ biến.
52. Câu nói “Rút dây động rừng” thể hiện nội dung nguyên lý nào trong phép biện chứng duy vật? a. Sự phát triển.
b. Mối liên hệ phổ biến.
c. Sự phát triển và mối liên hệ phổ biến.
d. Tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
53. Câu nói “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào” thể hiện nội
dung nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
a. Nguyên lý về cuộc sống.
b. Nguyên lý về sự phát triển.
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
d. Nguyên lý về nhận thức là một quá trình.
54. Theo quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giải quyết vấn đề y đức
hiện nay cần được nhận thức như thế nào?
a. Đó là sự chung tay của toàn xã hội, trong đó trọng tâm là ngành y tế.
b. Đó là nhiệm vụ của ngành y tế.
c. Đó là nhiệm vụ của bản thân mỗi cán bộ ngành y tế.
d. Đó là sự chung tay của toàn bộ xã hội.
55. Yêu cầu của quan điểm toàn diện đối với nhận thức của sinh viên trong học tập là gì?
a. Chỉ cần coi trọng kiến thức khoa học mình đang theo vì đó là nghề nghiệp của mình.
b. Cần coi trọng tất cả mọi kiến thức vì tất cả đều có ích với mình.
c. Cần coi trọng tất cả mọi kiến thức, nhưng trong đó trọng tâm nhất là kiến thức ngành khoa học mình đang theo.
d. Tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân.
56. Câu nói “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” biểu hiện nội dung quan điểm triết học nào? a. Phát triển. b. Toàn diện. c. Phiến diện. d. Lịch sử - cụ thể. 57. Câu chuyện “
” có ý nghĩa phê phán quan điểm nào?
Thầy bói xem voi a. Toàn diện. b. Lịch sử - cụ thể. c. Phát triển. d. Phiến diện.
58. “Phiến diện, chiết trung” là biểu hiện của việc không tôn trọng quan điểm triết học nào? a. Toàn diện. b. Lịch sử. c. Phát triển. d. Vận động.
59. Câu nói “Ba đồng một mớ trầu cay/Sao anh không hỏi những ngày còn không?/Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu./Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra”. Vận dụng
QL lượng–chất, cho biết câu trên có ý nghĩa phê phán đều gì?
a. Từng bước tích lũy đủ về lượng để làm thay đổi về chất.
b. Bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy.
c. Nóng vội, chủ quan, không tích lũy đủ về lượng.
d. Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.
60. Câu nói “Là thuốc hay chất độc là tùy thuộc vào liều lượng của nó” thể hiện nội dung quy luật nào của
phép biện chứng duy vật? a. Sinh học. b. Mâu thuẫn.
c. Phủ định của phủ định. d. Lượng – chất.
61. Câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thể hiện nội dung của quy luật nào trong
phép biện chứng duy vật?
a. Phủ định của phủ định. b. Lượng - chất. c. Mâu thuẫn. d. Phát triển.
62. Câu nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” thể hiện tính chất quy luật
nào trong phép biện chứng duy vật?
a. Phủ định của phủ định. b. Lượng - chất. c. Mâu thuẫn. d. Phát triển. 63. Câu nói
thể hiện tính chất quy luật nào tr
“Hổ phụ sinh hổ tử”
ong phép biện chứng duy vật?
a. Phủ định của phủ định. b. Lượng - chất. c. Mâu thuẫn. d. Phát triển. 64. Câu nói thể hiện
“con ai mà chẳng giống cha, cháu nào mà chẳng giống bà giống ông” tính chất quy luật
nào trong phép biện chứng duy vật?
a. Phủ định của phủ định. b. Lượng - chất. c. Mâu thuẫn. d. Phát triển.
65. Câu nói “Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu” thể hiện tính chất quy luật nào trong
phép biện chứng duy vật?
a. Phủ định của phủ định. b. Lượng - chất. c. Mâu thuẫn. d. Phát triển.
66. Trong sản xuất xã hội loại hình sản xuất nào là cơ bản nhất?
a. Sản xuất vật chất. b. Sản xuất tinh thần.
c. Sản xuất ra bản thân con người.
d. Các loại hình sản xuất có vai trò ngang nhau.
67. Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
a. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.
b. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
68. Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất là gì? a. Người lao động. b. Công cụ lao động.
c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động.
69. Trong quan hệ sản xuất, phương diện nào giữ vai trò quyết định?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Quan hệ tình cảm giữa nhà tư bản và công nhân.
70. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
a. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất.
b. Không cái nào quyết định cái nào.
c. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
d. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
71. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
a. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng.
b. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
c. Không cái nào quyết định cái nào.
d. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
72. Tồn tại xã hội là gì?
a. Là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
b. Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội.
c. Là tồn tại quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
d. Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội.
73. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
b. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.
c. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội cũng tác động trở lại tồn tại xã hội.
d. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội nhưng tồn tại xã hội cũng có những quy luật riêng của nó.
74. Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh các giai cấp cơ bản cũng tồn tại một tầng lớp dân cư có vai trò quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa,… họ là ai?
a. Tầng lớp trí thức.
b. Tầng lớp chính trị gia. c. Tầng lớp tu sĩ. d. Tầng lớp nghệ sĩ.
75. Trong các hình thức của đấu tranh giai cấp, hình thức nào là hình thức đấu tranh đầu tiên và cơ bản nhất? a. Đấu tranh kinh tế. b. Đấu tranh chính trị. c. Đấu tranh tư tưởng. d. Đấu tranh nghị viện.
76. Vai trò của đấu tranh giai cấp là gì?
a. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội.
b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cho sự phát triển xã hội.
c. Đấu tranh giai cấp kìm hãm sự phát triển của xã hội.
d. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.
77. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là gì?
a. Tiêu diệt giai cấp thống trị.
b. Xây dựng lực lượng vũ trang.
c. Giành chính quyền nhà nước.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
78. Cuộc cách mạng nào sau đây là cách mạng xã hội?
a. CM văn hóa ở Trung Hoa. b. CM xanh ở Ấn Độ.
c. CM Khoa học kỹ thuật ở Mỹ. d. CM tháng Mười Nga 1917.
79. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là gì?
a. Là thực thể vật chất tự nhiên thuần túy.
b. Là thực thể chính trị - xã hội.
c. Là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội.
d. Là thực thể siêu tự nhiên, rất đặc biệt.
80. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con người là gì? a. Thiện. b. Ác.
c. Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên).
d. Tổng hòa các quan hệ xã hội. PHẦN 2: TỰ LUẬN
1. Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Từ ý nghĩa phương
pháp luận, anh (chị) cần vận dụng nó như thế nào tr ong quá trình
học tập của mình?
A. Phân tích nguyên lý về mối liên hê ‡ phổ biến:
Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ phổ biến là một phép biện chứng với mục
đích dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng,
qua đó cũng có thể khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự
vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Tính chất:
- Tính khách quan: Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng. Ngay cả các sự vật vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động
của các sự vật hiện tượng khác. Con người cũng chịu tác động của các sự vật, hiện
tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân.Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận
động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là 1 tất yếu khách quan nên
mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi
thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó
không phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất
- Tính phổ biến: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật , hiện
tượng khác. Không có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các
mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của
mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất thế giới
Ví dụ: Trong tự nhiên (mối liên hệ giữa mặt trời và mặt trăng), trong xã hội (các
hình thái kinh tế xã hội như: Cộng sản nguyên thủy – Chiếm hữu nô lệ - Phong
kiến – Tư bản chủ nghĩa – Cộng sản chủ nghĩa), trong tư duy (lớp 1, 2 ,3, 4, 5,…)
- Tính đa dạng phong phú: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên
mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các
sự vật cần phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.Căn cứ vào tính chất, phạm vi,
trình độ, có thể có những cách phân loại sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ
bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian. Sự phân
loại này chỉ mang tính tương đối vì mối liên hệ chỉ là 1 bộ phận, 1 mặt trong mối
liên hệ phổ biến nói chung
Ví dụ: các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước
khác với chim và thú.Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường
xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không sống
trong nước thường xuyên được.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Tôn trọng quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật
phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian, gián tiếp
có liên quan đến sự vật. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các
cá bộ phận, các yếu tố; giữa sự vật này với sự vật khác; giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn
- Tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể: là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú
ý đúng mức hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề đó
B. Từ ý nghĩa phương pháp luận, anh (chị) cần vận dụng nó như thế
nào trong quá trình học tập của mình?
- Để đảm bảo quan điểm toàn diện: Sinh viên phải luôn tích cực tự học tập,
tudưỡng và rèn luyện, không ngừng nâng cao cả phẩm chất và năng lực của bản
thân để có thể thích ứng với sự thay đổi liên tục của xã hội ngày nay. Trong quá
trình tự tu dưỡng, rèn luyện ấy, các bạn sinh viên đã được định hướng và tích cực
vận dụng quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện giúp cho chúng ta khi nghiên
cứu, xem xét sự vật, hiện tượng sẽ có cách nhìn đúng đắn, chính xác, từ đó ta sẽ
thấu tỏ được bản chất của sự vật, hiện tượng mà mình quan tâm
- Để đảm bảo quan điểm lịch sử - cụ thể: Để đảm bảo quan điểm lịch sử, ta cần
xem xét mối liên hệ phổ biến giữa sự vật hay hiện tượng đó với lịch sử và văn hóa
của nó. Việc này giúp ta hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử và văn hóa của nó để có
thể đưa ra quan điểm chính xác và phù hợp.
2. Phân tích nguyên lý về sự phát triển? Từ ý nghĩa phương
pháp luận, anh (chị) cần vận dụng nó như thế nào tr ong quá
trình học tập của mình?
a. Phân tích nguyên lý về sự phát triển: Khái niệm:
- Phát triển là: một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Phát triển là quá trình vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển,
mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới được gọi là phát triển
Ví dụ: Quá trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng
thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh mẽ về
mặt tư duy nhận thức của mình
- PT là khuynh hướng chung của TG. Là một dạng đặc biệt của sự vận động nhưng
PT không đồng nhất với vận động. Tính chất:
- Tính khách quan: Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận
động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Dù ý thức
của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đậu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có
con người nhưng nó vẫn phát triển.
- Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và
tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh
hiện thực ấy. Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn
luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
Ví dụ: Sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động
vật mới đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội
từ đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn.
-Tính đa dạng phong phú: Phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện
tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn
tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và
sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi
khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời
Ví dụ: Không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với
sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân
theo tính tự phát, còn sự phát triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách
tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.
- Tính kế thừa: Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ
lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ;
đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái
cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa
như vậy. Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.
Ví dụ: Các đặc tính của một loài động vật được phát triển thông qua các quá trình
tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Những đặc tính giúp động vật sống sót và sinh sản
tốt hơn sẽ được kế thừa và phát triển trong các thế hệ tiếp theo.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Tôn trọng quan điểm phát triển: Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh
hướng đi lên. Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát
triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn
đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).
=> Chống bảo thủ: Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ. Thích
nghi với những thay đổi mới và đón nhận sự khác biệt để phát triển và tiến bộ hơn.
Tôn trọng và đánh giá cao những giá trị truyền thống nhưng đồng thời cũng phải
mở rộng tầm nhìn về tương lai và thế giới mới.
b. Vâ ‡n dụng trong quá trình học tâ ‡p:
- Tôn trọng quan điểm phát triển: Đừng ngừng tìm kiếm thông tin để hiểu rõ
hơn về các quan điểm phát triển khác nhau và tránh bị mù quáng trong quan điểm
của mình. Quan điểm phát triển có thể khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể. Tôn trọng quan điểm của người khác và tránh đưa ra nhận xét hoặc so
sánh. Hãy tập trung vào việc học hỏi từ những quan điểm khác nhau để có cái nhìn
toàn diện hơn về vấn đề đang quan tâm.
=> Chống bảo thủ: Học hỏi từ nhiều nguồn, đừng giới hạn mình trong một nguồn
tài liệu, hãy đọc và nghiên cứu nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn đa chiều và
hiểu rõ hơn về các quan điểm phát triển khác nhau. Tránh giới hạn tầm nhìn của
mình bằng cách khám phá và nghiên cứu các quan điểm khác nhau, đặc biệt là
những quan điểm mới và đang phát triển.
3. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Theo
anh (chị), cần làm gì để nâng cao nhận thức nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tiễn của bản thân trong thời gian tới?
1. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a. Khái niệm:
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải biên thế giới khách quan
- Các hình thức cơ bản thực tiễn
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng
nhất. là hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con người
sử dụng những công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải
vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Sản
xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất
cả các hoạt động sống khác của con người.
Ví dụ: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư
dân dùng lưới để đánh bắt cá trên biển...
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khác nhau trong xã hội nhằm cải biên, cải tạo, phát triển những thiết chế xã hội,
quan hệ chính trị - xã hội thông qua các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tôc, đấu tranh vì hòa bình, dân chủ với mục đích chung để
thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ: Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi chế độ thực dân, đế quốc để giành độc lập dân tộc.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được
tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, những cái không có sẵn trong
tự nhiên; gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội
nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng
hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ví dụ: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virut corona để điều chế
ra vaccine ngừa Covid -19 tiêm chủng cho con người.
- Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ
óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Sự
nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và
mang tính trực giác. Qua quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.
b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri
thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế
hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc
lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.
Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận
mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà
nhận thức ở con người được hình thành và phát triển.
Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành
so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản
chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng
thành các khoa học, lý luận.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở
lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà
không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.
Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ
có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng
lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện
và sâu sắc về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi
luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con
người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế
giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.
Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái
quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa
học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Quan điểm của triết học Mác - Lênin đã từng
cho rằng: "vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan
hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn.
Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học
có tiêu chuẩn logic riêng tuy nhiên chúng không thể thay thế hoàn toàn cho tiêu
chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó còn phụ thuộc và tiêu chuẩn thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa tuyệt đối mà cũng vừa tương đối. Tuyệt đối
ở đây là bởi thực tiễn chính là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý.
Không phải tất cả thực tiễn có thể kiểm nghiệm được chân lý mà còn phải dựa vào
thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Tính tương đối của thực tiễn thể hiện ở
chỗ thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển. Thực tiễn cũng không tránh khỏi
yếu tố chủ quan bởi lẽ thực tiễn cũng là một quá trình và được thực hiện bởi con
người. Chính sự biến đổi không ngừng của thực tiễn đã ngăn cản những tri thức
của con người biến thành chân lý tuyệt đối cuối cùng. Những tri thức liên tục bị
kiểm nghiệm bởi các giai đoạn của thực tiễn có thể thực tiễn trong quá khứ, hiện
tại hay thậm chí là tương lai. Để từ đó nhận thức của con người được bổ sung, điều
chỉnh và phát triển toàn diện nhất.
2. Để nâng cao nhận thức nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác
của bản thân trong thời gian tới, cần làm:
- Tiếp tục và thường xuyên học tập nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân (trình
độ ch.môn, tay nghề, trình độ chính trị, kỹ năng lao động,…)
- Phải gắn kết những kiến thức được học với thực tiễn cuộc sống thông qua quá
trình làm việc, công tác sau này.
- Chủ động nắm bắt những yêu cầu thực tế của xã hội, của nghề nghiệp,… từ đó,
chủ động tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập những vấn đề liên quan để làm
giàu tri thức và kinh nghiệm cho bản thân.
--------------------HẾT--------------------