-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu "Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay"
Tài liệu "Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay" của Học viện hành chính quốc gia gồm 2 nội dung chính bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến học phần Chủ nghĩa dân túy.
Chủ nghĩa dân túy 4 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Tài liệu "Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay"
Tài liệu "Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay" của Học viện hành chính quốc gia gồm 2 nội dung chính bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến học phần Chủ nghĩa dân túy.
Môn: Chủ nghĩa dân túy 4 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế hiện nay
(LLCT) - Chủ nghĩa dân túy là những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân nhằm lôi kéo, tranh
thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân; đã và đang trở thành làn sóng lan rộng
khắp châu Âu và nhiều nước châu Á. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chủ
nghĩa dân túy có những tác động đa chiều, phức tạp, tích cực hoặc tiêu cực tùy vào điều kiện
khách quan và chủ quan của chính phong trào cộng sản, công nhân. Sự trỗi dậy của chủ
nghĩa dân túy vừa là áp lực, vừa là điều kiện để phong trào cộng sản, công nhân quốc tế tìm
kiếm, thực thi chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân bằng những nội dung, hình thức mới phù hợp.
1. Chủ nghĩa dân túy trên thế giới
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và những tác hại khó lường của nó đối với thế giới trong vài
năm qua khiến người ta phải nghiên cứu và tìm cách ứng phó. Sự tồn tại của những khái niệm
như chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, hành động dân túy, phát ngôn dân túy, làn sóng dân
túy, cú sốc dân túy, cơn địa chấn dân túy, chủ nghĩa dân túy ở châu Âu, chủ nghĩa dân túy ở
Mỹ, chủ nghĩa dân tộc dân túy, đảng dân túy, chính phủ dân túy, dân túy cánh tả, dân túy cánh
hữu... cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Chủ nghĩa dân túy có khi được hiểu là một khuynh
hướng tư tưởng, chính trị; một “ý thức hệ mỏng”; một phong cách, thủ đoạn chính trị; một
phong trào chính trị; hay một chính sách mang tính chất cơ hội, mị dân nhằm giành được lòng tin của quần chúng(1#).
Như vậy, chủ nghĩa dân túy được tiếp cận và lý giải với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Trong đó, trước hết và chủ yếu là một xu hướng thực tiễn của các lực lượng chính trị (tổ chức,
cá nhân). Với ý nghĩa đó, chúng tôi tán thành quan niệm: chủ nghĩa dân túy là những thủ đoạn
chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào
nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân(2). Theo cách hiểu
trên, mặc dù thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng rộng rãi từ những năm 1890 ở Mỹ và
ở Nga nhưng nó đã ra đời, tồn tại từ trước đó. Chủ nghĩa dân túy có lịch sử hình thành, phát
triển lâu dài, phức tạp với nhiều hình thức, kiểu loại, và sự tác động của nó đối với đời sống xã
hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng rất khác nhau. Những năm gần đây, chủ nghĩa dân túy trỗi
dậy mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, khu vực với nhiều biểu hiện và tác động phức tạp cần nhận diện.
Thực tế cho thấy, khủng hoảng kinh tế; nợ công; khủng hoảng di cư; làn sóng khủng bố Hồi
giáo cực đoan; xung đột, chiến tranh; nghèo đói, thất nghiệp... chính là nguyên nhân, “mảnh
đất tốt” để chủ nghĩa dân túy nảy sinh và phát triển. Tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nhiều
vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh; nhiều lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân bị cắt giảm,
lãng quên đã gây ra sự bất mãn kéo dài của người dân khiến họ có nhu cầu muốn thay đổi.
Nắm bắt nhu cầu muốn thay đổi, các lực lượng chính trị, các chính trị gia dân túy ra sức “dụng
võ” để trỗi dậy nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị.
Những năm gần đây, chủ nghĩa dân túy trên thế giới đã và đang trỗi dậy với những biểu hiện chủ yếu sau:
Thứ nhất, những người dân túy nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” (dân thường) và
tầng lớp “tinh hoa”; rằng nhân dân bao giờ cũng minh triết hơn các thành viên thuộc giới tinh
hoa(3). Người dân tinh khiết còn giới ưu tú hủ bại. Họ cho rằng mình đứng về phía dân
thường(4) - phía những người bị lãng quên, trong nền chính trị hiện tồn. Điều này được thể
hiện qua những tuyên bố, hành động chỉ trích, phê phán, từ chối chính trị “dòng chính”; từ bỏ
các chủ trương, chính sách của chính trị “truyền thống” khi cho rằng, “giới tinh hoa”, các lực
lượng chính trị “truyền thống” là nguyên nhân gây những bất ổn, khó khăn, khủng hoảng, trì
trệ của xã hội khiến người dân phải chịu đựng. Để thay đổi, họ chủ trương làm khác, thậm chí
làm ngược với “giới tinh hoa” và chính trị “truyền thống” bất chấp hậu quả, hệ lụy thế nào.
Thứ hai, những người dân túy thường đề cao dân tộc, bài ngoại và chống toàn cầu hóa. Ở Mỹ,
ông Donald Trump với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, tác động mạnh mẽ đến
những cử tri “cảm thấy bị bỏ lại đằng sau bởi toàn cầu hóa”, đã được bầu làm Tổng thống thứ
45 của nước Mỹ. Ông D.Trump sử dụng những lý lẽ như việc Mỹ tham gia vào những hiệp định
thương mại (NAFTA,TPP,...) là lấy mất việc làm của người Mỹ cho người nước ngoài, người
nhập cư. Ông Trump cũng chủ trương bài ngoại, không chấp nhận người nhập cư và quy kết cho
người nhập cư, đặc biệt từ Mexico, là những “kẻ tội phạm” và cấm người Hồi giáo nhập cư vào
Mỹ(5)… Lý lẽ khiến Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) là bởi: EU đe dọa chủ quyền
của Anh; Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”; đồng euro là một thảm họa; người nhập cư
EU gây tác động tiêu cực đối với nước Anh(6)...
Ở Pháp, Bà Marine Le Pen (Chủ tịch Đảng Mặt trận dân tộc) tiến vào vòng hai trong cuộc bầu
cử Tổng thống (7-5-2017) nhờ những tuyên bố kiểu như: EU là ung nhọt hút cạn sinh lực nước
Pháp; nếu đắc cử Tổng thống thì hành động đầu tiên sau khi nhậm chức của bà sẽ là đòi EU
trả lại chủ quyền tự do cho nước Pháp(7)…
Thứ ba, những người dân túy thường thể hiện mình là người của công chúng, quyết đoán,
quyết liệt trong phát ngôn và hành động. Họ nắm bắt, đồng cảm với những bức xúc, sợ hãi
của xã hội; có sức hút cá nhân, có tài hùng biện và thuyết phục; có những phát ngôn gây sốc,
gây tác động mạnh; có những quyết định khó đoán định nhưng lại đáp ứng được nhu cầu
muốn giải tỏa, muốn thay đổi của dân chúng. Họ trực diện tố cáo chính trị “dòng chính” là bất
lực, yếu ớt; họ mạnh miệng tuyên bố, hứa hẹn hành động quyết liệt, kể cả ra những quyết
định “không giống ai” để bảo vệ quốc gia, dân tộc và người dân bất chấp những hệ lụy khôn lường.
Rodrigo Duterte (Philíppin) thể hiện phong cách lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn trong quá trình
vận động tranh cử và ngay cả khi đã trở thành Tổng thống Philíppin: thực hiện chiến dịch “bàn
tay sắt” đối với nạn buôn bán ma túy, cho phép cảnh sát bắn tại chỗ bất cứ nghi can nào
chống đối không chịu ra hàng(8)... Donald Trump với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, “Đưa nước
Mỹ hùng mạnh trở lại” vẫn tiếp tục những phát ngôn, hành động không chỉ làm cho người Mỹ
lo lắng mà còn khiến cả thế giới hồi hộp, đảo lộn (ngày 23-1-2017 ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); ngày 1-6-2017 rút khỏi Hiệp định Paris về chống
biến đổi khí hậu; ngày 13-10-2017 tuyên bố nước Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) từ ngày 31-12-2018; ngày 8-5-2018 tuyên bố
Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc (gồm Anh, Pháp, Mỹ,
Trung Quốc, Nga và Đức) hồi năm 2015; quyết định khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem
vào ngày 14-5-2018; ngày 12-6-2018 gặp nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và ký tuyên bố
chung lịch sử tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Xinhgapo)…
Những biểu hiện trên của chủ nghĩa dân túy đã và đang trở thành những cú sốc, làn sóng
không chỉ ở Mỹ, ở Philíppin mà còn lan rộng khắp châu Âu và nhiều nước châu Á. Những làn
sóng đó, không chỉ ở các nước tư bản phát triển mà còn ở nhiều nước đang phát triển... đang
tác động mạnh mẽ, phức tạp và khó đoán định đối với đời sống chính trị quốc tế.
2. Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Chủ nghĩa dân túy xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là ở Nga từ
những thập niên cuối thế kỷ XIX. Chủ nghĩa dân túy đã giải thích chủ nghĩa Mác một cách tùy
tiện, chủ quan, cho rằng, nước Nga có thể quá độ lên CNXH thông qua công xã nông thôn; phủ
nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga; phủ nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo của
giai cấp công nhân. Họ cho rằng, chủ nghĩa tư bản có thể đi vào “đời sống nhân dân” mà
không làm cho nông dân phá sản. Nhận thấy tính chất nguy hại của chủ nghĩa dân túy đối với
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các nhà kinh điển mác xít đã sớm nhận diện và đấu
tranh chống lại chủ nghĩa dân túy dưới mọi hình thức. Trong thư gửi Vera Ivanop Nadaxulich
ngày 3-4-1890, Ph.Ăngghen viết: “... ở mọi nơi, mọi chốn cần phải đấu tranh chống chủ nghĩa
dân túy - chủ nghĩa dân túy Đức, Pháp, Anh hay Nga”(6). Sau đó, bằng nhiều tác phẩm luận
chiến, V.I.Lênin đã đấu tranh, đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong phong trào cách
mạng Nga nói chung và trong phong trào công nhân Nga nói riêng; đồng thời, qua đó, đem chủ
nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân Nga để dần hình thành chính đảng mác xít cách
mạng ở Nga. Từ đây, phong trào cộng sản và công nhân Nga bước sang giai đoạn có tính bước
ngoặt; từng bước có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của CNXH hiện thực và phong
trào cộng sản, công nhân quốc tế trong thế kỷ XX.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy với những tuyên bố, quyết định đã gây ra những cơn “địa
chấn”. Những “đảo lộn” thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và quốc tế hóa mạnh mẽ như
hiện nay tất yếu sẽ tác động, ảnh hưởng đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ
nghĩa dân túy trỗi dậy do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, do đó, sự tác động của
nó đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng lệ thuộc vào các điều kiện khách quan,
chủ quan của chính phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự tác động này sẽ rất phức tạp,
đa chiều, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhiều những yếu tố trung gian; và không chỉ lệ
thuộc vào sức mạnh của làn sóng dân túy mà còn lệ thuộc vào điều kiện, sức đề kháng của bản
thân phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Có thể nhận thấy chủ nghĩa dân túy đã và đang
tạo ra những hệ quả, những biến đổi, những khả năng biến đổi trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế như sau:
Một là, chủ nghĩa dân túy đang chống lại quá trình toàn cầu hóa bằng cách ủng hộ rào cản
thương mại; nhân danh lợi ích quốc gia, dân tộc cản trở các quan hệ song phương, đa phương
dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trên thực tế, chủ nghĩa dân túy đã sẵn sàng hủy
bỏ các cam kết quốc tế; thoái thác trách nhiệm với đối tác, đồng minh và cộng đồng quốc tế.
Ở phương diện này, rõ ràng, chủ nghĩa dân túy tiếp tục làm gia tăng sự khủng hoảng lòng tin
và sự bất an trong xã hội; cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, sự nghi kỵ, thù hận, tranh chấp,
xung đột, chủ nghĩa dân tộc cực đoan; cản trở toàn cầu hóa, chống lại chủ nghĩa quốc tế, kể
cả chủ nghĩa quốc tế của giai cấp tư sản và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Điều
đáng nói là những người cộng sản ở nhiều nước, nhất là ở châu Âu sẽ còn tiếp tục bị mắc kẹt
giữa hai xu hướng toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa tư bản của chủ nghĩa dân túy. Do đó,
vẫn tiềm tàng khả năng phân hóa, phân liệt trong hàng ngũ những người cộng sản(7).
Hai là, chủ nghĩa dân túy đang phơi bày sự bất ổn, lung lay của thể chế dân chủ tư sản và trật
tự tư sản nói chung(8). Thế giới nói chung và “Ngôi nhà chung châu Âu” vẫn đầy bất công, hoài
nghi và chia rẽ. Trong khuôn khổ trật tự tư sản, các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, đoàn
kết không hề thực chất và bền vững. Chủ nghĩa dân túy tuyên bố đứng về phía dân thường
nhưng trên thực tế cho đến nay nó vẫn đang ra sức củng cố chủ nghĩa tư bản chứ không hề có
ý định phá hủy chủ nghĩa tư bản. Bất công, bất ổn xã hội vẫn tồn tại; công nhân, lao động và
dân thường vẫn tiếp tục chịu những rủi ro, thiệt hại. Đây chính là cơ hội để những người cộng
sản, công nhân và nhân dân lao động trên thế giới nhận rõ hơn bản chất giai cấp chật hẹp và
giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, những “cú sốc”, những cơn “địa chấn” khó
đoán định, khó kiểm soát do chủ nghĩa dân túy tạo ra vẫn chưa có dấu hiệu làm chín muồi các
điều kiện khách quan, chủ quan bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng XHCN ở châu Âu và
ở các nước tư bản phát triển.
Ba là, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy như làn sóng quét qua các quốc gia dân tộc, qua nhiều
khu vực, không loại trừ các nước trung thành với CNXH, các Đảng Cộng sản, các đảng cánh tả
có xu hướng XHCN bởi trong đời sống kinh tế xã hội ở đây vẫn có “đất sống” và “mầm sống”
của chủ nghĩa dân túy. Lợi dụng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, kết hợp với sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận những người cộng sản, những hạn chế,
yếu kém của các nước XHCN, của trào lưu CNXH thế kỷ XXI ở Mỹ Latinh... trên mạng xã hội,
các thế lực thù địch đối với những người cộng sản, đối với giai cấp công nhân đã và đang ra
sức đổi trắng, thay đen, vu cáo rằng, những người cộng sản, những người XHCN là điển hình
của chủ nghĩa dân túy? Những biểu hiện dân túy và những hệ lụy khôn lường từ sự kết hợp với
việc lợi dụng dân chủ của các thế lực thù địch sẽ là nguy cơ thực sự đối với các nước trung thành với CNXH.
Bốn là, chủ nghĩa dân túy đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống toàn cầu hóa; sẵn sàng
hủy bỏ các cam kết quốc tế; thoái thác trách nhiệm với đối tác, đồng minh và cộng đồng quốc
tế nhưng nó không những không hủy bỏ hết những cam kết cũ mà còn không ngừng thiết lập
những cam kết song phương, đa phương mới, cho dù tính ổn định của những cam kết ấy rất
mong manh. Có thể ngoài ý muốn của chủ nghĩa dân túy, kể cả chủ nghĩa dân túy ở Mỹ, nhưng
rõ ràng, các quyết định của chủ nghĩa dân túy trong những năm gần đây đang thúc đẩy sự hình
thành trật tự thế giới đa cực, đi liền với xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đế quốc, bá
quyền là sự củng cố xu hướng dân chủ hóa quan hệ quốc tế ở một số phương diện. Chủ nghĩa
dân túy vẫn không thể cản trở mà còn tiếp tục thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thúc
đẩy quá trình xã hội hóa, toàn cầu hóa(9); do đó, vẫn tiếp tục tạo ra các điều kiện khách quan
cho sự gắn kết, liên hiệp của công nhân và lao động trên toàn thế giới. Với ý nghĩa đó, sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân túy vừa là áp lực, vừa là điều kiện để phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế tìm kiếm, thực thi chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân bằng những nội dung,
hình thức mới phù hợp.
Năm là, từ khi các nhà lãnh đạo dân túy nắm quyền, mặc dù họ liên tục tạo ra những “cú sốc”,
những cơn “địa chấn” khó đoán định, khó kiểm soát nhưng trong đường lối đối ngoại họ vẫn
thực hiện chiến lược vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở đề cao lợi ích quốc gia dân tộc.
Không ít những quyết định của các nhà dân túy gây ra sự bất an nhưng cũng không hiếm quyết
định góp phần giải tỏa căng thẳng cho khu vực và thế giới. Như vậy, sự khác nhau căn bản về
thế giới quan giữa những người cộng sản chân chính và những người dân túy không ngăn trở
việc họ vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Theo tinh thần đó, chủ nghĩa dân túy vừa là đối
tượng, vừa là đối tác của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Tất nhiên, những người
cộng sản ở các nước chỉ có thể hợp tác và đấu tranh thành công khi đứng vững trên lập trường
khoa học, cách mạng, sáng tạo của CNXH khoa học.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2018
(1), (2), (4) Võ Văn Thưởng: Chủ
nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam, http://qdnd.vn.
(3) Xem: Sự lớn mạnh của các chủ nghĩa dân túy: cách giải thích kinh tế hay cách văn hóa?
http://www.phantichkinhte123.com.
(4) , (5), (8) Thái Văn Long: Nhận diện chủ nghĩa dân túy trong bối cảnh thế giới hiện nay, http:// lyluanchinhtri.vn.
(6) Xem Brexit: Vì sao nước Anh muốn rời EU?, http://infonet.vn.
(7) Xem: Chủ nghĩa dân túy: Cơn địa chấn đang lan rộng, http://antgct.
(9) Xem Đinh Hoàng Thắng - Phan Văn Thắng: Chủ nghĩa dân túy trong văn hóa chính trị hiện
nay, http://vanhoanghean.com.vn.
(10) C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập, t.37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.516.
(11) Xem: Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (Đồng chủ biên): Phong trào cộng sản quốc
tế hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.230.
(12) Xem thêm Sheri Berman: Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa phát xít nhưng có thể
là một báo hiệu ban đầu, http://vanhoanghean.com.vn.
(13) Xem: Chủ nghĩa dân túy không thể đảo ngược được xu thế toàn cầu hóa, http://sbv.gov.vn
TS Nguyễn Anh Tuấn
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
ThS Vũ Thị Thu
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Sơn Tây