Tài liệu tham khảo về bộ luật lao động | Học viện phụ nữ Việt Nam

Tài liệu tham khảo về bộ luật lao động | Học viện phụ nữ Việt Nam  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Đề bài: 06
Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 1/1998, ông
M vào làm bảo vệ cho công ty X. Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát, ông
phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61%
khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên tháng 1/2023, ông M làm đơn xin nghỉ việc.
Lúc này ông đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng trang tham gia bảo
hiểm xã hội được chốt sổ là 5 năm.
Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật an
sinh xã hội hiện hành?
1. Các sự kiện làm phát sinh quyền lợi của ông M
Ông M thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Ông được hưởng
các chế độ: Ưu đãi xã hội, BHYT
Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát, ông phải vào viện điều trị 2
tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Ông được
hưởng các chế độ: Chế độ ưu đãi xã hội, BHYT, BHXH
Tháng 1/2023, ông M làm đơn xin nghỉ việc. Ông được hưởng chế độ: BHXH:
Hưu trí, BHYT
1. Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động.
1.1. Ưu đãi xã hội
Ông M thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi đối với thương binh theo Điều 24
Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về Ưu đãi người công với cách mạng (Sau đây
gọi tắt là Pháp lệnh), bởi ông M được xác định là thương binh, căn cứ điểm g khoản 1
Điều 3 Pháp lệnh.
Theo đó, ông M được hưởng những chế độ sau:
Thứ nhất, trợ cấp hàng tháng:
Do mức suy giảm khả năng lao động của ông M dưới 81% nên sẽ không
thuộc vào các trường hợp tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Như vậy ông
M với mức suy giảm lao động ban đầu 45% thuộc trường hợp nêu tại điểm a về
“Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh”, cụ thể:
Về thời gian hưởng: Hưởng hàng tháng
1
Về mức hưởng: Căn cứ Phụ lục II kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của
Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp các chế độ ưu đãi người công
với cách mạng: ông M suy giảm 45% khả năng lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp
hàng tháng là 2.343.000 đồng.
Thứ hai, chế độ ưu đãi khác:n cứ Khoản 2,3,4,5,6 Điều 24 Pháp lệnh, ông
M được hưởng các chế độ ưu đãi khác như sau:
Ưu đãi về bảo hiểm y tế: (Sẽ được làm rõ phần sau)
Ưu đãi về điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: Căn cứ khoản 3 điều
24 Pháp lệnh Khoản 2 Điều 4 Thông liên tịch 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC
theo đó: Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 81%
đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Như vậy ông M thuộc
vào đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Hình thức hưởng: căn cứ Điều 6 Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì ông M thể được
hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà (Khoản 1 Điều 6) hoặc điều
dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung (Khoản 2 Điều 6).
Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi
chức năng cần thiết theo chỉ định của sở chỉnh hình, phục hồi chức ng thuộc
ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Mức hỗ
trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức
năng cần thiết được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021
(khoản 2 Điều 7 Nghị định 75/2021.
Hỗ trợ cải thiện nhà: Căn cứ khoản 1 Điều 99 Nghị định 131/2021/NĐ-CP,
căn cứ vào các hình thức hỗ trợ cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của ông M thì
Nhà nước sẽ hỗ trợ ông trong việc cải thiện nhà ở.
1.2. Chế độ BHYT
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng là người có công với cách mạng
theo điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây
gọi tắt là Luật BHYT)
Mức đóng BHYT: Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 13 Luật BHYT: “Mức đóng
hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3
Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương sở do ngân sách nhà nước
2
đóng;” Như vậy, ngân sách nhà nước sẽ đóng BHYT cho ông M với mức đóng tối đa
bằng 6% mức lương cơ sở.
Phạm vi được hưởng BHYT: căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật BHYT,
ông M được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau: (i) Khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; (ii) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ
thuật.
Mức hưởng BHYT: căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT: “Người tham
gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 28 của
Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong
phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
[…]”, Như vậy, ông M được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đăng
khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ông M cũng được hưởng BHYT, ông M
sẽ không được chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu như thuộc các trường hợp quy định
tại Điều 23 Luật BHYT.
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 3 nên thẻ của ông
giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng và nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ giá
trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
2. Khi vết thương chiến tranh tái phát, phải nhập viện điều trị, sau đó suy
giảm 61% khả năng lao động
2.1. Chế độ Bảo hiểm y tế
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng lao động làm việc theo(i)
hợp đồng không xác định thời hạn theo điểm a Khoản 1 Điều 12 người (ii)
công với cách mạng theo điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT. Như vậy, ông M sẽ
đóng bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao độngngười sử dụng lao động đóng
hưởng BHYT theo mức hưởng của nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Mức đóng BHYT: căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật BHYT, ông M đồng thời thuộc
nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này
3
cho nên đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà ông M được xác định theo thứ
tự của các đối tượng quy định tại Điều 12. Do đó, ông M sẽ đóng BHYT theo mức của
nhóm do người lao động người sử dụng lao động đóng (Khoản 1 Điều 12 Luật
BHYT).
Cụ thể: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Luật BHYT: Mức đóng hằng tháng
của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền
lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 người lao động đóng 1/3
[…]”. Như vậy, ông M phải đóng 1/3 số tiền BHYT trên tổng tối đa 6% tiền lương
hàng tháng..
Phạm vi được hưởng BHYT: căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật BHYT,
ông M được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau: (i) Khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; (ii) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ
thuật.
Mức hưởng BHYT: căn cứ Điều 82 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều
22 Luật BHYT thì ông M thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nên được
hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế của đối tượng mức hưởng cao nhất, nhóm do ngân
sách nhà nước đóng.
Cụ thể, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008: “Người tham gia
BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật
này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm
vi được hưởng với mức hưởng như sau: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh […]”,
Như vậy, ông M được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đăng khám
bệnh, chữa bệnh BHYT.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ông M cũng được hưởng BHYT, ông M
sẽ không được chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu như thuộc các trường hợp quy định
tại Điều 23 Luật BHYT.
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 1 và 3 nên thẻ của ông
4
giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ
giá trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
2.2. Chế độ bảo hiểm xã hội
Ông M thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHXH bởi lẽ: căn cứ điểm a khoản
1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, ông M người làm việc theo hợp đồng lao động,
đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ông M được hưởng các quyền lợi theo quy
định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể Chế độ bảo hiểm ốm đau nghỉ
dưỡng sức.
Về chế độ ốm đau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: Ông M đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ
ốm đau, bởi lẽ:
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm
đau: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động phải nghỉ việc và xác
nhận của sở khám bệnh, chữa bệnh thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát nên ông M phải vào viện điều trị 2
tháng. Và sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động – điều
này đồng nghĩa với việc ông M đã được sở y tế mình điều trị xác nhận về vấn đề
sức khỏe của ông. Như vậy ông M đủ các điều kiện để thể được hưởng chế độ ốm
đau theo chế độ BHXH.
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông M
được xác định tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần,
bởi lẽ:
Căn cứ Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được Ban hành kèm theo Thông
tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, vết thương
chiến tranh tái phát của ông M bệnh thuộc số thứ tự 316 “di chứng do vết thương
chiến tranh”, khiến ông phải nhập viện điều trị 2 tháng.
Theo đó, căn cđiểm a khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014: “Người lao
động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế
ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
5
Do đó, trong trường hợp này, thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau của
ông M là tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau của ông M được xác định như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 “người lao động hưởng chế độ
ốm đau theo quy định tại Khoản 1 điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này
thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc”. Theo đó, ông M được hưởng chế độ ốm đau ở mức
bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Cụ thể, ông M phải nhập viện điều trị vết thương chiến tranh tái phát vào
tháng 10/2022, do không đề cập cụ thể ngày nên được tính từ ngày đầu tiên của tháng
và mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của
tháng 9/2022. Trong trường hợp này, mức hưởng chế độ ốm đau sẽ tính theo công
thức quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH:
Mức hưởng = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng 9/2022 x 75% x2
Về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi: Do ông M thuộc trường hợp ốm đau do
mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nên theo điểm a khoản 2 Điều 29 Luật BHXH năm
2014 thì thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với ông M là 10 ngày.
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Theo quy định tại khoản 3 Điều 29
Luật BHXH năm 2014: “Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
một ngày bằng 30% mức lương sở”. Như vậy, theo quy định trên, mức hưởng
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của ông M= 30% mức lương sở x 10 ngày = 3 lần
mức lương cơ sở
2.3. Uu đãi xã hội
Ông M được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức hưởng như sau:
Căn cứ Phụ lục II kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy
định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp các chế độ ưu đãi ngườicông với cách mạng:
ông M suy giảm 61% khả năng lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng
3.174.000 đồng.
Các chế độ ưu đãi khác: hưởng như khi bị suy giảm 45% khả năng lao động
3. Khi ông M làm đơn xin nghỉ việc
6
3.1. Chế độ hưu trí
Thứ nhất, về điều kiện hưởng: Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm hội
2014 quy định:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật
này khi nghỉ việc đủ 20 năm đóng bảo hiểm hội trở lên được hưởng lương hưu
với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a
điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi bị suy giảm khả năng lao động
từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau
đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50
tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên;”
Trường hợp của ông M đã đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng lương
hưu khi bị suy giảm khả năng lao động:
Thời gian đóng bảo hiểm hội: ông M thời gian tham gia BHXH 30
năm: 25 năm khi làm bảo vệ tại công ty X (tính từ tháng 1/1998 khi ông M bắt đầu làm
bảo vệ cho công ty X đến tháng 01/2023 khi ông M xin nghỉ việc) và 05 năm tham gia
bảo hiểm xã hội trong thời gian công tác tại lực lượng vũ trang.
Độ tuổi: Vào thời điểm tháng 01/2023, khi làm đơn xin nghỉ việc ông M đã 57
tuổi.
Mức suy giảm khả năng lao động: Sau khi ra viện thì ông M được xác định là bị
suy giảm 61% khả năng lao động.
Thứ hai, về mức hưởng lương hưu hàng tháng của ông M:
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Mức lương hưu hàng
tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tỷ lệ mức lương hưu hàng tháng của ông M được xác định căn cứ theo
Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm hội 2014 điểm c Khoản 2 Điều 7 Nghị
định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Do ông M xin nghỉ hưu năm 2023, nên tỷ lệ hưởng lương hưu của ông M được
xác định là: 45% + (30 – 20) * 2 = 65%.
7
Tuy nhiên, Ông M nghỉ hưu trước tuổi 3 năm 9 tháng (Đủ 60 tuổi 9 tháng
tuổi nghỉ hưu của nam năm 2023 ), nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo
1
hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng lương hưu giảm là: 3 x 2 +1 = 7%. Do vậy, tỷ lệ
hưởng lương hưu của ông M chính thức là 65% - 7% = 58%.
Cuối cùng, mức lương hưu hàng tháng của ông M nhận được là: 58% x Bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
3.2. Chế độ BHYT
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng Người hưởng lương hưu(i)
theo điểm a Khoản 2 Điều 12 người công với cách mạng theo điểm d(ii)
Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Như vậy, ông M sẽ
đóng bảo hiểm y tế theo nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng và hưởng BHYT theo
mức hưởng của nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Mức đóng BHYT: căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung
năm 2014, ông M đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau
quy định tại Điều 12 của Luật này cho nên đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên
ông M được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12. Do đó,
ông M sẽ đóng BHYT theo mức của nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (Khoản 2
Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Cụ thể: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 13 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của
Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo
hiểm xã hội đóng;” Như vậy, tổ chức BHXH sẽ đóng BHYT cho ông M với mức đóng
tối đa bằng 6% tiền lương hưu.
Phạm vi được hưởng BHYT; Mức hưởng BHYT: Giống như khi suy giảm 45%
khả năng lao động
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 2 và 3 nên thẻ của ông
giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ
giá trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
1 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019
8
9
| 1/9

Preview text:

Đề bài: 06
Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 1/1998, ông
M vào làm bảo vệ cho công ty X. Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát, ông
phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61%
khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên tháng 1/2023, ông M làm đơn xin nghỉ việc.
Lúc này ông đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang có tham gia bảo
hiểm xã hội được chốt sổ là 5 năm.
Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành?
1. Các sự kiện làm phát sinh quyền lợi của ông M
Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Ông được hưởng
các chế độ: Ưu đãi xã hội, BHYT
Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát, ông phải vào viện điều trị 2
tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Ông được
hưởng các chế độ: Chế độ ưu đãi xã hội, BHYT, BHXH
Tháng 1/2023, ông M làm đơn xin nghỉ việc. Ông được hưởng chế độ: BHXH: Hưu trí, BHYT
1. Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động.
1.1. Ưu đãi xã hội
Ông M thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi đối với thương binh theo Điều 24
Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về Ưu đãi người có công với cách mạng (Sau đây
gọi tắt là Pháp lệnh), bởi ông M được xác định là thương binh, căn cứ điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh.
Theo đó, ông M được hưởng những chế độ sau:
Thứ nhất, trợ cấp hàng tháng:
Do mức suy giảm khả năng lao động của ông M là dưới 81% nên sẽ không
thuộc vào các trường hợp tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Như vậy ông
M với mức suy giảm lao động ban đầu là 45% thuộc trường hợp nêu tại điểm a về
“Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh”, cụ thể:
Về thời gian hưởng: Hưởng hàng tháng 1
Về mức hưởng: Căn cứ Phụ lục II kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của
Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công
với cách mạng: ông M suy giảm 45% khả năng lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp
hàng tháng là 2.343.000 đồng.
Thứ hai, chế độ ưu đãi khác: Căn cứ Khoản 2,3,4,5,6 Điều 24 Pháp lệnh, ông
M được hưởng các chế độ ưu đãi khác như sau:
Ưu đãi về bảo hiểm y tế: (Sẽ được làm rõ phần sau)
Ưu đãi về điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: Căn cứ khoản 3 điều
24 Pháp lệnh và Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC
theo đó: Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 81% là
đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Như vậy ông M thuộc
vào đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Hình thức hưởng: căn cứ Điều 6 Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì ông M có thể được
hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà (Khoản 1 Điều 6) hoặc điều
dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung (Khoản 2 Điều 6).
Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi
chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc
ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Mức hỗ
trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức
năng cần thiết được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021
(khoản 2 Điều 7 Nghị định 75/2021.
Hỗ trợ cải thiện nhà ở: Căn cứ khoản 1 Điều 99 Nghị định 131/2021/NĐ-CP,
căn cứ vào các hình thức hỗ trợ cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của ông M thì
Nhà nước sẽ hỗ trợ ông trong việc cải thiện nhà ở. 1.2. Chế độ BHYT
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng là người có công với cách mạng
theo điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật BHYT)
Mức đóng BHYT: Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 13 Luật BHYT: “Mức đóng
hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3
Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước
2
đóng;” Như vậy, ngân sách nhà nước sẽ đóng BHYT cho ông M với mức đóng tối đa
bằng 6% mức lương cơ sở.
Phạm vi được hưởng BHYT: căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật BHYT,
ông M được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau: (i) Khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; (ii) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Mức hưởng BHYT: căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT: “Người tham
gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của
Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong
phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
[…]”, Như vậy, ông M được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đăng ký
khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ông M cũng được hưởng BHYT, ông M
sẽ không được chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu như thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật BHYT.
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng ký
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 3 nên thẻ của ông có
giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng và nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ có giá
trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
2. Khi vết thương chiến tranh tái phát, phải nhập viện điều trị, sau đó suy
giảm 61% khả năng lao động
2.1. Chế độ Bảo hiểm y tế
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng là (i) lao động làm việc theo
hợp đồng không xác định thời hạn theo điểm a Khoản 1 Điều 12 và (ii) người có
công với cách mạng theo điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT. Như vậy, ông M sẽ
đóng bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng và
hưởng BHYT theo mức hưởng của nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Mức đóng BHYT: căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật BHYT, ông M đồng thời thuộc
nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này 3
cho nên đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà ông M được xác định theo thứ
tự của các đối tượng quy định tại Điều 12. Do đó, ông M sẽ đóng BHYT theo mức của
nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT).
Cụ thể: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Luật BHYT: “Mức đóng hằng tháng
của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền
lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3
[…]
”. Như vậy, ông M phải đóng 1/3 số tiền BHYT trên tổng tối đa 6% tiền lương hàng tháng..
Phạm vi được hưởng BHYT: căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật BHYT,
ông M được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau: (i) Khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; (ii) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Mức hưởng BHYT: căn cứ Điều 82 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều
22 Luật BHYT thì ông M thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nên được
hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế của đối tượng có mức hưởng cao nhất, nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Cụ thể, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008: “Người tham gia
BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật
này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm
vi được hưởng với mức hưởng như sau: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh […]”,
Như vậy, ông M được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ông M cũng được hưởng BHYT, ông M
sẽ không được chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu như thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật BHYT.
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng ký
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 1 và 3 nên thẻ của ông 4
có giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng và nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ có
giá trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
2.2. Chế độ bảo hiểm xã hội
Ông M thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHXH bởi lẽ: căn cứ điểm a khoản
1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, ông M là người làm việc theo hợp đồng lao động, là
đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ông M được hưởng các quyền lợi theo quy
định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể là Chế độ bảo hiểm ốm đau và nghỉ dưỡng sức.
Về chế độ ốm đau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: Ông M đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau, bởi lẽ:
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm
đau: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.

Tháng 10/2022, vì vết thương chiến tranh tái phát nên ông M phải vào viện điều trị 2
tháng. Và sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động – điều
này đồng nghĩa với việc ông M đã được cơ sở y tế mình điều trị xác nhận về vấn đề
sức khỏe của ông. Như vậy ông M đủ các điều kiện để có thể được hưởng chế độ ốm đau theo chế độ BHXH.
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông M
được xác định là tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, bởi lẽ:
Căn cứ Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được Ban hành kèm theo Thông
tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, vết thương
chiến tranh tái phát của ông M là bệnh thuộc số thứ tự 316 “di chứng do vết thương
chiến tranh”, khiến ông phải nhập viện điều trị 2 tháng.
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014: “Người lao
động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế
ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
5
Do đó, trong trường hợp này, thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau của
ông M là tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau của ông M được xác định như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 “người lao động hưởng chế độ
ốm đau theo quy định tại Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này
thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Theo đó, ông M được hưởng chế độ ốm đau ở mức
bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Cụ thể, ông M phải nhập viện và điều trị vết thương chiến tranh tái phát vào
tháng 10/2022, do không đề cập cụ thể ngày nên được tính từ ngày đầu tiên của tháng
và mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của
tháng 9/2022. Trong trường hợp này, mức hưởng chế độ ốm đau sẽ tính là theo công
thức quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH:
Mức hưởng = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng 9/2022 x 75% x2
Về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi: Do ông M thuộc trường hợp ốm đau do
mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nên theo điểm a khoản 2 Điều 29 Luật BHXH năm
2014 thì thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với ông M là 10 ngày.
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Theo quy định tại khoản 3 Điều 29
Luật BHXH năm 2014: “Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”
. Như vậy, theo quy định trên, mức hưởng
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của ông M= 30% mức lương cơ sở x 10 ngày = 3 lần mức lương cơ sở 2.3. Uu đãi xã hội
Ông M được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức hưởng như sau:
Căn cứ Phụ lục II kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy
định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:
ông M suy giảm 61% khả năng lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 3.174.000 đồng.
Các chế độ ưu đãi khác: hưởng như khi bị suy giảm 45% khả năng lao động
3. Khi ông M làm đơn xin nghỉ việc 6
3.1. Chế độ hưu trí
Thứ nhất, về điều kiện hưởng: Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật
này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và
điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động

từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau
đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50
tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên;”
Trường hợp của ông M đã đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng lương
hưu khi bị suy giảm khả năng lao động:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội: ông M có thời gian tham gia BHXH là 30
năm: 25 năm khi làm bảo vệ tại công ty X (tính từ tháng 1/1998 khi ông M bắt đầu làm
bảo vệ cho công ty X đến tháng 01/2023 khi ông M xin nghỉ việc) và 05 năm tham gia
bảo hiểm xã hội trong thời gian công tác tại lực lượng vũ trang.
Độ tuổi: Vào thời điểm tháng 01/2023, khi làm đơn xin nghỉ việc ông M đã 57 tuổi.
Mức suy giảm khả năng lao động: Sau khi ra viện thì ông M được xác định là bị
suy giảm 61% khả năng lao động.
Thứ hai, về mức hưởng lương hưu hàng tháng của ông M:
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Mức lương hưu hàng
tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tỷ lệ mức lương hưu hàng tháng của ông M được xác định căn cứ theo
Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm c Khoản 2 Điều 7 Nghị
định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Do ông M xin nghỉ hưu năm 2023, nên tỷ lệ hưởng lương hưu của ông M được
xác định là: 45% + (30 – 20) * 2 = 65%. 7
Tuy nhiên, Ông M nghỉ hưu trước tuổi là 3 năm 9 tháng (Đủ 60 tuổi 9 tháng là
tuổi nghỉ hưu của nam năm 20231), nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo
hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng lương hưu giảm là: 3 x 2 +1 = 7%. Do vậy, tỷ lệ
hưởng lương hưu của ông M chính thức là 65% - 7% = 58%.
Cuối cùng, mức lương hưu hàng tháng của ông M nhận được là: 58% x Bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 3.2. Chế độ BHYT
Ông M tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng là (i) Người hưởng lương hưu
theo điểm a Khoản 2 Điều 12 và (ii) là người có công với cách mạng theo điểm d
Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Như vậy, ông M sẽ
đóng bảo hiểm y tế theo nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng và hưởng BHYT theo
mức hưởng của nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Mức đóng BHYT: căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung
năm 2014, ông M đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau
quy định tại Điều 12 của Luật này cho nên đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên
mà ông M được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12. Do đó,
ông M sẽ đóng BHYT theo mức của nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (Khoản 2
Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Cụ thể: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 13 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của
Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo
hiểm xã hội đóng;”
Như vậy, tổ chức BHXH sẽ đóng BHYT cho ông M với mức đóng
tối đa bằng 6% tiền lương hưu.
Phạm vi được hưởng BHYT; Mức hưởng BHYT: Giống như khi suy giảm 45% khả năng lao động
Thời gian hưởng BHYT của ông M: căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật BHYT, thời
gian hưởng sẽ phụ thuộc vào thời hạn ghi trên thẻ BHYT, kể từ ngày ông M đăng ký
tham gia BHYT. Do ông M thuộc đối tượng tham gia tại Khoản 2 và 3 nên thẻ của ông
có giá trị sử dụng lần đầu từ kể từ ngày đóng và nếu ông tiếp tục đóng tiếp thì thẻ có
giá trị sử dụng từ ngày hết hạn của thẻ trước.
1 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 8 9