Tài liệu tóm tắt chương 3 học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Sản xuất hàng hóa ra đời từ rất lâu nhưng phải đến giai đoạn phát triển của CNTB, sản xuất hàng hóa mới trở thành thống trị và thúc đẩy xã hội loài người phát triển vượt trội. Như vậy, phương thức sản xuất TBCN lấy sản xuất hàng hóa làm nền tảng. Nhưng không phải sản xuất hàng hóa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa trở thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi thỏa mãn hai điều kiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HCMIU)
Trường: Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 3
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
1. Phân tích đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sản xuất hàng hóa ra đời từ rất lâu nhưng phải đến giai đoạn phát triển của CNTB, sản
xuất hàng hóa mới trở thành thống trị và thúc đẩy xã hội loài người phát triển vượt trội.
Như vậy, phương thức sản xuất TBCN lấy sản xuất hàng hóa làm nền tảng. Nhưng không
phải sản xuất hàng hóa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa trở
thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi thỏa mãn hai điều kiện:
- Sản phẩm với tư cách là hàng hóa và hàng hóa với tư cách là sản phẩm của tư bản.
- Sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của việc sản xuất.
Từ 2 điều trên sẽ dẫn đến: tư liệu sản xuất giờ đây dưới hình thái tư bản và lao động nói
chung dưới hình thái lao động làm thuê. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động trở thành
hai nhân tố cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Nguồn gốc, các hình thức biểu hiện và mục đích nghiên cứu lý luận giá trị
thặngdư của Karl Marx.
-Nguồn gốc GTTD: có sự tranh luận giữa các trường phái 2 vấn đề:
+ Vấn đề thứ nhất: giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất hay lưu thông (chủ nghĩa trọng
thương, chủ nghĩa trọng nông, trường phái tư sản cổ điển).
+ Vấn đề thứ 2: yếu tố nào tạo ra giá trị thặng dư: nhà tư bản, lao động làm thuê, máy
móc thiết bị, khoa học kỹ thuật, vốn nhà tư bản bỏ ra…
Karl Marx kết luận: giá trị thặng dư TBCN được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nhưng
phải có lưu thông thì giá trị thặng dư mới thực hiện được. K. Marx cũng chỉ ra rằng, lao
động làm thuê của công nhân là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư TBCN.
- Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư TBCN: lợi nhuận, lợi tức, địa tô.
- Mục đích nghiên cứu giá trị thặng dư TBCN:
+ Giai cấp công nhân là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nhưng nhà tư bản là người
hưởng thành quả đó do họ chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, đó là sự bất công.
+ Giai cấp công nhân phải liên kết lại, tổ chức chính đảng của mình – Đảng cộng sản
để lật đổ giai cấp tư sản, đưa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
3. Phân tích tư bản là gì và mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
- Tư bản là sự vận động của giá trị nhằm mang lại giá trị thặng dư. Sự vận động này
theo công thức (T-H-T’, với T’ = T + T).
Giá trị ở đây là hàng hóa, giá trị ở đây là tiền, nhưng hàng hóa (H) và tiền (T) ở đây
nhằm mang lại giá trị thặng dư (T). Mác nói rằng: “Nếu không mang hình thái hàng
hóa, tiền không thể trở thành tư bản được”. [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang
202, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984].
Như vậy, hàng hóa (H), tiền (T) có chức năng sinh ta giá trị thặng dư. H, T làm chức
năng này gọi là tư bản.
- Công thức chung của tư bản: T-H-T’ (với T’=T+T).
Các nhà tư bản bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào đều vận động chung công thức (TH-
T’), bắt đầu bằng số tiền bỏ ra, sau đó mục đích là T’ (T’=T+T). K. Marx gọi đó là công thức chung của tư bản.
- Mâu thuẫn công thức chung: tranh cãi về nguồn gốc T là mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
+ Trường phái Trọng thương cho rằng lưu thông tạo ra T.
+ Trường phái Trọng nông cho rằng chỉ có sản xuất nông nghiệp mới tạo ra T.
+ Trường phái tư sản cổ điển cho rằng T tạo ra trong lĩnh vực sản xuất.
+ Karl Marx: T tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nhưng cần phải có lưu thông mới thực hiện được.
4. Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Tại sao hàng hóa sức lao
động lại đặc biệt?
- “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ thể chất và tinh thần tồn tại trong một
cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang 218,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1984].
Năng lực lao động chưa phải là lao động, năng lực lao động chỉ mới là khả năng lao động mà thôi.
- Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động phải được tự do: Nhà tư bản (chủ tiền) tìm trên thị trường mua hàng
hóa sức lao động. Người sở hữu sức lao động (người lao động) muốn bán phải chi phối
được sức lao động của mình nên phải là người tự do. Thế kỷ 19 (thời Karl Marx), nô lệ là
mặt hàng mua bán nhộn nhịp trên thế giới, cho nên người lao động phải được tự do mới có
quyền bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
+ Người lao động bị buộc phải tự nguyện bán sức lao động: do họ không có gì để sống
ngoài bán sức lao động. Muốn sống họ buộc phải tự nguyện. Buộc là không có gì để sống
phải bán, tự nguyện vì họ là người tự do nên bán trên tinh thần tự nguyện, không có yếu tố bên ngoài ép buộc.
- Sức lao động là hàng hóa đặc biệt, bởi vì:
+ Hàng hóa người tồn tại trong cơ thể con người, không nhìn thấy được. Hàng hóa này
thể hiện khi bước ra khỏi quá trình lao động với tư cách là sản phẩm.
+ Hàng hóa này chỉ bán trong một thời gian nhất định trong ngày mà thôi. + Khi
bán sức lao động, người bán vẫn không từ bỏ quyền sở hữu sức lao động ấy +
Hàng hóa có giá trị tinh thần, lịch sử.
5. Tại sao nghiên cứu hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn
công thức chung của tư bản.
Mâu thuẫn công thức chung của tư bản là tranh luận T tạo ra trong sản xuất hay lưu
thông. Vì công thức T-H-T’ nhầm tưởng chỉ phản ánh trong lưu thông.
Karl Marx kết luận rằng, nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất nhưng cần phải có lưu thông thì giá trị thặng dư mới thực hiện được. Công thức chung
của tư bản ẩn chứa cả sản xuất và lưu thông, gồm 3 giai đoạn: lưu thông mua hàng, sản
xuất và lưu thông bán hàng. TLSX
T - H ……SX…… H’ – T’ SLĐ
Lưu thông mua hàng sản xuất lưu thông bán hàng
Marx chỉ ra rằng: nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động công nhân làm thuê
tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Và phải có lưu thông thì mới thực hiện được sản xuất giá
trị thặng dư. Nghiên cứu hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là khi sử dụng nó, nó
tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị bản thân nó. Đây là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Vì vậy, nghiên cứu hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công
thức chung của tư bản. 6.
Giải thích: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể
xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không
phải trong lưu thông” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang 218, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984].
Tư bản xuất hiện trong sản xuất nhưng phải có lưu thông mới thực hiện được. Mác giải
thích: “Toàn bộ quá trình ấy, việc chuyển hóa tiền của hắn thành tư bản, diễn ra trong lĩnh
vực lưu thông và cũng không diễn ra trong lĩnh vực đó. Nhờ lưu thông – vì quá trình đó
được quyết định bởi việc mua sức lao động trên thị trường hàng hóa. Không diễn ra trong
lưu thông – vì lưu thông chỉ chuẩn bị cho quá trình làm tăng giá trị, nhưng việc tăng giá
trị thì lại diễn ra trong quá trình sản xuất” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang
252, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984]. 7.
Nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị mới và thuộc về nhà
tưbản. Điều này có tạo ra sự bất công cho người lao động hay không?
Nhà tư bản và người chủ sức lao động thực hiện mua bán hàng hóa sức lao động với
thỏa thuận về thời gian làm việc, điều kiện làm việc và mức tiền công... Hai bên làm đúng
những thỏa thuận như đã cam kết. Nhà tư bản thu được giá trị thặng dư là hợp lý và không
có bất công gì với người bán sức lao động. Marx viết: “…giá trị do việc tiêu dùng sức lao
động trong một ngày tạo ra sẽ gấp đôi giá trị hằng ngày của bản thân sức lao động đó, -
tình hình ấy chỉ là một điều may mắn đặc biệt cho người mua, chứ không phải một sự bất
công gì đối với người bán” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang 251, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984]. 8.
Phân tích tại sao nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị (nguyên
tắcngang giá), và không có sự bất công cho người bán mà vẫn được cho là bóc lột sức lao động làm thuê?
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư phải dựa trên nguyên tắc mua bán, trao
đổi ngang giá. Marx viết: “Tất cả những điều kiện của bài tính được tôn trọng, và những
quy luật của trao đổi hàng hóa không hề vi phạm, vật ngang giá được trao đổi lấy vật ngang
giá. Với tư cách là người mua, nhà tư bản đã mua từng hàng hóa – bông, cọc sợi, sức lao
động – theo đúng giá trị của nó” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang 251, NXB
Sự thật, Hà Nội, 1984]. Mặt khác, nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị bản thân nó và thuộc về nhà tư bản, điều này không bất công gì cho
người bán – người lao động, nhưng điều kiện làm việc gọi là hợp pháp đến giữa thế kỷ 19
đồng nghĩa với sự bóc lột sức lao động.
- Trẻ em 9 tuổi đã vào công xưởng làm việc thay vì đến trường.
- Ngày lao động: Luật công xưởng nước Anh 1833 (15h/ngày), 1847-1848
(12h/ngày),1850 (10h/ngày). Đến 1886 mới áp dụng ngày làm việc 8h đầu tiên tại Hoa Kỳ.
- Tiền công rẻ mạt, giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản.
Cho nên: việc sản xuất giá trị thặng dư TBCN là sự bóc lột sức lao động giai cấp công nhân.
9. Thế nào là nhà tư bản. Có nên khuyến khích các nhà tư bản phát triển ở Việt Nam
hiện nay? - Nhà tư bản là:
+ Người chủ tiền công thức T-H-T’. Người chủ tiền khác với người dùng tiền của mình.
Tiền trong công thức T-H-T’ có thể là tiền huy động cổ phần, tiền vay hoặc bất cứ khoản
nào mà nhà tư bản làm chủ công thức đó.
+ Có quy mô đủ lớn để không trực tiếp vào quá trình sản xuất. Nhà tư bản trở thành kẻ
tập hợp, chỉ huy lao động, tức là chỉ huy sức lao động đang hoạt động để sản xuất giá trị thặng dư.
Khi người chủ tiền công thức T-H-T’ nhưng quy mô chưa đủ lớn thì để không tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất gọi là tiểu tư sản. -
Có nên khuyến khích các nhà tư bản phát triển ở Việt Nam hiện nay hay không?
+ Trước đổi mới (12/1986), Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp, xóa bỏ triệt để sự tồn tại của các nhà tư bản, tiểu chủ. Việt Nam rơi vào khủng
hoảng kinh tế xã hội do quan hệ sản xuất không thích hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Từ Đại hội VI (12/1986): Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước, phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần. Đến đại hội IX (2001), Đảng đã xác định mô hình kinh tế Việt
Nam trong thời kỳ quá độ là Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam, thành phần kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển không giới hạn.
Đặc biệt, Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 03/06/2017, Đảng đã xác định Phát triển kinh
tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Kết luận: từ khi “đổi mới”, Việt Nam từ chỗ xóa bỏ, cấm đoán các nhà tư bản, tiểu tư
sản tồn tại thành thừa nhận, phát triển một số ngành, một số lĩnh vực nhất định. Đến nay,
Đảng đã xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Các nhà tư bản được khuyến khích phát triển không hạn chế miễn là
tuân thủ chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt Nam.
10. Tại sao nói tiền công bị nhầm tưởng là giá cả của lao động. Người lao động cần
phải làm gì để cải thiện tiền công?
- Phân biệt người lao động, sức lao động và lao động.
+ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ thể chất và tinh thần tồn tại trong một
cơ thể, trong một con người đang sống. Sức lao động tồn tại ở trạng thái loãng trong người lao động.
+ Sức lao động tồn tại trong người lao động.
+ Lao động là tiêu dùng sức lao động
+ Người lao động vận dụng sức lao động để sản xuất ra sản phẩm có ích gọi là lao động.
- Tại sao nói tiền công bị nhầm tưởng là giá cả của lao động.
Nhà tư bản (chủ tiền) đi mua hàng hóa sức lao động trên thị trường, nhưng họ không
gặp sức lao động mà họ gặp người lao động (chủ sức lao động). Để thực hiện việc mua bán
này, nhà tư bản bắt người lao động phải lao động trong thời gian đã thỏa thuận, nghĩa là
bắt người lao động phải tiêu dùng sức lao động hay người lao động phải lao động. Vì vậy,
người ta nhầm tưởng tiền công là giá cả của lao động.
Marx viết: “Tiền công xóa bỏ mọi vết tích phân chia ngày lao động thành lao động
cần thiết và lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không công.
Toàn bộ lao động thể hiện ra như là lao động được trả công” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển
1, phần 2, trang 45, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984].
- Người lao động cần phải làm gì để cải thiện tiền công.
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Giá cả hàng hóa sức lao động phụ
thuộc vào 2 yếu tố: (1). Giá trị hàng hóa sức lao động và (2) Cung cầu hàng hóa sức lao
động trên thị trường.
Cung cầu có xu hướng cân bằng nhau cho nên giá cả hàng hóa sức lao động phản ánh
giá trị hàng hóa sức lao động.
Để nâng cao được giá trị hàng hóa sức lao động của mình, người lao động phải nâng
cao giá trị sử dụng. Một số biện pháp nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: (1)
Kiến thức. (2) Kỹ năng. (3) Thái độ.
11.Phân tích các cặp tư bản bất biến, tư bản khả biến; tư bản cố định, tư bản lưu động.
Mối quan hệ giữa các cặp tư bản đó và ý nghĩa rút ra.
- Tư bản là sự vận động của giá trị nhằm mang lại giá trị thặng dư. Giá trị ở đây
là hàng (H), giá trị ở đây là tiền (T) vận động theo công thức (T-H-T’). Khi nhắc tới
các cặp tư bản: tư bản bất biến và tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động thì
tư bản ở hình thái hàng hóa (H).
Tư bản bất biến (C): là bộ phận biến thành tư liệu sản xuất, tức là thành nguyên liệu,
vật liệu phụ và tư liệu lao động, không thay đổi đại lượng giá trị của nó. Tư bản bất biến
tuy không thay đổi về giá trị nhưng lại thay đổi về giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng cũ biến
đi để rồi lại xuất hiện dưới một hình thái giá trị sử dụng mới.
Tư bản khả biến (V): bộ phận tư bản biến thành sức lao động lại thay đổi giá trị của
nó trong quá trình sản xuất. Nó tái sản xuất ra vật ngang giá với bản thân nó và ngoài ra
còn sản xuất ra một số dư, tức là giá trị thặng dư.
Tư bản cố định (C1): là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng…về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển
dần vào sản phẩm mới thông qua khấu hao.
Tư bản lưu động (C2): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động…giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm mới.
- Mối quan hệ giữa các cặp tư bản: T – H – T’
Tư bản bất biến (C=C1+C2) Tư bản khả biến (V) Tư bản cố định (C1)
Tư bản lưu động (C2 + V) -
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
+ Phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến: nhằm tìm ra nguồn
gốc của giá trị thặng dư. Tư bản khả biến (v) là nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư.
Vai trò của tư bản bất biến là tiêu dùng sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư. “Tư bản bất
biến chỉ tồn tại để thu hút lao động, và với mỗi giọt lao động thì thu hút được một lượng
giá trị thặng dư tương ứng” [Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, phần 1, trang 327, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984].
+ Phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động: phục vụ cho việc quản
lý trong sản xuất kinh doanh. Tư bản cố định bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc ra đời với chất lượng, năng suất ngày
càng cao nhưng giá lại ngày càng rẻ. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp sẽ giúp
nhà tư bản tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
12.Tỷ suất giá trị thặng dư và ý nghĩa rút ra?
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương
ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m’. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là:
Ý nghĩa: tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh chính xác mức độ tư bản bóc lột sức lao
động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân.
Khối lượng giá trị thặng dư: là tích số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã
được sử dụng. Ký hiệu M. MV Hoặc M = m’ x V
v: giá trị tư bản khả biến cho 1 giá trị sức lao động V:
Tổng tư bản khả biến.
13.Tuần hoàn, chu chuyển tư bản là gì?. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn
và chu chuyển tư bản?
- Tuần hoàn tư bản: là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang
ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năm khác nhau rồi quay lại với hình thái ban
đầu có kèm theo giá trị thặng dư. TLSX
T - H ……SX…… H’ – T’ SLĐ GĐ2: Sản xuất GĐ3: lưu thông GĐ1: Lưu thông
Tư bản 琀椀 ền tệ Tư b Tản s ư b ả ả n x n uất hàng hóa
- Chu chuyển tư bản: là quá trình tuần hòa tư bản lặp đi lặp lại không ngừng.
+ Thời gian chu chuyển = thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông.
+ Tốc độ chu chuyển: là số vòng (lần) chu chuyển tư bản trong 1 năm. CH n = ch
n: số vòng chu chuyển CH: thời gian
trong năm ch: thời gian cho 1 vòng chu chuyển.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là 2 mặt chất và lượng trong sự vận động của
tư bản. Tuần hoàn tư bản nghiên cứu mặt chất, chu chuyển tư bản nghiên cứu mặt lượng
trong sự vận động của tư bản.
14. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Tại sao giá trị thặng dư siêu ngạch là
hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Cho ví dụ về giá trị thặng dư
siêu ngạch? Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là phương pháp được thực hiện
trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi.
Ngày lao động trong lịch sử là đơn vị không cố định. Ngày lao động theo Luật công
xưởng nước Anh (1833) là 15h (từ 5h30 – 20h30). Giai đoạn 1844-1847 ngày lao động là
12h. Từ 01/1848 ngày lao động còn 11h. Năm 1886, ngày lao động còn 8h tại Hoa Kỳ.
Như vậy trong thời gian đầu, luật pháp quy định ngày lao động quá dài để tìm cách thu
được nhiều giá trị thặng dư nhất có thể. Khi phong trào công nhân đấu tranh thì ngày lao
động mới rút xuống dần dần và cố định còn 8h như ngày nay.
Thời gian lao động cần thiết (6h) Thời gian lao động thặng dư (6h) Ngày lao động 12h
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: được thực hiện bằng cách rút ngắn
thời gian cần thiết lại để kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng
năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Thời gian lao động cần thiết (6h) Thời gian LĐTD (2h)
Thời gian lao động cần thiết (4h) Thời gian LĐTD (4h)
Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá thị trường của nó. Marx gọi
giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, cùng dựa
trên cơ sở tăng năng suất lao động, tuy nhiên có một số điểm khác biệt.
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư tương đối
Do tăng NSLĐ cá biệt, do khai phá 1 ngành Do tăng năng suất lao động xã hội kinh doanh mới
Nhà tư bản cá biệt thu được
Toàn bộ giai cấp tư bản thu được
Quan hệ nhà tư bản với công nhân
Quan hệ giai cấp tư bản với giai cấp công nhân
- Ví dụ về giá trị thặng dư siêu ngạch: Facebook
+ Khai phá 1 ngành kinh doanh mới: Facebook ra đời 2004. Tháng 5/2005 gây quỹ đầu
tư được 13,7 triệu USD. Cuối năm 2010 có hơn 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng và vượt mốc
2 tỷ người dùng 5 năm sau đó. Đến 2019 có 2,45 tỷ người dùng hàng tháng. Tháng 5/2012
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thu được 5 tỷ USD. Đến cuối năm 2019, vốn hóa
của Facebook lên đến 587 tỷ USD.
+ Lợi nhuận của facebook (2018) là 22,111 tỷ USD.
+ Mức lương trung bình: facebook trả trung bình cho nhân viên hơn 200.000 USD/người/năm.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
+ Luật lao động các quốc gia có xu hướng giảm thời gian làm việc (hiện nay có quốc
gia chỉ còn 35 giờ/tuần). Nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư thì phải tìm cách
tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tăng dẫn đến giá cả hàng hóa giảm, người tiêu
dùng được lợi. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp
trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
+ Khuyến khích phát triển các ngành kinh doanh mới vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa
đạt được giá trị thặng dư siêu ngạch.
15.Tích lũy tư bản là gì? Phân biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản.
- Tích lũy tư bản: là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản (tư bản phụ
thêm) – hay tư bản đẻ ra tư bản.
- Tích lũy tư bản bao gồm: tích tụ và tập trung tư bản.
+ Tích tụ tư bản: là tích lũy tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt.
+ Tập trung tư bản: là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
- So sánh tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản Tập trung tư bản
Giống nhau: cùng làm tăng quy mô của tư bản
Khác nhau: giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
Làm tăng quy mô của tư bản cá biệt đồng Chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
thời làm tăng quy mô tư bản xã hội
(thay đổi sự sắp xếp về lượng của các bộ
phận cấu thành của tư bản xã hội)
Thông qua quá trình tái sản xuất, kinh Thông qua cạnh tranh, thông qua góp doanh mở rộng.
vốn, thông qua sáp nhập…
Tư bản lớn lên chậm
Tư bản lớn lên nhanh
Phục vụ mục đích ra đời các ngành có
lượng tư bản lớn hoặc các công ty cổ phần
16.Cấu tạo hữu cơ tư bản là gì? Sự khác nhau giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị
của tư bản. Tại sao cấu tạo hữu cơ ngày càng tăng nhưng không xảy ra thất nghiệp tràn lan.
- Để hiểu về cấu tạo hữu cơ của tư bản, trước tiên tìm hiểu về cấu tạo kỹ thuật và
cấu tạo giá trị của tư bản.
+ Cấu tạo kỹ thuật của tư bản (c/v) là tỷ lệ được tính bằng số lượng nhân công đảm
nhận khối lượng máy móc.
+ Cấu tạo giá trị của tư bản (c/v) là tỷ lệ được tính bằng tiền (tiền mua tư liệu sản xuất
và tiền trả lương cho nhân công)
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật
quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
- Sự khác nhau giữa cấu tạo giá trị và cấu tạo kỹ thuật của tư bản: cùng cấu tạo kỹ
thuật nhưng cấu tạo giá trị khác nhau và ngược lại.
- Tại sao cấu tạo hữu cơ ngày càng tăng nhưng không xảy ra thất nghiệp tràn lan.
Karl Marx phân tích chủ nghĩa tư bản giai đoạn đại công nghiệp giữa thế kỷ 19. Thời
kỳ này chỉ một vài quốc gia công nghiệp hóa dưới tác động của cuộc CMCN lần thứ nhất.
Marx đã chỉ ra xu hướng vận động vận động ngày càng tăng trong cấu tạo hữu cơ của tư bản.
CMCN lần thứ 2 bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, với sự ra đời của điện và động cơ đốt trong,
các ngành sản xuất được mở rộng gấp nhiều lần và lao động thu hút vào những ngành mới,
vấn đề thất nghiệp đã được giải quyết ổn.
CMCN lần 3 từ cuối thế kỷ với sự phát triển công nghệ thông tin và internet, sản xuất
đi vào tự động hóa, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng. Xã hội bước vào giai đoạn
hậu công nghiệp, ngành dịch vụ phát triển và chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế.
Lao động và việc làm dịch chuyển từ ngành công nghiệp sang ngành dịch vụ, vấn đề thất
nghiệp vẫn giải quyết được.
CMCN lần 4 bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ 21, hứa hẹn quá trình tự động hóa sẽ đi vào
ngành dịch vụ, thay thế lao động, và đây là một thách thức hiện nay ở các quốc gia.
17.Chi phí sản xuất TBCN khác chi phí thực tế xã hội như ra sao. Mối quan hệ
giữa T, m, p, z và r. -
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa khác với chi phí thực tế xã hội ra sao:
Chi phí sản xuất TBCN (k) là chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Chi
phí sản xuất bao gồm chi phí mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). (k=c+v).
Chi phí thực tế xã hội là chi phí lao động xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Adam Smith
nói rằng hàng hóa là một lượng lao động nhất định được cất giữ lại để sử dụng khi cần
thiết vào một dịp khác. Như vậy, chi phí thực tế gồm chi phí lao động quá khứ, tức là lao
động đã được vật hóa, tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c) và lao động hiện tại (lao động
sống), tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m). Cho nên chi phí lao động là chi phí thực
tế xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa (c+v+m).
Chi phí sản xuất TBCN
Chi phí thực tế xã hội k = c+v G = c+v+m
Chi phí SX TBCN < giá trị hàng hóa
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Nhà tư bản chỉ bỏ chi phí SX ra, không tham v là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nên
gia vào quá trình sản xuất GTTD, nhà tư bản đứng về mặt xã hội mà xét phải quan tâm
chỉ quan tâm bỏ bao nhiêu tư bản (c+v) chứ đến nguồn gốc sản sinh ra nó, tức là lao động
không quan tâm hao phí hết bao nhiêu lao của người SX, từ đó có chính sách phân phối động xã hội.
kết quả lao động hợp lý.
Chi phí sản xuất (k=c+v) là nguồn gốc sinh v là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. ra lợi nhuận.
- Mối quan hệ giữa T, m, p, z, r.
T – H – T’, T’ = T + T Lợi nhuận bình
Độc quyền tư hữu ruộng
đất tạo ra lợi nhuận siêu quân ( )
ngạch. Phần lợi nhuận siêu
ngạch này nhà tư bản phải
trả cho địa chủ dưới hình thức địa tô (r) Lợi nhuận công nghiệp Lợi nhuận thương nghiệp (
18.Tỷ suất lợi nhuận là gì?. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận? - Tỷ suất
lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị tư bản ứng trước (ký hiệu là p’).
Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi của nhà tư bản.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
+ Tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư tác động cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng tăng.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến. Tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
19. Nguyên nhân hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
- Cạnh tranh giữa các ngành san bằng tỷ suất lợi nhuận cá biệt, hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác
nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Khi một ngành kinh doanh nào đó có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ thu hút nhiều tư bản
đầu tư vào và những ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp tư bản có xu hướng
dịch chuyển sang ngành khác. Sau một thời gian sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và
tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là p’. x100 (%)
- Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, ký hiệu là p.
Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính: x k
- Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị Giá cả sản
hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. xuất
20.Lợi nhuận thương nghiệp TBCN là gì? Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp
TBCN. Sự khác nhau của lợi nhuận thương nghiệp TBCN với lợi nhuận thương nghiệp trước TBCN.
Lợi nhuận thương nghiệp TBCN là một phần lợi nhuận được sáng tạo ra trong sản
xuất do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp để tư bản thương
nghiệp thực hiện chức năng tiêu thụ hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư sáng tạo ra trong
lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp trả cho nhà tư bản thương nghiệp.
Sự khác nhau giữa lợi nhuận thương nghiệp TBCN và lợi nhuận thương nhân.
Tư bản thương nhân (tư bản thương nghiệp trước TBCN) là hình thức tồn tại lâu đời
nhất của tư bản. Tư bản thương nhân bị cột chặt vào lĩnh vực lưu thông vì chức năng của
nó chỉ làm “môi giới” cho việc trao đổi hàng hóa, nên sự tồn tại của nó chỉ cần có lưu thông
hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Sự phát triển của tư bản thương nhân độc lập với với tư bản
sản xuất và sự phát triển này tỷ lệ nghịch với sự phát triển chung của xã hội. Quy luật của
lợi nhuận thương nghiệp là mua rẻ bán đắt chứ không dựa trên nguyên tắc ngang giá. Tư
bản thương nhân chiếm hữu tuyệt đại bộ phận của giá trị thặng dư.
Tư bản thương nghiệp TBCN, (1) lưu thông chi phối được sản xuất nghĩa là quá trình
sản xuất hoàn toàn dựa trên lưu thông, còn lưu thông chỉ là một yếu tố, một giai doạn quá
độ của sản xuất và (2) quá trình sản xuất đã sáp nhập với lưu thông, lưu thông chỉ là sự
thực hiện sản phẩm đã được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa. Ở đây, hình thái tư bản do
lưu thông trực tiếp sinh ra chỉ là một trong các hình thái tư bản trong quá trình tái sản xuất
của nó. Lợi nhuận thương nghiệp TBCN được tạo ra dựa trên nguyên tắc ngang giá.
Ở giai đoạn đầu của xã hội tư bản chủ nghĩa, thương nghiệp thống trị công nghiệp;
trong xã hội hiện đại thì ngược lại. Thương nghiệp TBCN ra đời theo 3 cách: (1) Thương
nhân trực tiếp trở thành nhà công nghiệp, điều đó diễn ra trong ngành thủ công nghiệp dựa
trên thương nghiệp, đặc biệt trong ngành sản xuất xa xỉ phẩm. (2) Thương nhân biến các
tiểu chủ thành những người trung gian của mình. (3) Nhà công nghiệp trở thành thương nhân trực tiếp.
21.Lợi tức và tỷ suất lợi tức TBCN là gì? Tại sao lợi tức TBCN là một phần lợi nhuận
bình quân. Lợi tức TBCN khác với lợi tức trước TBCN như thế nào?.
- Lợi tức TBCN là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản hoạt động (đi vay) phải
trả cho nhà nhà tư bản cho vay trong một thời gian nhất định. Nhà tư bản đi vay có thể
là tư bản công nghiệp hay tư bản thương nghiệp. Sự biến đổi của lợi tức tỷ lệ nghịch
với lợi nhuận bình quân.
Lợi tức TBCN thấp thường tương ứng với thời kỳ hưng thịnh hoặc là thời kỳ lợi nhuận
siêu ngạch; lợi tức cao tương ứng với thời kỳ quá độ từ hưng thịnh đến giai đoạn chu
kỳ tiếp theo sau của nó, và sau hết mức tối đa của lợi tức đạt tới việc tối đa tương ứng
với giai đoạn khủng hoảng. Mặt khác, lợi tức thấp lại trùng với trạng thái đình trệ của kinh doanh.
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (tính theo
tháng, quý, năm…) ký hiệu là z’. Tỷ suất lợi tức cao nhất trong thời kỳ khủng hoảng.
- Lợi tức phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân thì nhà tư bản với vay vốn để sản xuất kinh
doanh. Nếu lợi tức lớn hơn lợi nhuận bình quân thì nhà tư bản đi vay sẽ không thể vay
do mức lợi tức cao hơn lợi nhuận bình quân. Mác viết: “dù sao thì cũng phải coi tỷ suất
lợi nhuận trung bình là giới hạn tối đa cuối cùng của lợi tức”.
- Lợi tức TBCN thúc đẩy sản xuất kinh doanh do tỷ suất lợi tức phải thấp hơn tỷ suất lợi
nhuận bình quân. Còn lợi tức trước TBCN chủ yếu cho vay nặng lãi, mức tỷ suất
lợi tức cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân từ đó triệt tiêu sản xuất phát triển. Nên chủ
ngân hàng được trọng vọng còn những kẻ cho vay nặng lãi bị nguyền rủa.
22.Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Địa tô tư bản chủ nghĩa gồm những loại nào. Nguyên
nhân hình thành địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch. Nguồn gốc của địa tô TBCN.
- Địa tô TBCN là phần tiền thuê đất đai, hầm mỏ…mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ.
- Địa tô tư bản chủ nghĩa có nhiều loại: (1) Địa tô ruộng đất TBCN. (2) Địa tô hầm mỏ. (3). Địa tô xây dựng.
- Địa tô ruộng đất TBCN bao gồm: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch.
+ Địa tô chênh lệch: là kết quả của hiệu suất khác nhau giữa các tư bản ngang nhau
đầu tư vào ruộng đất nhưng có độ phì nhiêu khác nhau. Nó là sự chênh lệch kết quả
giữa các ruộng đất từ loại đất xấu nhất đến loại đất tốt nhất.
+ Địa tô tuyệt đối (r): là địa tô mà nhà tư bản kinh doanh đất đai phải trả cho địa chủ
dù kinh doanh trên ruộng đất nào. Nguyên nhân hình thành địa tô tuyệt đối là do độc
quyền tư hữu ruộng đất. Độc quyền tư hữu ruộng đất làm cho giá cả nông phẩm cao
hơn giá cả sản xuất. Chênh lệch giữa giá cả nông phẩm với giá cả sản xuất chính là địa
tô tuyệt đối. Do đó, dù kinh doanh trên ruộng đất xấu nhất, nhà tư bản vẫn thu được địa
tô để trả cho địa chủ.
- Nguồn gốc của địa tô TBCN: nó là phần lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản kinh
doanh ruộng đất, hầm mỏ…phải trả cho địa chủ. Địa tô do lao động công nhân sáng tạo ra.
23.So sánh giữa địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô trước tư bản chủ nghĩa.
Địa tô trước TBCN Địa tô TBCN
- Phản ánh quan hệ sản xuất giữa 2 giai -Phản ánh quan hệ sản xuất 3 giai cấp: địa
cấp: địa chủ và lĩnh canh (nông nô)
chủ, lĩnh canh (nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp, hầm mỏ…) và giai cấp công nhân.
- Tín dụng TBCN chưa phát triển, chủ yếu
- Tín dụng TBCN phát triển, lợi tức thấp
cho vay nặng lãi, sản xuất nhỏ, manh
hơn lợi nhuận bình quân thúc đẩy tích tụ, mún.
tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
-Địa tô là toàn bộ phần giá trị thặng dư - Địa tô TBCN là một phần của của toàn bộ
được tạo ra mà người lĩnh canh (nông nô)
giá trị thặng dư sau khi đã khấu trừ lợi
phải trả cho chủ đất. (Địa tô là hình thái
nhuận bình quân. (Địa tô TBCN chỉ là 1
của giá trị thặng dư trong nông nghiệp).
chi nhánh của giá trị thặng dư)
- Tồn tại với nhiều hình thức: địa tô lao - Tồn tại chủ yếu dưới hình thái địa tô tiền
dịch – địa tô sản phẩm – địa tô tiền tệ. tệ.
- Giá cả nông phẩm thấp hơn.
- Giá cả nông phẩm cao hơn.
24.Tại sao lý luận giá trị thặng dư của Karl Marx là cơ sở của cách mạng vô sản
Nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư, Karl Marx chỉ ra rằng: nguồn gốc của giá trị thặng
dư của xã hội TBCN do giai cấp công nhân làm thuê tạo ra nhưng giai cấp tư sản lại chiếm
đoạt nó, việc khai thác thời gian lao động thặng dư là sự bóc lột sức lao động. Đây chính
là sự bất công trong xã hội.
Giai cấp sư sản là giai cấp những nhà tư bản, những người sở hữu TLSX xã hội sử
dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là giai cấp những người công nhân làm thuê, vì
mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống.
Giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Giai cấp tư sản cũng làm phá sản tầng lớp tiểu tư sản thông qua cạnh tranh trong thời kỳ đại công nghiệp.
Tầng lớp quý tộc cũng muốn lật đổ giai cấp tư sản để ra đời cái gọi là chủ nghĩa xã
hội phong kiến. “Đó là một mớ hỗn độn những lời ai oán và những lời mỉa mai, dư âm của
dĩ vãng và tiếng đe dọa của tương lai. Tuy đôi khi lời công kích chua chát sâu cay và hóm
hỉnh của nó đập trúng tim gan của giai cấp tư sản, những việc của nó hoàn toàn bất lực
không thể hiểu được tiến trình của lịch sử hiện đại, luôn luôn làm người ta cảm thấy buồn
cười” [C. Mác và Ph. Ăng – ghen, Tuyên ngôn Đảng cộng sản, trang 115, NXB Chính trị
quốc gia sự thật, 2018].
Tầng lớp tiểu tư sản bị giai cấp tư sản thôn tính, tầng lớp tiểu tư sản cũng muốn lật đổ
giai cấp tư sản nhưng mong muốn cuối cùng là khôi phục lại những tư liệu sản xuất và
phương tiện trao đổi cũ, và cũng khôi phục lại quan hệ sản xuất cũ và toàn bộ xã hội cũ.