-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu "Trận chiến Midway" của trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn| Tài liệu môn Business Comm
Tài liệu "Trận chiến Midway" môn Business Comm của sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn được biên soạn dưới dạng PDF gồm những kiến thức và thông tin cần thiết cho môn học giúp sinh viên có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học từ đó làm tốt trong các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, để đạt kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 31835026 Trận chiến midway Mở đầu :
Nếu Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) là trận tập kích lừng danh nhất, mở màn Mặt
trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, xác lập ưu thế bước
đầu cho hải quân Nhật Bản thì Midway chính là cuộc đụng độ lớn nhất trên mặt
trận ấy, nơi hải quân Hoa Kỳ chặn đứng đà thắng lợi của địch thủ, chuyển sang
nắm thế thượng phong nhờ có điều kiện thuận lợi khuếch trương hết tiềm lực khổng lồ của mình.
Và cũng như bất cứ đại chiến dịch nào khác, chiến thắng không chỉ được tạo nên
bằng những nỗ lực chiến đấu trên chiến trường, mà còn được vun đắp từ những chi tiết nhỏ nhất.
Midway được coi là trận chiến có tính quyết định của Mỹ trong cuộc chiến với đế
quốc Nhật Bản trên chiến trường Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân :
Chiếc bẫy được giăng : từ bức điện của một sĩ quan hải quân thuộc Cơ quan Tình
báo Hải quân Mỹ gửi đi ngày 20-5-1942 được tình báo Nhật Bản ở Tokyo thu thập
và giải mã, với nội dung “Chúng tôi chỉ còn đủ nước trong hai tuần nữa, vui lòng
bổ sung lập tức”, Nhật Bản đã lên kế hoạch tiến công Midway, hy vọng tiêu diệt
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời sử dụng hòn đảo này làm bàn đạp
nhằm mở rộng tiến công khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tin nhắn trên là
một cái bẫy được tình báo Mỹ giăng ra. Trên thực tế, Midway không thiếu nước
ngọt. Cuộc chiến tình báo này đã giúp quân đội Mỹ có một khởi đầu chủ động
trong trận chiến ở Midway, tạo bước ngoặt ở chiến trường Thái Bình Dương.
Diễn biến : Trước trận chiến, trong vòng 72 giờ, từ tình trạng hư hỏng hoàn toàn
sau trận Biển Coral, chiếc Yorktown đã được sửa chữa hoàn chỉnh tại xưởng đóng
tàu Puget, thậm chí còn đóng vai trò như một chiếc tàu sân bay "chữa cháy". Cùng
Yorktown, hàng loạt chiến hạm Mỹ khác cũng sẵn sàng làm nhiệm vụ và tập trung
quanh Midway trong một thời gian kỷ lục, đồng thời cũng nằm ngoài mọi dự kiến
của hải quân Nhật Bản (theo những phán đoán dựa trên dữ liệu tình báo cũ). Một
phòng tuyến thép đã được dựng lên trước ngưỡng cửa Midway. Hải quân Mỹ đã tỏ
ra vượt trội ngay từ trước giờ khai chiến, về khả năng liên kết - tập trung lực
lượng. Ngược lại, các hoạt động trinh sát chiến lược của hải quân Nhật Bản được lOMoAR cPSD| 31835026
tiến hành khá cẩu thả, khi đến cả dự án sử dụng máy bay trinh sát hiện đại bốn
động cơ cho chiến dịch này cũng bị hủy bỏ. Theo một cách nói nào đó, đây là cuộc
đọ sức giữa một võ sĩ mắt sáng và một võ sĩ khiếm thị. Song, 4h30 ngày 4-6, mặc
dù phi đội đầu xuất kích thả bom khá thành công vào các căn cứ hải quân Mỹ, ông
cũng nhận thấy rằng không quân của hải quân Mỹ đã sẵn sàng, không hề bị động,
và đáp trả xứng đáng. 7h40, một lực lượng hải quân lớn của Mỹ xuất hiện từ phía
đông, nghĩa là đã đánh bại hải quân Nhật bố phòng ở đó. Nagumo không có nhiều
thời gian để quyết định, và đã không thể đưa ra được quyết định đúng đắn, bởi
những lỗ hổng trong bài binh bố trận. Ông chờ phi đội xuất kích đầu tiên (đã hết
nhiên liệu) hạ cánh, rồi lại chờ lực lượng dự bị thay các loại bom thích hợp. Chừng
ấy thời gian là quá đủ để máy bay Mỹ từ các tàu sân bay, kể cả Yorktown, ào ạt
xuất kích. Sau loạt oanh tạc lúc 9h40’, hai đơn vị ngư lôi của Nhật Bản bị xóa sổ,
còn các lực lượng không quân phòng ngự bị kéo ra khỏi vị trí. Lợi dụng điều này,
các phi đoàn oanh tạc cơ của Mỹ tiếp cận được hạm đội Nhật Bản, liên tiếp cắt
bom xuống các boong tàu còn đang chất đầy vũ khí và nhiên liệu. Đồng loạt, ba tàu
sân bay Nhật (Kaga, Akagi và Soryu) bị loại khỏi vòng chiến, rồi chìm hẳn. Tàu
sân bay Hiryu cũng bị hư hỏng nặng. Chỉ còn hai hàng không mẫu hạm Zuikaku và
Shokaku đứng vững, rút lui an toàn và còn có thể gắng gượng tiếp tục chiến
đấu. Song, với chừng ấy tổn thất, kể cả về các thủy thủ đoàn dày dạn kinh nghiệm,
hải quân Nhật Bản không còn duy trì được sức tấn công như vũ bão nữa. Hải chiến
Midway, như đánh giá của các sử gia đương đại, trở thành điểm ngoặt của Mặt trận
Thái Bình Dương, nơi hải quân Nhật Bản bị đánh gãy xương sống Kết thúc :
Trong trận Midway, Nhật Bản đã mất bốn tàu sân bay, một tàu tuần dương và 292
máy bay, và phải chịu 2.500 thương vong. Hoa Kỳ đã mất tàu sân bay Yorktown,
tàu khu trục USS Hammann, 145 máy bay, và phải chịu 307 thương vong. Tổn thất
của Nhật Bản đã làm suy yếu sức mạnh hải quân của quốc gia này – đưa sức mạnh
trên biển của Nhật Bản và Mỹ đến mức gần tương đương nhau – và đánh dấu bước
ngoặt trên chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Vào tháng 08 năm
1 942, cuộc phản công vĩ đại của Hoa Kỳ đã bắt đầu tại Guadalcanal và không dừng
lại cho đến khi Nhật Bản đầu hàng ba năm sau đó.