Tài liệu về Bến Nhà Rồng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Đô đốc Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985 I.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẾN NHÀ RỒNG - BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Hình 1. Toàn cảnh Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu
đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xuống tàu "Đô đốc Latouche Trévil e" ra đi tìm đường cứu nước.
Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp xây
cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Toà nhà
có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862.
Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà
rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến
Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật
về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
Bảo tàng - trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế - một trong
những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn.
Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với
lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt
trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của
đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty
vận tải Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn
được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ
lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế
quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của
Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống
nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt
Nam quản lý. Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ là Văn Ba)
đã xuống tàu Amiral Latouche Trévil e từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài
tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm
Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố. lOMoARcPSD|46342985
Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành (sau này lây tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche
Trévil e làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở
xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại
thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận
tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên
Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu
thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu
ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với
ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. II.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VĨ ĐẠI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung tự là Tất Thành. Quê nội là làng
Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Người được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù
(tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến
năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn.
Hình 2. Cha mẹ thân sinh và chị gái, anh trai của Bác Hồ. Hơn 5 tuổi
Bác được cha gửi vào học tại trường Tiểu học Vạn Sử Vinh và Người đã được
học tiếng Pháp. Tháng 9 năm 1907, Người vào học tại trường Quốc học Huế,
nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
Đến năm 1910, khi Người 20 tuổi thì Người đã rời quê hương và đi vào Phan Thiết.
Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục
Thanh của Hội Liên Thành. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào
tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son ( bây giờ
là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng ). Ở đây, Bác học được 3 tháng. Sau đó
Bác quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu
suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ
và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Người lấy tên Văn Ba, lên đường
sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Trévil e , với
mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước lOMoARcPSD|46342985
phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), Người quay trở lại
nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917,
Người trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lenin, từ đó Người đi theo chủ nghĩa cộng sản. Người tham dự Đại hội lần thứ 18
của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là
đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, Người trở thành một trong những
sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1921, Người
cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa
(Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập
hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Người cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria
(Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp,
bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm
"Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation
française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách
thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học
Phương Đông. Tại đây Người đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp
từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), được bầu vào Ban chấp hành và
Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ
ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), Người được cử làm ủy viên Ban
Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 – 1927)
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy,
làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ
Trung Hoa Dân quốcNăm 1925, Người thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin
(thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà
ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam
Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.
Cùng năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng
và ông làm bí thư. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản
Trung Quốc và Việt Nam, Người rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô.
Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng
của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brusel, Bỉ.
Giai đoạn những năm 1928 đến năm 1929
Mùa thu 1928, Bác từ châu Âu đến Xiêm La, với bí danh Thầu Chín để tuyên
truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Người thống nhất ba
tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng
Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam"). lOMoARcPSD|46342985
Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945
Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-
1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong
trào mà còn ngăn chặn sự đàn áp đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban Chấp
hành Quốc tế Cộng sản đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của
Người. Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học đầy
đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Năm 1938, Người đã gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng được về
nước. Trước khi về nước, trong thời gian khi còn hoạt động ở nước ngoài, dù đã
từng bị tù đầy trong lao tù đế quốc vượt qua bao khó khăn gian khổ nhưng Người
vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn là giải phóng dân tộc. Người vẫn luôn
theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 28-01-
1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài.
Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới
sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi lực lượng yêu nước
chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù. Hội nghị
quyết định thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là Mặt trận V Việt Minh vào ngày 19/05/1941.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền
thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân
tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách
thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là
thắng lợi to lớn của dân tộc vừa là sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong
lịch sử, vừa là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lãnh
đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
"Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc". Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá
trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã
hội là tư tưởng chính trị cốt lõi vốn đã được Người phác thảo lần đầu trong Cương
lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở thành hiện thực cách mạng đồng thời trở
thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969
Sau khi giành được chính quyền chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại
xâm lược Việt Nam. Vận mệnh dân tộc lúc bấy giờ như “ngàn cân treo sợi tóc”
trước tình thế đó, Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác
ghềnh hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào Nam Bộ
kháng chiến, mặt khác chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, đẩy
lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Về đối ngoại, Người vận
dụng sách lược mềm dẻo, lOMoARcPSD|46342985
khôn khéo, thêm bạn, bớt thù, "dĩ bất biển, ứng vạn biến", với những nhân nhượng
cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng
với một lòng kiên quyết hy sinh, thăng lợi nhất định về dân tộc ta!". Người đề ra
đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đồng thời
Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và kiên quyết
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc với ý chí "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần
thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu
Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã thông qua Cương
lĩnh mới, Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng đầu, giải quyết
mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ lịch sử (năm
1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevợ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải
phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người cùng Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối
đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng
vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa
Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản
và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua
đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc là
những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người
với nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đề
ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm thực
hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, và góp phân xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Di
chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức
và tâm hồn cao đẹp của Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. III.
GIỚI THIỆU VỀ BẾN NHÀ RỒNG VỚI VẺ ĐẸP THEO NĂM THÁNG
Bến Nhà Rồng hiện nay đã được tu sửa và cải tạo lại bao gồm các khu vực chính
như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác, đài phun nước và khuôn viên bến cảng.
Cấu trúc Bảo tàng Hồ Chí Minh bao gồm 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 7 phòng trưng
bày với 8 gian trưng bày khác với diện tích hơn 1.500m2. Phần mái của Nhà Rồng
được thiết kế theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” vô lOMoARcPSD|46342985
cùng quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với lối kiến trúc ấn tượng, người dân nơi
đây đã gọi công trình này là Nhà Rồng và bến cảng gần đó là bến Nhà Rồng.
Hình 3 . Góc trưng bày về cuộc đời của Bác – bên trong Bến Nhà Rồng
Bảo tàng hiện là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác. Nhìn tổng thể các hiện vật được trưng bày, tôi cảm nhận thấy như là từng
bước đi, từng nấc thang lịch sử trong cuộc đời Hồ Chủ tịch hiện ra trước mắt.
Nhưng hai trong số những hiện vật được trưng bày tại đây tạo cho tôi ấn tượng sâu
sắc đó chính là bộ quần áo kaki và đôi dép cao su của Bác.Bộ quần áo được trưng
bày trong bảo tàng là một trong hai bộ do anh chị em nhân công ở xí nghiệp may
Mười may tặng cho Bác nhân dịp Bác sắp đi thăm nước bạn Indonexia vào ngày
27/2/1959. Bộ quần áo được may dựa trên bản mẫu là bộ quần áo Bác mặc trong
ngày 2/9/1945. Bộ quần áo này có đặc điểm là đường may bị lệch, thân quần bên to,
bên nhỏ. Khi nhận được bộ quần áo, Bác đã viết thư cảm ơnvà động viên anh chị
em công nhân trong xí nghiệp may. Bộ quần áo được tặng Bác chỉ mặc khi thăm các
địa phương trong nước, các nước anh em, dự hội nghị và các cuộc họp của Chính
Phủ, tiếp khách quốc tế. Bộ quần áo ấy đã theo Bác trên mọi sự kiện Bác tham dự,
mọi hoạt động cách mạng Bác chỉ huy. Bộ quần áo kaki do các anh chị em xí nghiệp
may Mười tặng cho Bác không chỉ mang ý nghĩa là một món quà thông thường mà
nó còn mang trong đó lòng mến yêu, kính trọng của toàn thể công nhân xí nghiệp
may Mười nói riêng mà còn là tình yêu của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối
với vị Cha già của mình. Chính Người đã cho họ tia sáng độc lập, tự do, đưa họ ra
khỏi cuộc đời của một nô lệ. Bộ quần áo cho dù có cũ, sờn, bạc màu nhưng Bác vẫn
một lòng giữ gìn cẩn thận chứ không bỏ đi. Thế mới thấy cuộc đời của vị Cha già
của dân tộc Việt Nam cần, kiệm, liêm, chính như thế nào. lOMoARcPSD|46342985
Hình 4. Bộ trang phục của Bác
Nhìn vào bộ quần áo đó, chúng em như phần nào thấy được sự giản dị bên trong
cuộc đời vĩ đại của Bác. Lối sống giản dị, đức tính cần kiệm của Bác không chỉ dừng
lại ơe bộ quần áo mà còn ở nhiều phương diện khác. Trong khi Chủ tịch các nước
bạn macej đồ tây, giày đen snag trọng thì Bác Hồ của chúng ta lại không giày đen,
không giày tây giống họ mà thay vào đó là bộ quần áo kaki đã phần nào sờn bạc và
đôi dép cao su đã cũ của mình.
Hình 5. Đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đôi dép cao su của Bác “ra đời” từ năm 1947, được làm từ một chiếc lốp ô tô quân
sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày
lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân của Bác. Đôi dép ấy đã theo Bác
trên mọi nẻo đường đất nước từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Bác đã cùng đôi
dépđó băng rừng, lội suối, vượt mọi chông gai trở ngại trên con đường giải phóng
dân tộc. Khi đến thăm các trường học, các xí nghiệp, nhà máy, thăm các cô các
bác nông dân khắp đất nước thì đôi dép cao su vẫn luôn là vật dụng bất ly thân của
Bácvì Bác không bao giờ để đôi dép ấy ở nhà. Đôi dép cao su đó còn được mệnh
danh là “đôi hài vạn dặm” vì đôi dép ấy theo Bác đi khắp nơi: đi công tác, đi hành
quân, thậm chí là đi thăm các nước bạn trên thế giới thì “đôi hài” ấy cũng không hề
vắng mặt. Những lúc Bác ra chiến trường để trực tiếp chỉ huy anh em chiến đấu,
“đôi hàivạn dặm” thần kì ấy cũng vẫn theo Người, nâng đỡ, đưa Bác đi từ hào này
đến hào khác, từ ngóc ngách này lOMoARcPSD|46342985
đến ngóc ngách khác, từ chiến trường này đến chiến trường khác mà không hề biết
mệt mỏi. Cho đến những ngày hân hoan của dân tộc Việt Nam khi cùng Bác đón
mừng tin thắng trận từ chiến trường. Có những lúc các chiến sĩ cảnh vệ thương Bác
đã đôi ba lần “xin” Bác đổi dép nhưng vẫn nhận được câu trả lời muôn thuở “vẫn
còn đi được”. “Đôi hài vạn dặm” trong truyền thuyết ấyđã đi theo Bác trên suốt đoạn
đường hoạt động cách mạng của Bác và trên suốt conđường giải phóng dân tộc
Việt Nam để đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập,tự do.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ
đại,vị cha già đáng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác luôn nói nhân dân ta còn
nghèo tiết kiệm được gì thì tiết kiệm vậy nên Bác luôn sống một cuộc sống giản dị,
tiết kiệm, luôn lấy cuộc sống của nhân dân đặt lên hàng đầu. Khi nhìn vào Bác Hồ
thì khó có thể tin đây là một vị Chủ tịch nước vì Bác quá giản dị. Với cương vị là một
người đứng đầu của một nước nhưng Bác chưa bao giờ đòi hỏi cho bản thân mình
bất cứ thứ gì xa hoa, sang trọng. Khi nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến hai từ “giản dị”
cũng như khi người ta nhắc đến hai từ “giản dị” thì không ai quên hình ảnh Bác Hồ.
Bác giản dị từ con người, tác phong, đến lối sống và trong cả cách ăn mặc của bản
thân người. Bác là người không thíchsự phô trương, hào nhoáng nên lúc Bác đến
thăm bất cứ nơi nào mà những nơi đó phô trương để chào đón Bác thì Bác luôn
nhắc nhở, thẳng thừng góp ý, khuyên mọingười tiết kiệm để giúp cho cuộc sống tốt
hơn. Cho đến khi Người nhắm mắt xuôi tay Người vẫn một lòng suy nghĩ cho nhân
dân, trong di chúc Người không muốn nhân dân tổ chức phúng điếu linh đình sau
khi Bác mất. Bác luôn một lòng vì dân ,vì nước nên dù bản thân thiếu thốn Bác vẫn
không kêu ca gì. Dù cho đôi dép lốp cao su gắn bó hơn 11 năm với Bác đã mòn, đã
trợt, dù cho bộ quần áo kaki đã cũ, đã bạc màu nhưng đó vẫn là những vật dụng
được Bác mang theo trên suốt chặng đường Bác đã đi chỉ với mục đích duy nhất đó
là cứu nước, giải phóng dân tộc. Đôi dép ấy, bộ quần áo ấy là những người
bạn,những người đồng hành thân thiết của Bác.
Có lẽ tấm hình mà em xúc động và ấn tượng nhất là tấm hình Bác khóc tại kỳ họp
Quốc hội (12/ 1956) khi nói đến đồng bào miền Nam đang chịu sự đày đọa của bọn
đế quốc Mỹ. Tấm hình đó thật sự khiến chúng ta phải rưng rưng. Chỉ khi thấy sự
chân thật như vậy, chúng ta mới hiểu thấu được tấm lòng cao cả của Bác. Trong
cuộc sống, khi không đạt được ước mơ, khi đau khổ chúng ta khóc. Nếu so sánh
chúng ta và Bác thì không cân xứng về thời gian lịch sử cũng như hoàn cảnh sống.
Nhưng theo em giọt nước mắt của chúng ta giống như giọt nước nhỏ ngoài đại
dương rộng lớn, nó chẳng thấm tháp gì với giọt nước mắt khóc cho nhân dân của
Bác. Bác đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống hết mình vì nhân dân. Bác lúc nào
cũng day dứt đau đớn khi nghĩ đến đồng bào miền Nam đang chịu đau đớn dưới
ách thống trị của kẻ thù, làm sao cho đất nước thống nhất. Những trăn trở, những
đau đớn, những giọt nước mắt của Bác thật vĩ đại biết bao. Đây là những dòng chữ
trên bức hình bên: “… Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam, sông có thể cạn,
núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi. lOMoARcPSD|46342985
Hình 6. Bản tuyên ngôn độc lập được đặt trang trọng trong Bảo tàng Hồ Chí Minh
Không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh lối sảnh chính. Trên án thờ có tượng
Bác Hồ bằng đồng, tay cầm tờ báo nhân dân. Hai bên án thờ là câu đối: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”
Hình 7. Không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong những năm đầu sau Cách mạng tháng 8/1945 và kháng chiến chống Pháp,
đặc biệt thời kỳ đầu của Nam bộ kháng chiến, Bác Hồ luôn chia sẻ những đau
thương mất mát với đồng bào miền Nam anh dũng kiên cường “Thành đồng Tổ
quốc”. Và suốt những năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược 1955 - 1969, tình cảm
của Bác dành cho miền Nam là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Ngày đêm Người
luôn quan tâm đến sự ngiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Miền Nam tuy xa cách, nhưng lòng Bác Hồ luôn bên cạnh đồng bào miền Nam.
Từng ngày, từng giờ, từng công việc lớn nhỏ, Người luôn hướng về miền Nam và
dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết, học sinh miền
Nam đang sinh sống, học tập ở miền Bắc. Đặc biệt hơn nữa là tình cảm của Bác
dành cho cán bộ chiến sĩ miền Nam, những người chiến đấu trên tuyến đầu chống Mỹ. IV.
CẢM NHẬN VỀ HỒ CHỦ TỊCH: lOMoARcPSD|46342985
Bảo tàng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của Người. Như được thấy chiếc micro Bác đọc tuyên ngôn độc lập
ngày 2-9, thấy những bức ảnh thật, những văn kiện cũng như những bức tượng và
những mô hình tái hiện lại những giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác cho
chúng em dễ dàng hiểu kỹ và sâu hơn về Bác – một con người vĩ đại của cả dân
tộc. Chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh để lại trong chúng em nhiều suy
nghĩ và cảm xúc về vị Chủ Tịch – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đi
một quãng đường dài vào một buổi trưa nắng, chúng em cảm thấy mệt mỏi vì cái
nóng oi bức trên đường đi, ấy vậy mà vừa đến Bảo Tàng Hồ Chí Minh, không khí
yên tĩnh, gió từ sông Sài Gòn thổi lên mát rượi, bao nhiêu mệt nhọc dường như tan
biến hết. Trong đầu chúng em lúc này xuất hiện suy nghĩ:
Lớp trẻ chúng em chưa một lần có cơ hội được gặp Bác và khó mà cảm nhận hết
tình cảm mà Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ chuyến đi này sẽ giúp chúng em hiểu thêm về Bác.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Tham quan bảo tàng chúng em cũng thấy bất ngờ về chính mình, đã từ lâu chúng
em dường như ít còn để ý đến những cảm xúc, những suy tư, trăn trở về cuộc
sống, về những con người đang sống quanh mình. Nhịp sống hối hả của đô thị đã
cuốn chúng em vào vóng xoáy, học tập, tham gia chỗ này chỗ khác đã dành hết thời
gian của chúng em, chúng em chỉ muốn có thêm nhiều thời gian nhưng chỉ là để
ngủ và chơi.Thế nhưng, hôm khi đi tham quan bảo tàng chúng em đã gặp lại cảm
xúc của mình cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những
người đã đổ máu xương để chúng ta sống, học tập ngày hôm nay, để sáng dậy, mở
mắt ra ta được nhìn thấy những người thân yêu, được hít thở bầu không khí trong
lành, được làm những công việc yêu thích. Thật sự đó thật sự là niềm hổ thẹn đối
với chính con người trong bản thân của chúng em. Chúng em khâm phục Bác vô
cùng và cảm thấy thương Bác vô hạn, Người cho đi mà đâu màng nhận lại, Người
luôn phải sống bình dị, thanh bạch luôn đồng khổ với nhân dân lao động. Và tự em
bỗng thấy mình trước giờ được sống trong cảnh hòa bình, trong sự lo toan của gia
đình, sống trong hạnh phúc mà không biết quý trọng nó. Chuyến thăm này đã cho
chúng em nhận ra nhiều điều để bồi dưỡng cả về tinh thần lẫn tri thức. Mọi thứ đã
dường như thức tỉnh lại trong chúng em tìm về với chính bản thân, với chính con
người mình. Sống một cuộc sống có ý nghĩa, có đam mê, sống sao không phải hối
tiếc vì thời gian đã qua và phấn đấu hết sức mình vì Tổ quốc.
Có thể nói, chuyến đi Bảo Tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã mang đến cho chúng em
một trải nghiệm tuyệt vời. Dù lý do ban đầu để chúng em đến Bảo Tàng là viết bài
thu hoạch nộp cho Giảng viên. Những chuyến đi tìm hiểu lịch sử như vậy là dịp để
chúng ta nhìn nhận lại hiện tại. Từ đó chúng ta sẽ thay đổi cách suy nghĩ mang tính
cộng đồng hơn. Thay đổi và tiến tới xóa bỏ những việc làm ích kỷ sau: Khi chúng ta
có chút tài năng, chúng ta lOMoARcPSD|46342985
có thể sẵn sàng dứt áo ra đi tìm một miền đất hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng
sự nghiệp và quay lưng lại với việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước, cứ
mặc cho nước ta “bị chảy máu chất xám”. Hay những người lãnh đạo xa rời nhân
dân. Với họ, khoảng cách với dân là rất lớn, tiếng nói của nhân dân là rất xa, tâm tư
nguyện vọng của nhân dân là một khoảng trắng. Chúng em thiết nghĩ các trường
Đại học, Cao đẳng nên tổ chức cho sinh viên đến Bảo Tàng để tìm hiểu, tưởng nhớ,
chiêm nghiệm, học tập, noi gương Bác, các vị anh hùng dân tộc; thấy được những
mất mất, đau thương mà chiến tranh gây ra. Từ đó, chúng ta sẽ thêm yêu quê
hương Việt Nam và sẽ được tiếp thêm động lực để nỗ lực hết mình học hỏi những
điều hay, những bài học quý ở xứ người đem về phục vụ lại cho đất nước Việt
Nam. Cũng như chúng ta sẽ tự nhủ mình sống sao cho có ích cho xã hội vậy. Đó là
những cảm nhận của chúng em, nhữngcon người may mắn được sinh ra và lớn lên
khi đất nước đã hòa bình , chiến tranh đã lùi dần về quá khứ. Học tập, sống tốt và
cống hiến. Đó là tất cả những gì chúng em có thể làm được. Chúng em nghĩ chỉ cần
biết cố gắng, biết ước mơ, hoài bão và vươn tới tương lai bằng chính đôi chân của
mình, sống là chính mình, hết mình với cuộc đời này. Chúng em tin rằng chúng em
làm được điều đó, tất cả mọi người đều làm được điều đó. Tài liệu kham khảo:
https://www.vntrip.vn/cam-nang/ben-nha-rong-sai-gon-15793
https://bennharong.hochiminh.vn/
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bai-1-ben-nha-rong-noi- in-dau-chan-bac-582415.html
https://tailieutuoi.com/chu-de/ben-nha-rong
https://kt15ab.files.wordpress.com/2012/06/cam-nhan-bt-hcm.pdf
https://wpd.vn/gia-tri-lich-su-bao-tang-ho-chi-minh-ben-nha-rong/
https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/ben-nha-rong-noi-ghi-dau-an-
chang-duong-cuu-nuoc-cua-bac-ho-401824.vov