Tài liệu về Sông Đà trữ tình

Tài liệu về Sông Đà trữ tình

SÔNG ĐÀ TR TÌNH - adf
phm Ng văn i hc phm Đà Nng - Đại hc Đà Nng)
SÔNG ĐÀ TR TÌNH
Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi bình minh , ta rung động trước đóa hoa đẹp lung
linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn lúc xế chiều. Mỗi khung cảnh như thế đều
khơi gợi trong ta những cảm xúc mạnh mẽ .còn đối với người nghệ sĩ , cái đẹp không chỉ là sự
tình cờ còn hành trình kiếm tìm và phát hiện . Xuất phát từ chức ng văn học , coi cái đẹp
là phương tiện phản ánh chuẩn mực đạo đức , Nguyễn Tuân cũng dành cả đời để đi tìm cái
đẹp .Nếu trước CMT8 ,ông luôn hướng lòng mình tìm kiếm cái đẹp của một thời vang bóng còn
vương lại thì sau CMT8 nhà văn đã tìm thấy niềm tin vào hiện tại . Ông nhìn thấy vẻ đẹp người
nghệ sĩ tài hoa ngay trong những người lao động bình thường . Điều đó đã thể hiện rõ nét trong
tác phẩm người lái đò sông Đà . Đoạn văn trên đã thể hiện vẻ đẹp thơ mông , trữ tình của dòng
sông Đà nơi Tây Bắc
Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm Người lái đò sông đà được in trong tập sông
đà 1960 của Nguyễn Tuân .Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân đã thu
hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền TB rộng lớn , xa xôi không chỉ để
thỏa mãn cái thú tìm đến những miền đất lạ cho thỏa niềm khao khát “ xê dịch “ mà chủ yếu để
tìm đến chất vàng của thiên nhiên . Sông Đà bắt nguồn từ trung quốc , xin nhập quốc tịch việt
nam phải qua rất nhiều núi đá . vậy khi xuôi về phía hạ lưu , dòng sông như được mở rộng ra ,
độ dốc cũng k còn nữa khác hẳn với thượng lưu sông. Dòng nước êm đềm lặng lẽ trôi giữa đôi
bờ cỏ tươi tốt làm toát lên vẻ đẹp thơ mộng , trữ tình của Đà Giang
Phần đầu của đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả sự hung bạo, hung vĩ, hiểm nguy của một
dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Đó sự dữ dội của cảnh đá dựng bờ sông, cảnh ghềnh Hát
Lóong “nước đá, đá sóng, sóng gió”, cảnh những hút nước rùng rợn; cảnh thác đá gào
thét; dòng sông với biết bao cửa tử cửa sinh Cuối đoạn tch tác giả chủ yếu bàn về vẻ đẹp
trữ nh của dòng sông.
Bên cạnh sự hung bạo, sông Đà còn hiện lên với những nét nên thơ, trữ tình. Nguyễn Tuân
quan sát sông Đà với nhiều góc độ. Đầu tiên là góc từ trên cao nhìn xuống, tác giả hình dung con
sông Đà quyến rũ như một thiếu nữ với mái tóc buông dài hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc
sống con người Tây Bắc. Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc
tế mạnh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay
nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất
nương xuân” Trong câu văn của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy
của nh nét thơ mộng, huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn, rực rỡ của hoa ban, hoa gạo tháng hai
và đặc biệt là cái ấm áp, gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Cách miêu tả
của Nguyễn Tuân đã cho thấy vẻ đẹp của sông Đà làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là
vẻ đẹp của Tổ quốc bao la, sau nữa vì nó gắn bó gần gũi, thân thiết với cuộc sống con người.
Nguyễn Tuân đã có sự quan sát thật tỉ mỉ, ngắm con sông ở nhiều thời điểm để phát hiện sự
thay đổi của sắc nước, tạo nên nét đẹp đặc trưng của nước sông Đà. Qua làn mây mùa xuân,
nước sông Đà xanh màu ngọc bích. Đó là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quý giá và êm nhẹ
của sông Đà mùa xuân Đó còn là sự thiên vị của một niềm yêu khi so sánh với “màu xanh canh
hến” của sông Gâm, sông Lô. Qua ánh nắng mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
người bầm đi vì rượu bữa. Hình ảnh so sánh nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm
đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về” đã
không chỉ làm hiện lên màu sắc rất đặc trưng của nước sông Đà mùa thu mà còn thể hiện sức
mạnh tiềm tàng, ẩn chứa những đe dọa của một dòng sông vẫn muôn đời báo oán, đánh ghen với
con người.
Tâm hồn coi sông Đà như một cố nhân. Tác giả tiếp tục bộc lộ những cảm xúc khi sắp gặp
lại dòng sông, nhìn dòng sông “thấy loang loáng như đứa trẻ con nghịch chiếu gương vào mặt
mình rồi bỏ chạy cái nhìn của của người chưa ra đến cửa rừng, chỉ mới thấy từng miếng sáng
của dòng sông lấp lánh ánh nắng của những vạt cây rừng mà đã háo hức, bồn chồn, vội vàng,
khao khát. Khi liên tưởng mặt sông giống như “cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba
Đường thi”, Nguyễn Tuân đã đem đến cho sông Đà vẻ lãng mạn huyền ảo của hoa khói, sự trong
sáng rực rỡ của sắc xuân, cái bâng khuâng vời vợi nhớ nhung
Câu văn mở đầu đoạn “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà” hoàn toàn thanh bằng gợi cảm giác
lâng lâng, màng như tái hiện hình ảnh con thuyền êm ái, nhẹ nhàng trôi xuôi. Những so sánh,
liên tưởng giàu hình ảnh đã gợi ra vẻ thơ mộng, yên tĩnh, huyền ảo của sông Đà. Hình ảnh “cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp” vừa gợi tả sự trùng điệp của những đồi cỏ gianh nối tiếp
nhau đến tận những dãy núi xa xăm, vừa gợi ra hình ảnh sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống của
những “nõn búp”. Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông
bụng trắng như bạc rơi thoi” với hình ảnh so sánh độc đáo vừa gợi tả âm thanh (tiếng quẫy), vừa
cho thấy màu sắc (sắc trắng như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình (thon dài như thoi) của những đàn cá
dầm xanh quý hiếm và con sông Đà trong sự liên tưởng đến thơ Tản Đà “bọt nước lênh bênh…
làm cho hình ảnh dòng sông trở nên quyến rũ, có linh hồn, giàu sức hút.
Tác phẩm người lái đò sông đà đã đem lại sự thành công rực rõ về cả mặt nội dung và nghệ
thuật . Đoạn văn đã sử dụng hình ảnh miêu tả tràn đầy sức sống, gợi lên sự trù phú, điểm thêm
cho vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu tả. Tất cả đã giúp
Nguyễn Tuân tái hiện được sức sống mãnh liệt của mĩ nhân sông Đà thơ mộng và trữ tình . Tác
Gỉa thực sự đã đưa chúng ta đến xứ sở của cái đẹp bằng lối viết hết mực tài hoa , độc đáo đồng
thời bộc lộ chất ngông hiếm của một người ngh không bao giờ chịu đi vào lối mòn của n
chương .
Sông đà trữ nh
| 1/3

Preview text:

SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH - adf
Sư phạm Ngữ văn (Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng) SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH
Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi bình minh , ta rung động trước đóa hoa đẹp lung
linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn lúc xế chiều. Mỗi khung cảnh như thế đều
khơi gợi trong ta những cảm xúc mạnh mẽ .còn đối với người nghệ sĩ , cái đẹp không chỉ là sự
tình cờ mà còn là hành trình kiếm tìm và phát hiện . Xuất phát từ chức năng văn học , coi cái đẹp
là phương tiện phản ánh chuẩn mực đạo đức , Nguyễn Tuân cũng dành cả đời để đi tìm cái
đẹp .Nếu trước CMT8 ,ông luôn hướng lòng mình tìm kiếm cái đẹp của một thời vang bóng còn
vương lại thì sau CMT8 nhà văn đã tìm thấy niềm tin vào hiện tại . Ông nhìn thấy vẻ đẹp người
nghệ sĩ tài hoa ngay trong những người lao động bình thường . Điều đó đã thể hiện rõ nét trong
tác phẩm người lái đò sông Đà . Đoạn văn trên đã thể hiện rõ vẻ đẹp thơ mông , trữ tình của dòng sông Đà nơi Tây Bắc
Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm Người lái đò sông đà được in trong tập sông
đà 1960 của Nguyễn Tuân .Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân đã thu
hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền TB rộng lớn , xa xôi không chỉ để
thỏa mãn cái thú tìm đến những miền đất lạ cho thỏa niềm khao khát “ xê dịch “ mà chủ yếu để
tìm đến chất vàng của thiên nhiên . Sông Đà bắt nguồn từ trung quốc , xin nhập quốc tịch việt
nam phải qua rất nhiều núi đá . Vì vậy khi xuôi về phía hạ lưu , dòng sông như được mở rộng ra ,
độ dốc cũng k còn nữa khác hẳn với thượng lưu sông. Dòng nước êm đềm lặng lẽ trôi giữa đôi
bờ cỏ tươi tốt làm toát lên vẻ đẹp thơ mộng , trữ tình của Đà Giang
Phần đầu của đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả sự hung bạo, hung vĩ, hiểm nguy của một
dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Đó là sự dữ dội của cảnh đá dựng bờ sông, cảnh ghềnh Hát
Lóong “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, cảnh những hút nước rùng rợn; cảnh thác đá gào
thét; dòng sông với biết bao cửa tử cửa sinh… Cuối đoạn trích tác giả chủ yếu bàn về vẻ đẹp
trữ tình của dòng sông.
Bên cạnh sự hung bạo, sông Đà còn hiện lên với những nét nên thơ, trữ tình. Nguyễn Tuân
quan sát sông Đà với nhiều góc độ. Đầu tiên là góc từ trên cao nhìn xuống, tác giả hình dung con
sông Đà quyến rũ như một thiếu nữ với mái tóc buông dài hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc
sống con người Tây Bắc. Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc
tế mạnh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay
nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất
nương xuân” Trong câu văn của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy
của mình nét thơ mộng, huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn, rực rỡ của hoa ban, hoa gạo tháng hai
và đặc biệt là cái ấm áp, gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Cách miêu tả
của Nguyễn Tuân đã cho thấy vẻ đẹp của sông Đà làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là
vẻ đẹp của Tổ quốc bao la, sau nữa vì nó gắn bó gần gũi, thân thiết với cuộc sống con người.
Nguyễn Tuân đã có sự quan sát thật tỉ mỉ, ngắm con sông ở nhiều thời điểm để phát hiện sự
thay đổi của sắc nước, tạo nên nét đẹp đặc trưng của nước sông Đà. Qua làn mây mùa xuân,
nước sông Đà xanh màu ngọc bích. Đó là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quý giá và êm nhẹ
của sông Đà mùa xuân Đó còn là sự thiên vị của một niềm yêu khi so sánh với “màu xanh canh
hến” của sông Gâm, sông Lô. Qua ánh nắng mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
người bầm đi vì rượu bữa. Hình ảnh so sánh nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm
đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về” đã
không chỉ làm hiện lên màu sắc rất đặc trưng của nước sông Đà mùa thu mà còn thể hiện sức
mạnh tiềm tàng, ẩn chứa những đe dọa của một dòng sông vẫn muôn đời báo oán, đánh ghen với con người.
Tâm hồn coi sông Đà như một cố nhân. Tác giả tiếp tục bộc lộ những cảm xúc khi sắp gặp
lại dòng sông, nhìn dòng sông “thấy loang loáng như đứa trẻ con nghịch chiếu gương vào mặt
mình rồi bỏ chạy” là cái nhìn của của người chưa ra đến cửa rừng, chỉ mới thấy từng miếng sáng
của dòng sông lấp lánh ánh nắng của những vạt cây rừng mà đã háo hức, bồn chồn, vội vàng,
khao khát. Khi liên tưởng mặt sông giống như “cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba
Đường thi”, Nguyễn Tuân đã đem đến cho sông Đà vẻ lãng mạn huyền ảo của hoa khói, sự trong
sáng rực rỡ của sắc xuân, cái bâng khuâng vời vợi nhớ nhung
Câu văn mở đầu đoạn “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà” hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác
lâng lâng, mơ màng như tái hiện hình ảnh con thuyền êm ái, nhẹ nhàng trôi xuôi. Những so sánh,
liên tưởng giàu hình ảnh đã gợi ra vẻ thơ mộng, yên tĩnh, huyền ảo của sông Đà. Hình ảnh “cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp” vừa gợi tả sự trùng điệp của những đồi cỏ gianh nối tiếp
nhau đến tận những dãy núi xa xăm, vừa gợi ra hình ảnh sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống của
những “nõn búp”. Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông
bụng trắng như bạc rơi thoi” với hình ảnh so sánh độc đáo vừa gợi tả âm thanh (tiếng quẫy), vừa
cho thấy màu sắc (sắc trắng như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình (thon dài như thoi) của những đàn cá
dầm xanh quý hiếm và con sông Đà trong sự liên tưởng đến thơ Tản Đà “bọt nước lênh bênh…
làm cho hình ảnh dòng sông trở nên quyến rũ, có linh hồn, giàu sức hút.
Tác phẩm người lái đò sông đà đã đem lại sự thành công rực rõ về cả mặt nội dung và nghệ
thuật . Đoạn văn đã sử dụng hình ảnh miêu tả tràn đầy sức sống, gợi lên sự trù phú, tô điểm thêm
cho vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu tả. Tất cả đã giúp
Nguyễn Tuân tái hiện được sức sống mãnh liệt của mĩ nhân sông Đà thơ mộng và trữ tình . Tác
Gỉa thực sự đã đưa chúng ta đến xứ sở của cái đẹp bằng lối viết hết mực tài hoa , độc đáo đồng
thời bộc lộ chất ngông hiếm có của một người nghệ sĩ không bao giờ chịu đi vào lối mòn của văn chương .
Sông đà trữ tình