Tại Sao Việt Nam Lại Lựa Chọn Xây Dựng Nhà nước Pháp Quyền, Của Dân, Do Dân Và Vì Dân trong Giai Đoạn Hiện Nay | Pháp luật đại cương
Tại Sao Việt Nam Lại Lựa Chọn Xây Dựng Nhà nước Pháp Quyền, Của Dân, Do Dân Và Vì Dân trong Giai Đoạn Hiện Nay | Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PLDC201)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Môn học: Chủ nghĩa khoa học xã hội
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Hùng Nhóm: 7 Đề tài 4 :
TẠI SAO VIỆT NAM LẠI LỰA CHỌN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1. Nhà nước:
_ Nhà nước là một khái niệm đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa
học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Như khi tiếp cận nhà nước
từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, I. Kant cho rằng:
“Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật”.
Hay như Ăngghen nhấn mạnh:
“Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội”.
_ Nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu tóm
tắt rằng: “Nhà nước là tổ chức
quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính
quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự
xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.”
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
o Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
_ Nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, hướng tới những
vấn đề về phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát
huy hết năng lực của chính mình.
_ Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công
dân đều được giáo dục và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp
luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
o Đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở V iệt Nam
_ Thứ nhất, Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
_ Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp
và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí
tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
_ Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
_ Thứ tư, Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều này phù hợp
với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi
nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các
cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
_ Thứ năm, Nhà nước tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là
trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một
cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng
đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
_ Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,
nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
_ Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà
Việt Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của
một nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt
so với các nhà nước pháp quyền khác:
“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai
cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu
để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.”
II. Lý do Việt Nam lại lựa chọn xây dựng Nhà nước
Pháp quyền, của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay
1. Lý do Việt Nam lại lựa chọn xây dựng Nhà nước Pháp quyền
o Pháp luật là phương tiện hiểu quả để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
“Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
_ Đây là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi của
Nhà nước dân chủ mới: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Bởi để quản lý
toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp
là công cụ quan yếu nhất. Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả
năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh
nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhờ có luật
pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các
hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân.
Đầu tiên, pháp luật đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
_ Để đảm bảo an ninh chính trị và an toàn đất nước, Nhà nước phải sử dụng
sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại,
bạo loạn, xâm hại đến an ninh quốc gia, ổn định chính trị, giữ vững an ninh
chính trị, thiết lập an toàn xã hội, tạo điều kiện hoà bình, ổn định cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mọi hành động xâm phạm tới an ninh, trật
tự an toàn xã hội đều có khả năng bị phát hiện và xử lý thích đáng.
_ Đồng thời, pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hài
hòa, các quan hệ xã hội, hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực đảm bảo sự phát triển ổn định.
_ Để an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo đảm được khi dựa trên
cơ sở vững chắc của những nguyên tắc quy định của pháp luật. Pháp luật không
những quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của mỗi loại công chức, viên chức làm
việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã
hội mà còn quy định rõ trách nhiệm của từng viên chức trong bộ máy nhà nước,
quy định rõ những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đối với viên chức nhà nước khi thi hành công vụ.
_ Ví dụ, chỉ trong tháng 6/2021, dựa vào luật pháp, nước ta đã khám phá
2.966/3.478 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt giữ, xử lý 5.974 đối tượng; tỷ lệ
khám phá đạt 85,28%; triệt phá 165 băng, nhóm, đảm bảo an ninh, trật tự quốc
gia cũng như an toàn cho người dân.
Tiếp theo, pháp luật đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi
ích hợp pháp của công dân
_ Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quyền
tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân:
+ Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ
quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền
con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật
được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi
cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các
biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền
công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ
pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả
năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời.
+ Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự
công bằng, do đó có thể đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ
chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm
tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu
tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền
công dân có thể bị xâm phạm từ phía các tổ chức, công chức Nhà nước trong
khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì
trong quan hệ với Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối
tượng bị quản lý cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao.
+ Thể chế hóa quyền con người trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ
thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và
những người không phải là công dân hoặc bị tước đi quyền công dân. Nó còn
bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm
quyền con người, quyền công dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy
Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong
đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà
các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người.
o Pháp luật góp phần phát triển ý thức đạo đức con người
_ Quan điểm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được xác
định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là “Đẩy mạnh giáo dục nâng cao
nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước
vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người
Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”
_ Đồng thời, giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động
tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các
biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp
quyển. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì
đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng
được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
o Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
_ Một trong những nguyên lý, đã được khẳng định là quốc gia chẳng thể tồn
tại thiếu pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không
có sức mạnh của bộ máy quốc gia.
_ Nhu cầu về luật pháp còn là nhu cầu tự thân của bộ máy quốc gia. Bộ máy
nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan
quốc gia). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức
năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập
mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt
động thích hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi
quyền lực quốc gia. Tất những điều đó chỉ có thể thực hành được khi dựa trên
cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của luật pháp.
_ Thực tế cho thấy khi chưa có một hệ thống quy phạm luật pháp về tổ chức
đầy đủ, đồng bộ, hiệp và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện
bộ máy quốc gia thì dễ dẫn đến tình trạng trùng, chồng chéo, thực hành khống
đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan quốc gia, bộ máy sẽ sinh ra
cồng kềnh và kém hiệu quả.
o Pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế, cải cách xã hội
_ Ngoài ra xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam còn thúc đẩy nền kinh
tế một cách mạnh mẽ, kèm theo cải cách xã hội. Nhất là về kinh tế thị trường,
tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có nhà nước pháp quyền mới có đủ công
bằng, đảm bảo phát triển đất nước, giữ được nền độc lập, hội nhập quốc tế một
cách vững chắc. Cũng nhờ đó mà nước ta có một hành lang pháp lý an toàn, bảo
vệ cả mình, cả những đối tác quốc gia khác.
_ Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp luật
cũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng, kìm
hãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ phát
triển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy định
của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó sẽ kìm
hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.
o Pháp luật giúp mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế
_ Sự ổn định của mỗi nhà nước là điều kiện quan trọng để tạo ra niềm tin, là
cơ sở để mở mang các mối bang giao với các nước khác. Trong thời đại ngày
nay, phạm vi của các mối quan hệ bang giao giữa các nước càng ngày càng lớn
và nội dung thuộc tính của các quan hệ đó càng ngày càng đa diện. Cơ sở cho
việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ bang giao đó là pháp luật (luật pháp
quốc tế và pháp luật nhà nước). Khởi hành từ nhu cầu đó, hệ thống luật pháp
của mỗi nước cũng có bước phát triển mới: Bên cạnh những văn bản luật pháp
quy định và điều chỉnh các quan hệ tầng lớp có liên quan đến các chủ thể luật
pháp trong nước còn cần có đầy đủ các văn bản pháp luật quy định và điều
chỉnh các quan hệ có nhân tố nước ngoài, ví dụ, luật đầu tư, luật về khoa học, và công nghệ...
_ Theo Liên hợp quốc, pháp quyền là một nguyên tắc quản trị của các quốc
gia dân chủ và pháp quyền, đồng thời là một nguyên tắc quản trị trong các mối
quan hệ quốc tế. Trong một nhà nước mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế
công và tư, kể cả nhà nước đều thượng tôn pháp luật, được công bố công khai,
được thực thi và áp dụng bình đẳng trong thực tế và được tài phán một cách độc
lập, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế là điều kiện
rất cơ bản để mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia
không những về chính trị mà cả về kinh tế và các lĩnh vực khác. Các nguyên tắc
pháp quyền được đề cao và thực hiện trên thực tế của mỗi quốc gia trong điều
kiện ngày nay trở thành lòng tin và sự lựa chọn trong quan hệ quốc tế.
2. Lý do Việt Nam lại lựa chọn xây dựng Nhà nước của
dân, do dân và vì dân
o Nhà nước của dân, do dân và vì dân
_ Nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước của dân, do chính nhân
dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân.
o Lý do Việt Nam lựa chọn xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân
Là nguyện vọng của dân, phù hợp với quy luật và thực tiễn ở nước ta
_ Trước năm 1945, chúng ta đã phải chứng kiến một giai đoạn lịch sử bị
thương khi mọi giai tầng trong xã hội bị áp bức, bóc lột dưới ách thống trị tàn
bạo, vô nhân tính của bọn thực dân. Sống trong cảnh lầm than ấy, họ chỉ có duy
nhất một khát vọng, đó là Đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc khởi nghĩa
nổi dậy nhằm quét sạch quân thù nhưng đáng tiếc vì không có đường lối,
phương pháp cũng như mục tiêu đấu tranh không phù hợp nên đã thất bại.
_ Vì lẽ đó Hồ Chủ Tịch cho rằng “… Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước nhà độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì... Chính phủ ta đã
hứa với dân sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc...”
_ Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước được xây dựng theo hướng: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân
Việt Nam”2, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước từ Trung ương
đến cơ sở được xây dựng ngày càng hoàn thiện; Nhân dân phát huy “quyền
bính” của mình, cùng Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, giành được
nhiều thành tựu to lớn trong các cuộc kháng chiến, cũng như cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên,
đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định:
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.
_ Theo lý luận, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của giai cấp công
nhân – giai cấp có sứ mệnh: xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo
nàn lạc hậu, xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa văn minh, “Thực hiện sự
nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện
đại”. Như vậy, mục tiêu và lợi ích căn bản của giai cấp công nhân phù hợp với
nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động. Vì thế, ở giai đoạn xã hội chủ
nghĩa, việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản là phù hợp với quy luật và lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
_ Bởi vây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự
lãnh đạo của Đảng là quá trình vận động, phát triển hợp quy luật, phù hợp tiến
bộ xã hội đã được thực tiễn Việt Nam kiểm nghiệm, mọi luận điệu trái với
đường lối này đều cần nhận diện, đấu tranh bác bỏ.
Bảo đảm quyền dân chủ thực sự của nhân dân lao động
_ Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng
của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan
cách mạng mà là công bộc của nhân dân. “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của
Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để
gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của Pháp, Nhật”
_ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hoá bằng
pháp luật, quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh
tế, xã hội theo pháp luật. Nhà nước ta phải bảo đảm quyền dân chủ thật sự của
nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân…
_ Mà dân phải giàu thì nước mới mạnh. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn
đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn
thể to lớn, nghĩ mãi không ra”; “Không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ
mấy, dễ mấy làm cũng không xong…”.
Đoàn kết toàn dân, phát huy tối đa sức mạnh của bộ máy nhà nước
_ Trong đó, nhân dân là người trực tiếp tham gia, xây dựng và thực thi chính
sách của Ðảng và Nhà nước là xây dựng nhà nước lấy dân làm gốc, dựa vào
dân, tin dân, bảo vệ dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân Ti . n tưởng sẽ là nền
tảng tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân.
_ Nhà nước bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước được
tổ chức thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
nhà nước, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
cả bộ máy nhà nước. Thông qua nguyên tắc này, quyền lực nhà nước thật sự
thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất tổ chức và hành động, phát huy tối đa
sức mạnh của bộ máy nhà nước. Nhờ đó, Hiến pháp, pháp luật được thực thi,
quyền lực của nhân dân được bảo đảm. o Ví dụ:
_ Đất nước phải đối phó với đại dịch Covid-19, Ðảng, Nhà nước và Chính
phủ đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn, như ban hành
Nghị quyết 68 về gói chính sách hơn 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhân dân, người
lao động mất việc làm.
→ Giúp hỗ trợ kịp thời cho nhân dân và người lao động có nguồn thu nhập tối
thiểu nhằm giảm bớt gánh nặng mất việc và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả.
_ Các chính sách hỗ trợ khắc phục thiên tai, lũ lụt ở miền trung, phát động
phong trào “cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”
với quan điểm tất cả mọi chủ trương, chính sách, phúc lợi đều hướng về dân.
→ Ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định
xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một "Chính phủ hành động" thật sự đã tạo
được niềm tin mãnh liệt trong nhân dân và nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế. --- HẾT---