Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu giai đoạn 2009 - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần lượt suy thoái. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
12 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu giai đoạn 2009 - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần lượt suy thoái. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

26 13 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44744371
MỞ ĐẦU
Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Nguyên nhân
sâu xa của cơn địa chấn tài chính là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực trụ cột trên
thế giới những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ châu Âu. Cuộc khủng
hoảng Mỹ lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ,
châu Âu và Nhật Bản lần lượt suy thoái.
Vậy trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, tại sao Việt Nam phải thực hiện các
chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009? chính sách kích cầu của Việt Nam so với
Mỹ, Trung QuốcNhật Bản có gì khác và giống nhau? Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu
về những vấn đề đó.
lOMoARcPSD|44744371
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm kích cầu
Kích cầu biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu
dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính sách kích cầu (pum priming) khoản chi tiêu của chính phủ được hoạch
định để kích thích tổng cầu và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo ra mức
gia tăng lớn hơn nhiều của thu nhập quốc dân.
1.2. Biện pháp kích cầu
Biện pháp kích cầu cụ thể thể giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu
thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trị trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy.
Theo nhà kinh tế Laurence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc
thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đíchvừa đủ.
Đúng lúc tức phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp
sản xuất, các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dụng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu sẽ làm
cho nền kinh tế trở nên nóngtăng lạm phát. Còn nếu thực hiện muộn quá thì hiệu quả
kích cầu sẽ giảm.
Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản
tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn;
đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái
kinh tế. Để kích cầu trúng đích, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các
hình kinh tế lượng để phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau
tương ứng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.
Vừa đủ tức gọi kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu
gói kích cầu quá thì kích thích sẽ bị hụt tổng cầu thể không bị kích thích nữa,
khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại với gói kích cầu lớn quá tạo ra tác
động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục vẫn tiếp tục được kích thích dẫn tới
kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên.
1.3. Tại sao phải kích cầu?
lOMoARcPSD|44744371
Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sản xuất thừa, lãng phí nguồn
tài nguyên lao động. Tức s thiếu hụt tổng cầu so với tổng cung. Để đưa nền
kinh tế trở lại ổn định thì cần phải kích cầu. Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng thì
chỉ nhà nước có khả năng đẩy mạnh chi tiêu bởi các doanh nghiệp các hộ gia
đình trong thời kì này thường có xu hướng không muốn đầu tư thêm nữa vì khả năng sinh
lợi thấp. Vì vậy vai trò điều tiết của nhà nước trong thời kì này vô cùng quan trọng. Mức
độ can thiệt của nhà nước phải tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, việc can thiệp
quá mức của nhà nước có thể dẫn tới lạm phát tăng cao hơn.
Keynes đã đưa ra gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau:
- Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân.
-Sử dụng chính sách tiền tệ chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế. Nhà nước
thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu nhà nước để kiểm soát lạm phát
mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân,…
- Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinh tế.
- Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu.
2. TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KÍCH
CẦU TRONG GIAI ĐOẠN 2009?
2.1. Suy thoái kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam
2.1.1. Kinh tế thế giới
Năm 2008 một năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Thế giới
đã chứng kiến một cuộc đại suy thoái trầm trọng bắt nguồn từ tín dụng và nhà đất của Mỹ
sau đó lan sang các lĩnh vực khác. Cuộc suy thoái này đã hủy hoại nền kinh tế của rất
nhiều quốc gia trên thế giới. Lần đầu tiên, ba nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy
thoái kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Sự đổ vỡ hàng loạt của
các ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới tâm của người dân nước này cả các nước
khác trên thế giới. Thế giới lúc này phải đối mặt với một mối đe dọa mới giảm phát
một vấn đề đáng lo ngại không kém lạm phát. Trước những biến động lớn trong nền
kinh tế buộc các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới những thay đổi lớn
trong chính sách tiền tệ dẫn tới xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch
sử. Thị trường hàng hóa trên thế giới đạt đỉnh và tụt dốc. Hai mặt hàng được quan tâm
lOMoARcPSD|44744371
nhiều nhất vàng dầu thô đều đạt đỉnh cao trong năm này, sau đó giá của cả hai mặt
hàng đều trượt dốc dài.
2.1.2. Kinh tế Việt Nam
Vậy trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới suy giảm. Câu hỏi cần đặt ra là nền kinh
tế của Việt Nam có bị tác động không, bị tác động như thế nào? Đối mặt với nền kinh tế
có dấu hiệu suy thoái và có thể bị suy thoái nặng hơn nữa, Chính phủ Việt Nam có những
chính sách gì?
Đối với nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mở phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế
khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên việc rơi vào khủng hoảng
là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng đã làm hẹp đáng
kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều
lĩnh vực kinh tế - hội khác. Thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 2009 đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường ca cơn bão khủng hoảng
tài chính thế giới, các chấn của tiếp tục gây ra các tác động xấu tới tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế Việt Nam như: Thương mại, đầu nước ngoài, tài chính ngân hàng,
- Về thương mại, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tác động của khủng hoàng tài chính
đến xuất khẩu nhanh nhất đây lĩnh vực nhạy cảm đối với biễn động trên thị
trường thế giới. Các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang bị khủng
hoảng, do đó mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn nên sức mua không còn như
những năm trước. Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa
cùng loại của các nước khác trong khu vực châu Á, thuận lợi về giá sẽ không còn, khả
năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như trước,… Nhiều mặt hàng
xuất khẩu truyền thống, thể mạnh của ta như: gạo, phê, cao su, tôm, cá,... đểu
giảm lượng xuất khẩu.
Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm. Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% nguyên
nhiên vật liệu để sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu, suy giảm kinh tế toàn cầu
làm cho giá các yếu tố đầu vào như dầu mỏ, phôi thép, thép xây dựng, các thiết bị
công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm.
- Thị trường tài chính ngân hàng mặc chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng
hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ hội nhập mới chỉ ở
lOMoARcPSD|44744371
giai đoạn đầu hội nhập, nhưng sẽ những biến động khó lường về tỷ giá lãi suất
ngoại tệ trong đó đáng chú ý là tỷ giá và lãi suất USD. Thị trường chứng khoán sẽ còn
gặp khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán có khả năng suy
giảm,…
- Đối với vốn đầu nước ngoài, việc huy động vốn cho nền kinh tế không còn thuận
lợi như trước. Đầu trực tiếp từ nước ngoài (FDI) viện trợ phát triển chính thức
(ODA) sẽ chững lại. Dòng kiểu hối không còn dồi dào như trước. Năm 2008, Việt
Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu trực tiếp từ nước ngoài, giải ngân 12 tỷ
USD nhưng năm 2009 tình hình thu hút FDI trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng
ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư đã xin rút lui,…
- Đối với thị trường hàng hóa dịch vụ, sức cầu giảm trong cả sản xuất tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhỏ quy mô do chi
phí sản xuất tăng đặc biệt lãi vay ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ bị thu hẹp, đặc
biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm.
Trước tình hình này, Chính phủ phải đưa ra các biện pháp để giải quyết. Một là kích
cầu đối mặt với lạm phát gia tăng, hai không làm gi cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu
sự phục hồi sẽ không xảy ra. Chính sách kích cầu được đánh giá nhanh phù hợp
nhất với thời điểm hiện tại.biện pháp đã có những tác động tích cực đối với nền kinh
tế đất nước.
2.2. Chính sách kích cầu của Việt Nam trong giai đoạn 2009
2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam trong giai đoạn 2009
Trongm 2009, Chính phủ của Việt Nam đã thực hiện chính sách kích cầu thông
qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm
và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại,…
Ngày 12/5/2009, Chính phủ đã công bố chính thức về gói kích cầu giá trị
143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160.000 tỷ đồng (tương đương
9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần các
giá trị khác nhau, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.
lOMoARcPSD|44744371
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ
đồng.
- Ứng trước ngân hàng nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200
tỷ đồng.
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.
- Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.
- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội khoảng 7.200 tỷ đồng.
2.2.2. Những tác động của chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009
- Tác động tích cực:
Việc thực hiện chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009 đã mang lại nhiều kết quả
tích cực như sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng lên 6,9% vào
quý IV năm 2009); trong từng ngành, từng lĩnh vực đều chuyển biến rệt (GDP khu
vực xây dựng công nghiệp tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%). Tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa năm 2009 giảm 14,7% so với năm 2008. Các cân đối chỉ số kinh
tế vĩ mô như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn
định; chỉ số lạm phát ở mức thấp (giảm từ 19,9% năm 2008 xuống 6,5% năm 2009), cùng
với lãi suốt giảm hỗ trợ lãi suất 4% vừa tạo thêm thuận lợi giúp doanh nghiệp giảm
bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ
thống các tổ chức tín dụng. Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói
kích cầu” đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt thất
nghiệp, đảm bảo ổn định xã hội.
- Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những hiệu quả tích cực, gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế: mục tiêu định hướng chính sách kích cầu không ràng (những chính sách đưa
ra đều gọi kích cầu trong khi tác động của chưa chắc làm tăng tổng cầu của nền kinh
tế). Gói hỗ trợ lãi suất có một số hạn chế là chính sách này không đến được những đối tượng
cần hỗ trợ hoặc hỗ trợ nhầm đối tượng. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% có thể y ra bất bình
đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp do khả năng
lOMoARcPSD|44744371
tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các doanh nghiệp không đồng đều, nếu chính
sách kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước làm giảm khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Gói kích cầu không đáp ứng đúng 3 yêu cầu: đúng lúc, trúng
đích và vừa đủ.
3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
3.1. Chính sách kích cầu của Mỹ
Gói kích cầu Anh – Mỹ ra đời sau gói cứu trợ ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn ở khu vực các nước phát triển. Đặc điểm
của gói kích cầu này mục tiêu nhằm vào nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng miễn
giảm nhiều laoị thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…
- Gói lần 1 (Bush 2/2008)
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy thoái từ cuối năm 2007, và nhiều dự đoán
cho rằng năm 2008 một năm cùng khó khăn với Mỹ,trên thực tế đã diễn ra như
vậy. Đầu năm 2008 khi phải đối mặt với nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, Chính phủ
Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD.
Nội dung gói kích cầu 1:
+ Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế ở mức thu nhập thấp (khoảng 300
USD/người).
+ Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi (300 USD/trẻ em).
+ Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp.
+ Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
- Gói lần 2 (Obama – 2009)
Ngay từ khi chưa nhậm chức, Tổng thống đắc cử Obama đã đưa ra đề xuất gói kích
cầu để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, gói kích cầu trị giá gần 825 tỷ
USD đó đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt.
Nội dung gói kích cầu 2:
lOMoARcPSD|44744371
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm thông qua một số biện
pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động thuê
mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
+ Đầu tư vào công trình công cộng (cộng nghệ cao, y tế, đường xá, các tiện ích công
cộng,…)
+ Hỗ trợ các gia đình khó khăn, nâng cao bảo hiểm thất nghiệp.
+ Hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó khăn.
+ Quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính.
3.2. Chính sách kích cầu của Trung Quốc
Chính sách kích cầu ca Trung Quốc được thực hiện như một chương trình tái thiết
hệ thống sở hạ tầng khổng lồ. Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi tiểu
để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm.
Nội dung gói kích cầu:
+ Xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân.
+ Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội.
+ Tăng chi tiêu của chính phủ: chi cho khu vực Tứ Xuyên bị động đất tàn phá; đầu tư vào
giao thông vận tải.
+ Tăng chi tiêu vào đào tạo dạy nghề.
+ Tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với một loại mặt hàng.
+ Khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay đối với khối doanh nghiêp nhỏ và
vừa.
3.3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
hình kích cầu của Mỹ chỉ diễn ra sau khi thực hiện xong gói cứu trợ đối với
ngân hàng. Còn với hình kích cầu của Việt Nam Trung Quốc thì hoàn toàn khác.
Hai nước này hoàn toàn không sử dụng gói cứu trợ ngân hàng mà thực hiện gói kích cầu
tăng trưởng kinh tế. do cuộc khủng hoảng tài chính không hề tác động trực tiếp
đến các ngân hàng tại Việt Nam và Trung Quốc. Các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu
tư tài chính đều không bị thua lỗ. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã đe dọa tới sự ổn định của
lOMoARcPSD|44744371
hệ thống tài chính, góp phần làm bất ổn kinh tế nên Mỹ phải tập trung giải quyết vấn đề
này trước.
Đối với hình kích cầu của Trung Quốc, họ sử dụng gói kích cầu kinh tế bằng
việc đầu tưsở hạ tầng bởi họ muốn phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực nội địa. Việc
này sẽ tránh được nguy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Theo số liệu
của WB, trong giai đoạn 2009 nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung
Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
Trong khi đó, hình kích cầu của Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều bởi các gói
tổng cầu nước ngoài, điều này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thực chất thì nhu cầu tiêu
dùng nội địa là không khả quan, do đó Chính phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì hoạt động thì
chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất ngân hàng là tối ưu nhất. Điều này cũng giảm thiểu được
nguy cơ phá sản và thất nghiệp của người lao động.
Thông qua việc so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc Mỹ đã
cho chúng ta thấy được tầm quan của các gói kích cầu mà nhà nước lựa chọn. Nếu không
lựa chọn đúng thì việc thúc đẩy kinh tế sẽ cùng khó khăn. Đối với các nước lớn Như
Mỹ Trung Quốc đã sử dụng lối kích cầu mạo hiểm, tinh vi hơn. Còn với Việt Nam,
vẫn giữ lối kích cầu truyền thống để bảo toàn cho nền kinh tế đất nước.
4. Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2
Nhờ gói kích cầu thứ nhất, nút thắt về vốn của các doanh nghiệp đã được gỡ bỏ
giúp cho nền kinh tế được phục hồi trở lại. do Việt Nam không tiếp tục thực hiện
gói kích cầu 2 gói kích cầu 1 đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của nền
kinh tế nước ta.
Sau khi thực hiện gói kích cầu 1 nền kinh tế nước ta tiếp tục mạnh vậy việc sử
dụng gói kích cầu 2 không cần thiết thay vào đó những chính sách thiết thực
khác như khôi phục bình thường môi trường kinh doanh thị trường, củng cố việc thực
hiện mục tiêu tốc độ ng trưởng kinh tế, chuyển hướng nền kinh tế sang ưu tiên tái
cấu,…
Nếu vẫn sử dụng gói kích cầu sẽ gây nên những hậu quả cùng nghiêm trọng, đó
ngân sách bị thâm hụt, việc cân bằng tiền tệ bị chịu nhiều áp lực. Đồng thời, sẽ xuất
hiện môi trường kinh doanh bất bình đẳng thúc đẩy môi trường kinh doanh này phát
triển. Lâu dài sẽ gây nên những điều bất hại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kích cầu là luôn
lOMoARcPSD|44744371
cung ứng vốn với điều kiện dễ dãi, có lợi cho người vay, thiệt hại trực tiếp cho ngân sách,
đặc biệt gây tổn hại nguyên tắc thị trường của chế phân bổ nguồn lực, làm méo
môi trường kinh doanh.
lOMoARcPSD|44744371
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2009, đối mặt với sự suy thoái của nên kinh tế toàn cầu, nền kinh tế
của Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Chính phủ Việt
Nam đã những chính sách đúng hướng bài bản đó thực hiện gói kích cầu trị giá
tương đương 8 tỷ USD. Việc thực hiện gói kích cầu này đã mang đến cho Việt Nam
những tác động tích cực đưa nền kinh tế đang bị suy thoái phục hồi trở lại. Sau khi
thực hiện gói kích cầu 1, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh, do đó, việc
thực hiện gói kích cầu 2 không cần thiết. Nếu tiếp tục sử dụng gói kích cầu sẽ gây ra
nhiều hậu quả nghiệm trọng. Bên cạnh đó, bài tiểu luận này đã dựa vào cơ sở lý thuyết về
kích cầu để phân tích, so sánh gói kích cầu của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Qua đó rút
ra được một số bài học cho Việt Nam như sau: chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi thực sự
cần thiết, cần phải định hướng chính sách mục tiêu kích cầu một cách ràng, tập
trung gói kích cần hơn nữa vào các đối tượng dbị tổn thương (người lao động thu nhập
thấp, người nghèo), nhà nước cần có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện gói kích
cầu, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp,…
lOMoARcPSD|44744371
| 1/12

Preview text:

lOMoARcPSD|44744371 MỞ ĐẦU
Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Nguyên nhân
sâu xa của cơn địa chấn tài chính là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực trụ cột trên
thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cuộc khủng
hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Mỹ,
châu Âu và Nhật Bản lần lượt suy thoái.
Vậy trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, tại sao Việt Nam phải thực hiện các
chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009?chính sách kích cầu của Việt Nam so với
Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản có gì khác và giống nhau?
Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu về những vấn đề đó. lOMoARcPSD|44744371 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm kích cầu
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêu
dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính sách kích cầu (pum priming) là khoản chi tiêu của chính phủ được hoạch
định để kích thích tổng cầu và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo ra mức
gia tăng lớn hơn nhiều của thu nhập quốc dân.
1.2. Biện pháp kích cầu
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu
thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trị trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy.
Theo nhà kinh tế Laurence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc
thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đíchvừa đủ.
Đúng lúc tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp
sản xuất, các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dụng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu sẽ làm
cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng lạm phát. Còn nếu thực hiện muộn quá thì hiệu quả kích cầu sẽ giảm.
Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản
tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn;
đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái
kinh tế. Để kích cầu trúng đích, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các mô
hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau
tương ứng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.
Vừa đủ tức là gọi kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu
gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa,
khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại với gói kích cầu lớn quá tạo ra tác
động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục và vẫn tiếp tục được kích thích dẫn tới
kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên.
1.3. Tại sao phải kích cầu? lOMoARcPSD|44744371
Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sản xuất dư thừa, lãng phí nguồn
tài nguyên và lao động. Tức là có sự thiếu hụt tổng cầu so với tổng cung. Để đưa nền
kinh tế trở lại ổn định thì cần phải kích cầu. Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng thì
chỉ có nhà nước có khả năng đẩy mạnh chi tiêu bởi vì các doanh nghiệp và các hộ gia
đình trong thời kì này thường có xu hướng không muốn đầu tư thêm nữa vì khả năng sinh
lợi thấp. Vì vậy vai trò điều tiết của nhà nước trong thời kì này vô cùng quan trọng. Mức
độ can thiệt của nhà nước phải tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, việc can thiệp
quá mức của nhà nước có thể dẫn tới lạm phát tăng cao hơn.
Keynes đã đưa ra gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau:
- Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân.
-Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế. Nhà nước
có thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu tư nhà nước để kiểm soát lạm phát
mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân,…
- Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinh tế.
- Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu.
2. TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KÍCH
CẦU TRONG GIAI ĐOẠN 2009?

2.1. Suy thoái kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam
2.1.1. Kinh tế thế giới
Năm 2008 là một năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Thế giới
đã chứng kiến một cuộc đại suy thoái trầm trọng bắt nguồn từ tín dụng và nhà đất của Mỹ
sau đó lan sang các lĩnh vực khác. Cuộc suy thoái này đã hủy hoại nền kinh tế của rất
nhiều quốc gia trên thế giới. Lần đầu tiên, ba nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy
thoái kể từ chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Sự đổ vỡ hàng loạt của
các ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý của người dân nước này mà cả các nước
khác trên thế giới. Thế giới lúc này phải đối mặt với một mối đe dọa mới là giảm phát –
một vấn đề đáng lo ngại không kém gì lạm phát. Trước những biến động lớn trong nền
kinh tế buộc các ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới có những thay đổi lớn
trong chính sách tiền tệ dẫn tới xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch
sử. Thị trường hàng hóa trên thế giới đạt đỉnh và tụt dốc. Hai mặt hàng được quan tâm lOMoARcPSD|44744371
nhiều nhất là vàng và dầu thô đều đạt đỉnh cao trong năm này, sau đó giá của cả hai mặt
hàng đều trượt dốc dài.
2.1.2. Kinh tế Việt Nam
Vậy trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới suy giảm. Câu hỏi cần đặt ra là nền kinh
tế của Việt Nam có bị tác động không, bị tác động như thế nào? Đối mặt với nền kinh tế
có dấu hiệu suy thoái và có thể bị suy thoái nặng hơn nữa, Chính phủ Việt Nam có những chính sách gì?
Đối với nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mở phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế
khác và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên việc rơi vào khủng hoảng
là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng đã làm hẹp đáng
kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều
lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng hoảng
tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu tới tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế Việt Nam như: Thương mại, đầu tư nước ngoài, tài chính ngân hàng, …
- Về thương mại, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tác động của khủng hoàng tài chính
đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm đối với biễn động trên thị
trường thế giới. Các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang bị khủng
hoảng, do đó mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn nên sức mua không còn như
những năm trước. Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa
cùng loại của các nước khác trong khu vực châu Á, thuận lợi về giá sẽ không còn, khả
năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như trước,… Nhiều mặt hàng
xuất khẩu truyền thống, có thể mạnh của ta như: gạo, cà phê, cao su, tôm, cá,... đểu giảm lượng xuất khẩu.
Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm. Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% nguyên
nhiên vật liệu để sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu, suy giảm kinh tế toàn cầu
làm cho giá các yếu tố đầu vào như dầu mỏ, phôi thép, thép xây dựng, các thiết bị
công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm.
- Thị trường tài chính – ngân hàng mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng
hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ hội nhập mới chỉ ở lOMoARcPSD|44744371
giai đoạn đầu hội nhập, nhưng sẽ có những biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất
ngoại tệ trong đó đáng chú ý là tỷ giá và lãi suất USD. Thị trường chứng khoán sẽ còn
gặp khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán có khả năng suy giảm,…
- Đối với vốn đầu tư nước ngoài, việc huy động vốn cho nền kinh tế không còn thuận
lợi như trước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức
(ODA) sẽ chững lại. Dòng kiểu hối không còn dồi dào như trước. Năm 2008, Việt
Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, giải ngân 12 tỷ
USD nhưng năm 2009 tình hình thu hút FDI trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng
ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư đã xin rút lui,…
- Đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ, sức cầu giảm trong cả sản xuất và tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhỏ quy mô do chi
phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ bị thu hẹp, đặc
biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm.
Trước tình hình này, Chính phủ phải đưa ra các biện pháp để giải quyết. Một là kích
cầu và đối mặt với lạm phát gia tăng, hai là không làm gi cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu
mà sự phục hồi sẽ không xảy ra. Chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp
nhất với thời điểm hiện tại. Và biện pháp đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước.
2.2. Chính sách kích cầu của Việt Nam trong giai đoạn 2009
2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam trong giai đoạn 2009
Trong năm 2009, Chính phủ của Việt Nam đã thực hiện chính sách kích cầu thông
qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm
và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại,…
Ngày 12/5/2009, Chính phủ đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị
143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160.000 tỷ đồng (tương đương
9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các
giá trị khác nhau, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. lOMoARcPSD|44744371
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.
- Ứng trước ngân hàng nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.
- Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.
- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội khoảng 7.200 tỷ đồng.
2.2.2. Những tác động của chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009
- Tác động tích cực:
Việc thực hiện chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009 đã mang lại nhiều kết quả
tích cực như sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng lên 6,9% vào
quý IV năm 2009); trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ rệt (GDP khu
vực xây dựng và công nghiệp tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%). Tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa năm 2009 giảm 14,7% so với năm 2008. Các cân đối và chỉ số kinh
tế vĩ mô như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn
định; chỉ số lạm phát ở mức thấp (giảm từ 19,9% năm 2008 xuống 6,5% năm 2009), cùng
với lãi suốt giảm và hỗ trợ lãi suất 4% vừa tạo thêm thuận lợi giúp doanh nghiệp giảm
bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ
thống các tổ chức tín dụng. Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói
kích cầu” đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt thất
nghiệp, đảm bảo ổn định xã hội.
- Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những hiệu quả tích cực, gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế: mục tiêu và định hướng chính sách kích cầu không rõ ràng (những chính sách đưa
ra đều gọi là kích cầu trong khi tác động của nó chưa chắc làm tăng tổng cầu của nền kinh
tế). Gói hỗ trợ lãi suất có một số hạn chế là chính sách này không đến được những đối tượng
cần hỗ trợ hoặc hỗ trợ nhầm đối tượng. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% có thể gây ra bất bình
đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp do khả năng lOMoARcPSD|44744371
tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các doanh nghiệp không đồng đều, nếu chính
sách kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước làm giảm khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Gói kích cầu không đáp ứng đúng 3 yêu cầu: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.
3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
3.1. Chính sách kích cầu của Mỹ
Gói kích cầu Anh – Mỹ ra đời sau gói cứu trợ ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn ở khu vực các nước phát triển. Đặc điểm
của gói kích cầu này có mục tiêu nhằm vào nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng miễn
giảm nhiều laoị thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…
- Gói lần 1 (Bush 2/2008)
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy thoái từ cuối năm 2007, và nhiều dự đoán
cho rằng năm 2008 là một năm vô cùng khó khăn với Mỹ, và trên thực tế đã diễn ra như
vậy. Đầu năm 2008 khi phải đối mặt với nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, Chính phủ
Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD. Nội dung gói kích cầu 1:
+ Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế ở mức thu nhập thấp (khoảng 300 USD/người).
+ Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi (300 USD/trẻ em).
+ Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp.
+ Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
- Gói lần 2 (Obama – 2009)
Ngay từ khi chưa nhậm chức, Tổng thống đắc cử Obama đã đưa ra đề xuất gói kích
cầu để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, và gói kích cầu trị giá gần 825 tỷ
USD đó đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt. Nội dung gói kích cầu 2: lOMoARcPSD|44744371
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm thông qua một số biện
pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động thuê
mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
+ Đầu tư vào công trình công cộng (cộng nghệ cao, y tế, đường xá, các tiện ích công cộng,…)
+ Hỗ trợ các gia đình khó khăn, nâng cao bảo hiểm thất nghiệp.
+ Hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó khăn.
+ Quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính.
3.2. Chính sách kích cầu của Trung Quốc
Chính sách kích cầu của Trung Quốc được thực hiện như một chương trình tái thiết
hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi tiểu
để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm. Nội dung gói kích cầu:
+ Xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân.
+ Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội.
+ Tăng chi tiêu của chính phủ: chi cho khu vực Tứ Xuyên bị động đất tàn phá; đầu tư vào giao thông vận tải.
+ Tăng chi tiêu vào đào tạo dạy nghề.
+ Tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với một loại mặt hàng.
+ Khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay đối với khối doanh nghiêp nhỏ và vừa.
3.3. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
Mô hình kích cầu của Mỹ chỉ diễn ra sau khi thực hiện xong gói cứu trợ đối với
ngân hàng. Còn với mô hình kích cầu của Việt Nam và Trung Quốc thì hoàn toàn khác.
Hai nước này hoàn toàn không sử dụng gói cứu trợ ngân hàng mà thực hiện gói kích cầu
tăng trưởng kinh tế. Lý do là vì cuộc khủng hoảng tài chính không hề tác động trực tiếp
đến các ngân hàng tại Việt Nam và Trung Quốc. Các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu
tư tài chính đều không bị thua lỗ. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã đe dọa tới sự ổn định của lOMoARcPSD|44744371
hệ thống tài chính, góp phần làm bất ổn kinh tế nên Mỹ phải tập trung giải quyết vấn đề này trước.
Đối với mô hình kích cầu của Trung Quốc, họ sử dụng gói kích cầu kinh tế bằng
việc đầu tư cơ sở hạ tầng bởi họ muốn phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực nội địa. Việc
này sẽ tránh được nguy cơ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Theo số liệu
của WB, trong giai đoạn 2009 nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung
Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
Trong khi đó, mô hình kích cầu của Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều bởi các gói
tổng cầu nước ngoài, điều này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thực chất thì nhu cầu tiêu
dùng nội địa là không khả quan, do đó Chính phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì hoạt động thì
chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất ngân hàng là tối ưu nhất. Điều này cũng giảm thiểu được
nguy cơ phá sản và thất nghiệp của người lao động.
Thông qua việc so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ đã
cho chúng ta thấy được tầm quan của các gói kích cầu mà nhà nước lựa chọn. Nếu không
lựa chọn đúng thì việc thúc đẩy kinh tế sẽ vô cùng khó khăn. Đối với các nước lớn Như
Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng lối kích cầu mạo hiểm, tinh vi hơn. Còn với Việt Nam,
vẫn giữ lối kích cầu truyền thống để bảo toàn cho nền kinh tế đất nước.
4. Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2
Nhờ gói kích cầu thứ nhất, nút thắt về vốn của các doanh nghiệp đã được gỡ bỏ
giúp cho nền kinh tế được phục hồi trở lại. Lý do mà Việt Nam không tiếp tục thực hiện
gói kích cầu 2 là vì gói kích cầu 1 đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Sau khi thực hiện gói kích cầu 1 nền kinh tế nước ta tiếp tục mạnh vì vậy việc sử
dụng gói kích cầu 2 là không cần thiết mà thay vào đó là những chính sách thiết thực
khác như khôi phục bình thường môi trường kinh doanh thị trường, củng cố việc thực
hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển hướng nền kinh tế sang ưu tiên tái cơ cấu,…
Nếu vẫn sử dụng gói kích cầu sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó
là ngân sách bị thâm hụt, việc cân bằng tiền tệ bị chịu nhiều áp lực. Đồng thời, sẽ xuất
hiện môi trường kinh doanh bất bình đẳng và thúc đẩy môi trường kinh doanh này phát
triển. Lâu dài sẽ gây nên những điều bất hại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kích cầu là luôn lOMoARcPSD|44744371
cung ứng vốn với điều kiện dễ dãi, có lợi cho người vay, thiệt hại trực tiếp cho ngân sách,
đặc biệt gây tổn hại nguyên tắc thị trường của cơ chế phân bổ nguồn lực, làm méo mó môi trường kinh doanh. lOMoARcPSD|44744371 KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2009, đối mặt với sự suy thoái của nên kinh tế toàn cầu, nền kinh tế
của Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Chính phủ Việt
Nam đã có những chính sách đúng hướng và bài bản đó là thực hiện gói kích cầu trị giá
tương đương 8 tỷ USD. Việc thực hiện gói kích cầu này đã mang đến cho Việt Nam
những tác động tích cực và đưa nền kinh tế đang bị suy thoái phục hồi trở lại. Sau khi
thực hiện gói kích cầu 1, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh, do đó, việc
thực hiện gói kích cầu 2 là không cần thiết. Nếu tiếp tục sử dụng gói kích cầu sẽ gây ra
nhiều hậu quả nghiệm trọng. Bên cạnh đó, bài tiểu luận này đã dựa vào cơ sở lý thuyết về
kích cầu để phân tích, so sánh gói kích cầu của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Qua đó rút
ra được một số bài học cho Việt Nam như sau: chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi thực sự
cần thiết, cần phải có định hướng chính sách và mục tiêu kích cầu một cách rõ ràng, tập
trung gói kích cần hơn nữa vào các đối tượng dễ bị tổn thương (người lao động thu nhập
thấp, người nghèo), nhà nước cần có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện gói kích
cầu, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp,… lOMoARcPSD|44744371