Thẩm định là gì ? Quy định pháp luật về việc thẩm định
1. Thẩm định là gì?
Thẩm đnh xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp bằng văn bản vmt
vấn đề nào đó do tổ chức hoặc cá nhân chuyên môn, nghiệp vthực hin. Thẩm định hot
động của mt chthđược tiến nh nhm mục đích kim tra, đánh giá theo những tiêu chí
nhất định. Tuy nhiên, với mi lĩnh vực khác nhau, thẩm định lại mang một định nghĩa khác
nhau. Ví dụ Điu 4 Luật giá năm 2012 quy định về thẩm định giá:
15. Thẩm định giá là việc quan, tổ chc chức năng thẩm đnh giá xác định giá tr
bằng tiền của c loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường ti
mt địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định
giá.
Khoản 36 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 lại quy định về thẩm định trong lĩnh vực xây
dựng như sau:
Thẩm định việc kiểm tra, đánh giá của ni quyết định đầu tư, chủ đầu tư, quan
chuyên môn vxây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn b thực
hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyt.
Hoặc định nghĩa về thẩm định văn bản pháp luật là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh
giá về nội dung và nh thức, k thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đm bảo tính hợp hiến, hợp pháp,
tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hthng pháp luật và những
u cầu kc về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tuy nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều nh vực thì ta vn thể hiểu
chung về thm định là việc đưa ra những đánh giá mang tính chất chuyên môn trên những tiêu
chí nhất định của từng lĩnh vực. Hoạt động này do tchức hoặc nhân có chuyên môn, nghiệp
vụ thực hin. Việc thẩm định thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự
án, thẩm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch
xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
2. Đặc điểm của thẩm định?
2.1. Chủ thể của thẩm định là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định
Như đã đề cập tại phần định nghĩa, thẩm đnh là mt hoạt động mang tính chất chuyên
môn, nghiệp vbởi trong qua trình thẩm định, người thẩm định phải đưa được ra nhng kết
lun, những đánh giá dựa trên những tu cchuyên môn trong từng nh vực. Để làm được
điều này tcá nhân, quan, tchức thẩm định phải am hiểu và biết rõ về nhng tiêu c đánh
giá, cách đánh giá, phương pháp đánh giá,... Việc này phải trải qua một quá trình đào tạo lâu
dài hoặc phải trải qua quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm cho nên không phải bất kỳ tổ
chức, nhân hay quan nào cũng có thể thực hiện hoạt động thẩm định mà chỉ các
quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định mới được thực hiện hoạt động thẩm định.
2.2. Đối tượng, vai trò của thẩm đnh
Đối tượng của thẩm định thể rất đa dạng gồm cả động sản, bất động sản, doanh nghiệp,
dự án đầu tư, thiết kế, công trình xây dựng,...
Thm đnh hiện nay đang dần khẳng định được chức năng và tính hiệu quả của đối với nn
kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Có thể kể đến những vai trò của thẩm định như sau:
Thm định góp phần đảm bảo tính cnh xác của việc xác đnh giá tr của tài sản trong
nhiều mc đích công.
Thẩm định làm giảmnh nặng và hạn chế rủi ro trong xác định trách nhiệm, ví dụ như
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,...
Thm địnhp phần to ra các phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh
chấp.
Thẩm định p phn làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát trin hiệu của thị trường.
3. Trình tự thẩm định?
Trình tự thm định thông thường gồm các bước:
1) Tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định;
2) Tổ chc, nghiên cứu thẩm định;
3) Kí, gửi báo cáo thẩm định;
4) Lưu gihsơ thẩm định.
4. Quy trình thẩm định giá được quy định như thế nào?
Quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:
ớc 1. Xác định tổng quát vtài sản cần thẩm đnh giá và xác định giá trị th trường hoặc
phi thị trường làm cơ sthẩm định g
- Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản cần thẩm đnh giá
ảnh hưởng đến g trị của tài sản thẩm định g tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp có
những hạn chế trong việc c định các đặc điểm này, cần nêu trong báo cáo kết quả thm
định giá và chứng thư thẩm định giá.
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định g
- Xác định mc đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu
cầu thẩm định g của quan nhà nước thẩm quyn,văn bản đề nghị thẩm đnh giá của
khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá. Mục đích thẩm định giá và thời điểm
thẩm đnh giá phải được ghi trong hợp đồng thẩm định giá, báo cáo kết qu thm định g
chứng thư thẩm định giá.
- Xác định sở g trị của thẩm định g. Căn cứ o mục đích thẩm định giá, đặc đim
pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc đim thị trường của tài sản thẩm định gthẩm đnh
viên xác định sở giá trị của thẩm định g giá trị th trường hay g trị phi thị trường của
tài sản.
- Xác định giả thiết giả thiết đặc biệt
Thm đnh viên thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin n hạn chế, chưa chắc
chn ảnh hưởng đến giá tr tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những
hạn chế này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ pháp lý của tài sản thm
định giá, hạn chế về đặc đim của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác
ảnh hưởng đến việc ước tính giá tr của tài sản thẩm định giá.
ớc 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhm c định phm vi, nội dung công việc, tiến đ
thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thm định giá.
ớc 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do
khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán
tài sn trên thị trường (ví dụ: giá thực mua bán, giá chào bán, giá chào mua, điều kin mua bán,
khối lượng giao dch, thời gian giao dịch, đa điểm giao dch); thông tin trên các phương tin
truyn thông của đa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền của chủ sở hữu, về các đặc tính kinh
tế - kỹ thuật của tài sản, vquy hoạch phát triển kinh tế, hội của vùng, miền liên quan
đến tài sản.
Thm định viên có trách nhiệm kiểm chứng thông tin để bảo đảm độ tin cậy, chính xác
trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận phương pháp thẩm định
giá. Đối với những tài liệu do khách hàng cung cấp, nếu phát hiện nội dung tài liệu, hồ
không hoàn chỉnh, không đầy đủ hoặc có nghi vấn thẩm định viên phải kịp thời yêu cầu khách
hàng bổ sung đầy đủ hoặc xác minh, làm.
Thm định viên phải trực tiếp tham gia vào quá tnh khảo sát, ký biên bản khảo sát hin
trạng tài sản thu thập số liệu vthông số của i sản thm định gvà các tài sản so sánh
(nếu sử dụng các tài sản so nh). Chụp ảnh các tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết.
Đối với từng loại tài sản cụ ththẩm đnh viên cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá
tr của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù
hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn.
c 4. Phân tích thông tin.
Là quá trình phân tích toàn bộ các thông tin thu thập được liên quan đến tài sản thẩm định
giá các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tđến kết quả thẩm định g cuối
cùng. Cụ thể:
- Phân tích những thông tin về đặc điểm của tài sản (pháp lý, kinh tế - kỹ thuật).
- Phân tích những thông tin về th trường của tài sản thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi
của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.
- Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nht.
Thm định viên phân ch khả năng sử dụng tốt nhất của tài sản nhm bảo đảm sử dụng
mt cách hợp pháp, hợp lý trong điều kin cho phép về mặt kỹ thuật, tài chính và mang li giá
tr cao nhất cho tài sản.
ớc 5. Xác định giá tr tài sản cần thẩm định giá.
Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm đnh giá Việt
Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chn các phương pháp thẩm
định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn của các
dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của
pháp luật liên quan (nếu có).
ớc 6. Lập báo o kết quả thm định giá, chứng thư thẩm định g gửi cho khách
hàng, các bên liên quan.
- Báo o kết quả thm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định ti
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định
giá và hồ sơ thẩm định giá.
- Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời điểm có hiệu
lực của chứng thư thẩm định giá là ny, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá.
- Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định g:
Thi hạn hiệu lực của kết quả thm định gđược xác định trên sở đặc điểm pháp
, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp , thị trường liên quan đến
tài sản thẩm định giá và mc đích thẩm định g nhưng ti đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ
thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lc.
- o o kết quả thẩm đnh gchứng thư thẩm đnh gsau khi được doanh nghiệp
thẩm định ghoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định g phát hành theo đúng quy định
của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định g (nếu
có) theo hợp đồng thẩm định g đã được ký kết.
5. Điểm khác nhau của thẩm định và thẩm tra?
Thm định và thm tra là hai cụm từ thường được đi chung với nhau và được sử dụng rất
nhiều trên thực tế. Thẩm định và thẩm tra đều phi do cơ quan có chuyên môn, nghiệp vụ tiến
hành dựa trên những tiêu chí, điều kiện sẵn có. Tuy nhiên, 2 cụm tnày vẫn nhiều điểm
khác bit.
Theo cách hiểu thông thường thẩm tra là việc điều tra, tìm hiểu để xem xét li điều đã kết
lun tớc đó đúng hay sai, có chính xác hay không. Về mặt pháp lý ta thường thấy thẩm tra đi
kèm với việc kiểm tra, đánh giá văn bản pháp luật nên thẩm tra được hiểu việc xem t lại
mt cách kỹ ng các văn bản luật trước khi trình U ban thường vụ Quốc hi. quan thẩm
tra xem xét sự phù hợp với chtrương, chính sách của Đảng tính hợp hiến, hợp pháp, đối
ợng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án.
Như vậy, thẩm định là việc xem xét, đánh giá kết luận về mt vấn đề; còn thẩm tra tức là
xem xét li xem vấn đề đó có đúng hay không.
m lại, thẩm đnh thẩm tra đều hoạt động của quan nhà nước thẩm quyền
nhằm xem xét, đánh giá mt văn bản nào đó dựa trên các hình thức, tiêu chí đánh gcụ th
trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hợp lý để văn bản đó đáp ứng yêu cầu, tiêu c đã đề ra.

Preview text:

Thẩm định là gì ? Quy định pháp luật về việc thẩm định
1. Thẩm định là gì?
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lí bằng văn bản về một
vấn đề nào đó do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện. Thẩm định là hoạt
động của một chủ thể được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá theo những tiêu chí
nhất định. Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực khác nhau, thẩm định lại mang một định nghĩa khác
nhau. Ví dụ Điều 4 Luật giá năm 2012 có quy định về thẩm định giá:
15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị
bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại
một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Khoản 36 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 lại quy định về thẩm định trong lĩnh vực xây dựng như sau:
“Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan
chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực
hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.”
Hoặc định nghĩa về thẩm định văn bản pháp luật là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh
giá về nội dung và hình thức, kỹ thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp,
tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những
yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực thì ta vẫn có thể hiểu
chung về thẩm định là việc đưa ra những đánh giá mang tính chất chuyên môn trên những tiêu
chí nhất định của từng lĩnh vực. Hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp
vụ thực hiện. Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự
án, thẩm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch
xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
2. Đặc điểm của thẩm định?
2.1. Chủ thể của thẩm định là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định
Như đã đề cập tại phần định nghĩa, thẩm định là một hoạt động mang tính chất chuyên
môn, nghiệp vụ bởi trong qua trình thẩm định, người thẩm định phải đưa được ra những kết
luận, những đánh giá dựa trên những tiêu chí chuyên môn trong từng lĩnh vực. Để làm được
điều này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức thẩm định phải am hiểu và biết rõ về những tiêu chí đánh
giá, cách đánh giá, phương pháp đánh giá,... Việc này phải trải qua một quá trình đào tạo lâu
dài hoặc phải trải qua quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm cho nên không phải bất kỳ tổ
chức, cá nhân hay cơ quan nào cũng có thể thực hiện hoạt động thẩm định mà chỉ có các cơ
quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định mới được thực hiện hoạt động thẩm định.
2.2. Đối tượng, vai trò của thẩm định
Đối tượng của thẩm định có thể rất đa dạng gồm cả động sản, bất động sản, doanh nghiệp,
dự án đầu tư, thiết kế, công trình xây dựng,...
Thẩm định hiện nay đang dần khẳng định được chức năng và tính hiệu quả của đối với nền
kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Có thể kể đến những vai trò của thẩm định như sau:
– Thẩm định góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công.
– Thẩm định làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong xác định trách nhiệm, ví dụ như
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,...
– Thẩm định góp phần tạo ra các phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp.
– Thẩm định góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu của thị trường.
3. Trình tự thẩm định?
Trình tự thẩm định thông thường gồm các bước:
1) Tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định;
2) Tổ chức, nghiên cứu thẩm định;
3) Kí, gửi báo cáo thẩm định;
4) Lưu giữ hồ sơ thẩm định.
4. Quy trình thẩm định giá được quy định như thế nào?
Quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc
phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá
- Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá
có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp có
những hạn chế trong việc xác định các đặc điểm này, cần nêu rõ trong báo cáo kết quả thẩm
định giá và chứng thư thẩm định giá.
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
- Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu
cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,văn bản đề nghị thẩm định giá của
khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá. Mục đích thẩm định giá và thời điểm
thẩm định giá phải được ghi rõ trong hợp đồng thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá
và chứng thư thẩm định giá.
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá. Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm
pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của tài sản thẩm định giá thẩm định
viên xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường của tài sản.
- Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc
chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những
hạn chế này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm
định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác
ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ
thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do
khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán
tài sản trên thị trường (ví dụ: giá thực mua bán, giá chào bán, giá chào mua, điều kiện mua bán,
khối lượng giao dịch, thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch); thông tin trên các phương tiện
truyền thông của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền của chủ sở hữu, về các đặc tính kinh
tế - kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, miền có liên quan đến tài sản.
Thẩm định viên có trách nhiệm kiểm chứng thông tin để bảo đảm độ tin cậy, chính xác
trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định
giá. Đối với những tài liệu do khách hàng cung cấp, nếu phát hiện nội dung tài liệu, hồ sơ
không hoàn chỉnh, không đầy đủ hoặc có nghi vấn thẩm định viên phải kịp thời yêu cầu khách
hàng bổ sung đầy đủ hoặc xác minh, làm rõ.
Thẩm định viên phải trực tiếp tham gia vào quá trình khảo sát, ký biên bản khảo sát hiện
trạng tài sản và thu thập số liệu về thông số của tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh
(nếu sử dụng các tài sản so sánh). Chụp ảnh các tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết.
Đối với từng loại tài sản cụ thể thẩm định viên cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá
trị của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù
hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn.
Bước 4. Phân tích thông tin.
Là quá trình phân tích toàn bộ các thông tin thu thập được liên quan đến tài sản thẩm định
giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả thẩm định giá cuối cùng. Cụ thể:
- Phân tích những thông tin về đặc điểm của tài sản (pháp lý, kinh tế - kỹ thuật).
- Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi
của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.
- Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Thẩm định viên phân tích khả năng sử dụng tốt nhất của tài sản nhằm bảo đảm sử dụng
một cách hợp pháp, hợp lý trong điều kiện cho phép về mặt kỹ thuật, tài chính và mang lại giá
trị cao nhất cho tài sản.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt
Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm
định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các
dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của
pháp luật liên quan (nếu có).
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định tại
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định
giá và hồ sơ thẩm định giá.
- Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời điểm có hiệu
lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá.
- Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá:
Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp
lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến
tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ
thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được doanh nghiệp
thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định
của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu
có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.
5. Điểm khác nhau của thẩm định và thẩm tra?
Thẩm định và thẩm tra là hai cụm từ thường được đi chung với nhau và được sử dụng rất
nhiều trên thực tế. Thẩm định và thẩm tra đều phải do cơ quan có chuyên môn, nghiệp vụ tiến
hành dựa trên những tiêu chí, điều kiện sẵn có. Tuy nhiên, 2 cụm từ này vẫn có nhiều điểm khác biệt.
Theo cách hiểu thông thường thẩm tra là việc điều tra, tìm hiểu để xem xét lại điều đã kết
luận trước đó đúng hay sai, có chính xác hay không. Về mặt pháp lý ta thường thấy thẩm tra đi
kèm với việc kiểm tra, đánh giá văn bản pháp luật nên thẩm tra được hiểu là việc xem xét lại
một cách kỹ lưỡng các văn bản luật trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan thẩm
tra xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng tính hợp hiến, hợp pháp, đối
tượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án.
Như vậy, thẩm định là việc xem xét, đánh giá kết luận về một vấn đề; còn thẩm tra tức là
xem xét lại xem vấn đề đó có đúng hay không.
Tóm lại, thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm xem xét, đánh giá một văn bản nào đó dựa trên các hình thức, tiêu chí đánh giá cụ thể
trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hợp lý để văn bản đó đáp ứng yêu cầu, tiêu chí đã đề ra.