-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tham khảo thêm về Kĩ thuật Brainstorm ( động não ) - Vật lý | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Tham khảo thêm về Kĩ thuật Brainstorm ( động não ) - Vật lý | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Vật lý(VL260) 3 tài liệu
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng 410 tài liệu
Tham khảo thêm về Kĩ thuật Brainstorm ( động não ) - Vật lý | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Tham khảo thêm về Kĩ thuật Brainstorm ( động não ) - Vật lý | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Vật lý(VL260) 3 tài liệu
Trường: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng 410 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
- Kĩ thuật Brainstorm ( động não )
Đơn giản mà nói thì Kỹ thuật động não là một phương pháp khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo để giải quyết vấn đề bằng cách khuyến
khích các thành viên của nhóm đưa ra những ý tưởng/suy nghĩ mà
không chỉ trích hay phán xét
Thuật ngữ Brainstorm được đề cập đầu tiên bởi Alex
Osborn năm 1941 Ông đã mô tả Brainstorm như là
“Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm
tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt
tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng
một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”
“Phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một
người cũng có thể tiến hành”
Brainstorm là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp
sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập
trung trên vấn đề, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý
niệm, hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một các rất phóng
khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng
tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các
khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề Trong Brainstorm thì vấn đề
được phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ
được phân nhóm và đánh giá
“Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ một đến nhiều người. Số lượng
người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn
hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự
khác nhau của mỗi người Tuy nhiên nhóm Brainstorm lý tưởng sẽ là từ 5 đến 7 người”
Những nguyên tắc sử dụng phương pháp Brainstorm:
-Định nghĩa vấn đề một cách thật rõ rang và phải đưa ra được các
chuẩn mực cần đạt được của một lời giải. Trong bước này thì vấn đề
sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn.
-Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý
kiến hay ý niệm trong lúc thu thập.Những ý tưởng thoáng qua trong
đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ dàng bị gạt bỏ và như
thế sẽ làm mất tự tổng quan của buổi tập kích não.
-Khuyến khích tinh thần tích cực, mỗi thành viên đều cố gắng đống
góp và phát triển các ý kiến.
-Hãy đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả
những ý kiến không thực tiễn hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm sáng tạo.
Các bước để thành lập nên một nhóm brainstorm hiệu quả:
-Bước 1: chọn nhóm phát ý tưởng(nhóm người giàu trí tưởng tượng,
có khả năng phát nhiều ý tưởng hơn người khác, nhưng hạn chế về
mặt phê bình, phân tích).Chọn ra một số người thuộc nhiều ngành
nghề, chuyên môn, kĩ năng khác nhau, thậm chí có thể cách xa với
lĩnh vực chuyên môn của vấn đề cần giải quyết. Các thành viên trong
nhóm tiếp xúc với vấn đề(nhóm có thể từ 3-7 người, không nên ít
quá, cũng không nên nhiều quá).
-Bước 2: chọn nhóm phê bình( người giỏi phân tích phê phán, tư duy sắc bến và tỉnh táo)
-Bước 3: Chọn leader( lãnh đạo) điều phốt chương trình phát ý
tưởng.Vai trò của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ điều khiển được
buổi brainstorm thông qua việc phát biểu vấn đề ở mức khái quát
nhất( người có khả năng nhìn sự việc một cách tổng thể, đa góc
cạnh), các khái niệm chung, đơn giản, rõ rang, đặt câu hỏi gợi ý để
xúc tác, thường là người có kinh nghiệm, am hiểu về vấn đề.
-Bước 4: nhóm phát ý tưởng làm việc (5-15p)
-Bước 5: Nhóm phê bình làm việc.( tùy thời gian và số lượng yêu cầu)
-Bước 6: Tổng hợp đánh giá.
Ngoài ra để sử dụng phương pháp brainstorm trong nhóm hiệu quả
ta có thể thêm một số nguyên tắc như:
–Brainstorm phải được tiến hành một cách tự do và thoải mái nhất,
hoàn toàn không có hạn chế về bất cứ nội dung nào được đưa ra,
không cần phải chứng minh tính chất đúng đắn của những ý tưởng
và không cần biết chúng có thể thực tế hay không.
– Mỗi lần phát ý tưởng không quá 2 phút, thời gian cho một buổi
Brainstorm có thể từ 15 phút đến 1h
– Các phát biểu phải được ghi lại, hoặc được thu âm lại, ghi hình lại.
– Trong khi phát ý tưởng, tuyệt đối cấm mọi hình thức phê bình, chỉ
trích, kể cả những cái nhún vai, bĩu môi vu vơ, nụ cười không tin tưởng, chế nhạo.
– Không khí thân thiện giữa những người tham gia phát ý tưởng,
khuyến khích phát triển nhánh ý tưởng của người khác, thay vì chăm
chăm vào nhánh ý tưởng của mình.
– Trong khi phân tích, phê phán, phải hết sức chú ý, suy nghĩ cẩn
thận từng ý tưởng, cho dù phải tiếp xúc với những ý tưởng hài hước,
đùa giỡn, không nghiêm chỉnh.
– Khi đánh giá và cho điểm những ý tưởng, (thang điểm 1-10) thì
phải có rõ lý do về mức điểm. Nếu mức điểm của 2 hay nhiều người
ở nhóm phân tích đối với một vấn đề quá chênh lệch (hơn 3) sẽ phải
tìm hiểu rõ nguyên nhân chênh lệch đó. Nếu vấn đề vẫn chưa được
giải quyết, cần phải brainstorm nữa, nhưng với nhóm người phát ý
tưởng khác. Brainstom hiện nay có rất nhiều biến thể:
Reverse Brainstorming(Phương pháp này nhằm giúp các thành viên
trong nhóm đưa ra những ý tưởng ngược lại với những gì đang được
đề xuất) “Ví dụ: Thay vì yêu cầu "làm cách nào để thu hút được nhiều người
dùng sản phẩm của chúng ta", người điều phối sẽ hỏi "làm cách nào để giảm
thiểu người tiếp cận sản phẩm của chúng ta?" Cách này hữu hiệu trong các
trường hợp như là bị hạn chế trong việc đưa ra câu trả lời xuôi chiều ; và câu
hỏi như vậy vừa vui nhộn mà vẫn mang lại hiệu quả.:))) ,
individual brainstorming( động não cá nhân),
Role Storming (Là một quá trình trong đó các thành viên ngẫu hứng
đóng vai trò họ chọn hoặc được giao.) Những vai trò này có thể rất thực
tế như việc một khách hàng tức giận hoặc không tưởng như Superman, hay
Aladdin's Genie chẳng hạn 😊))).
Brainwriting (Quá trình này cho phép các thành viên viết ra, chia sẻ và bình
luận ý tưởng của nhau một cách kín đáo hơn, và rất hữu ích để xác định được
các cá nhân trung thành với nhóm hay là khả năng không tiếp tục tham gia nhóm.),
Round Robin Brainstorming (Sau khi hỏi các cá nhân trong nhóm thì đến lượt
người điều phối đưa ra ý kiến của họ, Điều này khiến mọi thành viên trong
nhóm cảm thấy sự khách quan và công bằng lẫn nhau)….
Ngoài ra còn rất nhiều kiểu phương pháp brainstorm khác mà tùy những
trường hợp ta có thể chọn lọc và sử dụng một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất.